Hoàng Minh Tuấn
VẤN NẠN BOT: MONG CÓ SỰ GÓP Ý CỦA 2 NGUYÊN TỔNG BÍ THƯ
Năm 2017 đã khép lại ghi nhận nhiều sự kiện chấn động, năm 2018 mới bước qua tuần đầu tiên lại bùng lên chuyện Vũ Nhôm bị bắt, chuyện Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai (Hà Nội) treo cổ tự tử, hết vụ đạn nổ kho phế liệu ở Bắc Ninh đến vụ nổ lớn ở Nghệ An, ….. làm nóng dư luận xã hội. Hãy dẹp những tin tức quấy nhiễu nhằm che đậy thông tin, để mặc thế sự xoay vần, mong mỗi người dân đừng lãng quên chuyện BOT “móc túi người dân”, kiên trì trong cuộc đấu tranh chưa có hồi kết để bảo vệ lợi ích của người dân lương thiện trước “các nhóm lợi ích”, các quan tham đang khoác trên mình chiếc áo BOT.
Cũng cần nhắc lại: Công bằng mà nói, BOT là chủ trương đúng, là cần thiết và được xem như giải pháp tốt nhất trong bối cảnh công quỹ eo hẹp nên cần phải khai thác các nguồn lực khác để phát triển hạ tầng giao thông góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đáng lẽ phải tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư hội tụ đủ các yêu cầu cả về năng lực tài chính cũng như năng lực kỹ thuật thì Bộ GTVT lại chỉ định một số doanh nghiệp thiếu cả tiền lẫn kinh nghiệm và khả năng thực hiện các dự án hạ tầng giao thông làm chủ đầu tư. BOT là phải tạo ra những công trình giao thông mới nhưng chủ đầu tư của phần lớn dự án BOT chỉ sửa chữa, cải tạo các công lộ rồi bắt dân chúng trả tiền.
Chính lãnh đạo Bộ GTVT chứ không phải ai khác đã cho phép đặt những trạm thu phí không nằm trên đường BOT được đầu tư mới mà lại đặt trên những công lộ cũ mà người dân có quyền tự do sử dụng. Thậm chí, không ít trạm thu phí cho dự án này nhưng lại đặt trên tuyến đường khác, dẫn đến tình trạng người dân không đi trên đường nhưng vẫn phải trả phí, gây bức xúc trong dư luận.
Ngoài việc không tổ chức đấu thầu mà qua chỉ định thì việc dựng BOT không thèm thăm dò ý dân, công khai, minh bạch với dân về vị trí, về mức thu phí và thời gian được phép thu phí là những thiếu sót nghiêm trọng mở đường cho sự tham nhũng móc ngoặc của các nhóm lợi ích. Trong hai năm 2016 - 2017, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán khoảng 40 dự án BOT. Kết quả kiểm toán 27 dự án BOT trong năm 2016, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm trừ chi phí đầu tư thực hiện 1.150,46 tỷ đồng và giảm thời gian thu phí hoàn vốn so với phương án tài chính ban đầu hơn 107 năm, trong đó dự án giảm nhiều nhất là 13 năm 1 tháng, 12 ngày.
Trên thực tế, các dự án BOT trở thành phương thức mãi lộ hợp pháp, chỉ nhằm vơ vét được nhanh hơn, nhiều hơn tiền dân rồi ăn chia với nhau. Lãnh đạo Bộ GTVT đang “kiên trì giải thích” lấp liếm cái sai của họ bằng những cách hiểu khác nhau. Họ cố gắng tỏ vẻ biết lắng nghe dư luận: nào như giảm phí ở rất nhiều trạm thu phí, miễn phí cho một số loại xe cộ, rồi đưa ra đề nghị phương án 3, phương án 4,... Làm gì thì làm nhưng họ đừng bắt người dân phải “móc tiền túi” ra sửa chữa những sai phạm của mình.
Còn các chủ đầu tư BOT cũng vì lợi ích của mình mà cho đến giờ vẫn ngoan cố không dời trạm về đúng vị trí. Có lẽ nhận thức được những điều đó mà người dân nhất là các tài xế đã tỏ thái độ nhất quyết không trả tiền bị bóc lột vô lý. Để đòi được quyền tự do đi lại trên chính con đường mà mình đã đóng thuế cho ngân sách để tạo nên nó và cũng đã đóng phí bảo dưỡng đường bộ theo quy định để bảo trì nó.
Trong những ngày đầu năm mới 2018 kể từ hôm 04/01 đến nay, hỗn loạn ở trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp đã liên tiếp xảy ra và hơn 2 lần xảy ra tình trạng kẹt xe kéo dài từ 2-5 km nhưng đơn vị này vẫn không xả trạm. Trao đổi với phóng viên sau cuộc họp với người đại diện chủ đầu tư BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp, ông Võ Thành Thống - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, nhấn mạnh: “Khi có hiện tượng kẹt xe kéo dài, tôi đã chỉ đào ngành chức năng phối hợp với chủ đầu tư áp dụng biện pháp xả trạm. Khi nào đường thông thoáng thì tổ