Nhà văn Nguyên Bình - con gái Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Ảnh: L.K
Nguyễn Nguyên Bình
Mấy hôm nay cựu chủ tịch Trương Tấn Sang có đăng mấy bài viết tỏ ý ưu tư vận nước ghê lắm. Các bài viết đã được nhiều người bình luận, tui không có ý gì mới hơn, chỉ xin đăng lại bài đã đăng trên một số trang mạng từ hồi năm 2012. Thấy cũng buồn vì đã hơn 5 năm rồi mà sự ưu tư của ông Chủ tịch vẫn luẩn quẩn, có vẻ chưa tìm thấy lối ra cho đất nước, mặc dù bao người dân đã đề xuất các giải pháp rất rõ ràng...
VIẾT KHI CHỦ TỊCH NƯỚC THĂM MIANMA
Mianma bước lên con đường dân chủ hóa mạnh mẽ với những cải cách mạnh bạo cả về đối nội và đối ngoại đã được hơn một năm, sự kiện đó không thể thiếu vai trò của tổng thống Thein Sein. Dư luận thế giới (trong đó có cả một số báo “quốc doanh” của Trung Quốc) đã gọi Thein Sein là Gorbachev của Mianma nhưng Thein Sein còn hay hơn Gorbachev. Người ta đã thấy Mianma thực thi chính thể mới nhanh chóng và ổn định, Mianma không xuất hiện màn kịch liên bang tan rã, dân tộc chia rẽ một cách đáng kinh sợ như ở Liên Xô hồi năm 1989, và “Mùa xuân Mianma” thì ấm áp, tương phản rõ rệt với sự thê thảm của “Mùa xuân Ả-rập” xảy ra cùng thời kỳ. Chế độ ở Mianma đã “thay đổi đột ngột một cách nhẹ nhàng” (theo ý tứ của tờ tạp chí “quốc doanh” Hòa bình và phát triển của Trung Quốc).
Mấy hôm nay cựu chủ tịch Trương Tấn Sang có đăng mấy bài viết tỏ ý ưu tư vận nước ghê lắm. Các bài viết đã được nhiều người bình luận, tui không có ý gì mới hơn, chỉ xin đăng lại bài đã đăng trên một số trang mạng từ hồi năm 2012. Thấy cũng buồn vì đã hơn 5 năm rồi mà sự ưu tư của ông Chủ tịch vẫn luẩn quẩn, có vẻ chưa tìm thấy lối ra cho đất nước, mặc dù bao người dân đã đề xuất các giải pháp rất rõ ràng...
VIẾT KHI CHỦ TỊCH NƯỚC THĂM MIANMA
Mianma bước lên con đường dân chủ hóa mạnh mẽ với những cải cách mạnh bạo cả về đối nội và đối ngoại đã được hơn một năm, sự kiện đó không thể thiếu vai trò của tổng thống Thein Sein. Dư luận thế giới (trong đó có cả một số báo “quốc doanh” của Trung Quốc) đã gọi Thein Sein là Gorbachev của Mianma nhưng Thein Sein còn hay hơn Gorbachev. Người ta đã thấy Mianma thực thi chính thể mới nhanh chóng và ổn định, Mianma không xuất hiện màn kịch liên bang tan rã, dân tộc chia rẽ một cách đáng kinh sợ như ở Liên Xô hồi năm 1989, và “Mùa xuân Mianma” thì ấm áp, tương phản rõ rệt với sự thê thảm của “Mùa xuân Ả-rập” xảy ra cùng thời kỳ. Chế độ ở Mianma đã “thay đổi đột ngột một cách nhẹ nhàng” (theo ý tứ của tờ tạp chí “quốc doanh” Hòa bình và phát triển của Trung Quốc).
Giới cầm quyền đại bá diều hâu Trung Quốc chắc hẳn thâm tâm không thích thú gì với “Mùa xuân Mianma” đâu, nhưng một tờ báo quốc doanh của họ đã buộc phải đưa ra nhận xét như trên, có lẽ vì đó là một sự thật quá hiển nhiên. (Hay có lẽ cũng vì ngay trong báo chí quốc doanh Trung Quốc cũng có các cung bậc khác nhau khi nhìn nhận thế giới?)
Mianma thực hiện sự “thay đổi đột ngột” chắc chắn là không dễ dàng gì. Chưa nói đến cuộc đấu tranh trong nội bộ những người cầm quyền vốn không ít những phần tử độc tài quân phiệt, rõ ràng cực kỳ khó khăn mới bẩy đi được hòn đá tảng lớn trong đầu họ. Một khó khăn rất đáng kể của Mianma để thay đổi là quan hệ với Trung Quốc. Có thể nói, bao nhiêu năm dưới chế độ của chính quyền quân sự là bấy nhiêu năm Mianma bị ràng buộc với ý đồ thực dân hóa kiểu mới của Trung Quốc. Là “láng giềng” của Mianma, Trung Quốc có rất nhiều “lợi ích cốt lõi” trong việc ràng buộc Mianma vào quỹ đạo của họ. Tư liệu “quốc doanh” của TTXVN đã nói rõ:
Trung Quốc rất cần đường vận chuyển dầu mỏ và khí đốt qua lãnh thổ Mianma vì nó sẽ giúp Trung Quốc có được thuận lợi gấp nhiều lần so với việc vận chuyển năng lượng từ Trung đông về qua Hormuz và Malacca là hai eo biển dễ dàng bị kiểm soát bởi các cường quốc hàng hải (trong đó có Mỹ). Hơn nữa trữ lượng khí đốt đã được khẳng định ở Mianma là rất lớn có thể cung cấp nhiều năm cho Trung Quốc. Trên thực tế, Trung Quốc đã đầu tư một lượng vốn rất lớn để xây dựng các công trình hạ tầng: đường xá, ống dẫn dầu khí, bến cảng… tại Mianma. (Ví dụ Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc đã đầu tư hơn 1 tỷ USD vào một đường ống để vận chuyển 25 tỷ m3 khí đốt từ mỏ Shwe của Mianma về Trung Quốc trong 30 năm).
Người ta còn nói, tỉnh Mandalay của Mianma vốn là thành lũy bộ tộc và văn hóa truyền thống Mianma nằm trên đường đi của các ống dẫn khí cho Trung Quốc, đã gần như bị Trung Quốc “thôn tính”; người Trung Quốc chiếm khoảng 30-40% dân số Mandalay, tiếng Quan thổ (TQ) ngày càng được sử dụng nhiều ở đây.
Chính báo chí Trung Quốc cũng cho biết: phạm vi trao đổi kinh tế của chính quyền quân sự Mianma từ năm 1990 chủ yếu là “hai tổ chức và một quốc gia”. Hai tổ chức là: ASEAN và Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á; một quốc gia là: Trung Quốc! Trung Quốc là nước đầu tư lớn nhất vào Mianma: tới tháng 10/2010 tổng cộng là 12,32 tỷ USD. Trung Quốc hiện diện ở Mianma cả về nhân khẩu, kinh tế, quân sự (nhất là về quân sự: Trung Quốc cung cấp đều đặn cho Mianma trang thiết bị quân sự hạng nặng: xe tăng, xe bọc thép, súng chống tăng, pháo các loại…). Nhưng cũng chính vì hiện tượng Trung Quốc “tràn ngập” quá mức ở Mianma nên đã gây ra tâm lý “bài Trung Quốc”, gây thành áp lực đến mức đã buộc được chính quyền Mianma phải tuyên bố ngừng dự án đập thủy điện Myitsone trên sông Irawadi (do Trung Quốc đã đầu tư tới hàng tỷ USD để làm thủy điện cung cấp cho tỉnh Vân Nam).
Phải chăng áp lực của tinh thần dân tộc mạnh mẽ trong nhân dân Mianma đã đến lúc buộc được những người cầm quyền phải lựa chọn đứng về quyền lợi chính đáng của dân tộc, của đất nước nên mới có được “Mùa xuân Mianma”. Và chính vì nhà cầm quyền đã quay lại với nhân dân, thực hiện hòa giải dân tộc, đi những bước mạnh dạn trong quá trình dân chủ hóa triệt để, thực hiện đa đảng, đa phương đa dạng hóa trong đối nội đối ngoại nên đất nước Mianma đã lấy lại được sức mạnh, chống lại được áp lực từ Bắc Kinh và đã loại trừ được ách nô dịch của Bắc Kinh trong bộ máy lãnh đạo cấp cao?
Những ngày này, Chủ tịch nước ta đang thăm Mianma, hy vọng ngài sẽ tận mắt chứng kiến sự biến đổi theo hướng tích cực của nước Bạn sau “Mùa xuân Mianma”. Hy vọng qua việc trực tiếp trao đổi kinh nghiệm với ngài tổng thống yêu nước và dũng cảm của Mianma, sẽ học tập kinh nghiệm đó để có cuộc bứt phá ngoạn mục, đem về cho đất nước Việt Nam mùa xuân ấm áp như Mianma, tránh cho nhân dân và đất nước Việt Nam khỏi những “Mùa xuân Ả-rập” thê thảm (mà mùa xuân nào rồi cũng phải đến, đó là quy luật không thể cưỡng được của Tạo hóa).
Người viết bài này dám đoan quyết rằng đa phần nhân dân Việt Nam ngày nay đang mong muốn đất nước có một mùa xuân như Mianma. Không tin, ông chủ tịch nước cứ mở cuộc trưng cầu dân ý với hai lá phiếu: 1. “Mùa xuân Mianma” và 2. “Mùa xuân Ả-rập” thử xem đa số nhân dân Việt Nam chọn phiếu nào?
Nguyễn Nguyên Bình
" Mừng đảng, mừng Xuân" tác giả quên câu này nên cứ nói Xuân này Xuân nọ.....đảng muôn năm và đứng trên vũ trụ....mùa Xuân chỉ là thoảng qua ...BUỒN !
Trả lờiXóaChúc Chị Nguyên Bình và kính chúc bác Nguyễn Trọng Vĩnh sức khỏe và mãi mãi Xuân
Trả lờiXóaCái đầu XHCN của ô.Tư Sang vẫn thế . Hi vọng ông ta dấu di chúc, bảo con cháu khi chôn cất xong mấy năm sau mới mở ra . Di chúc nói rằng : từ bỏ CNXH đi . Ta chán nó từ lâu rồi !
Trả lờiXóa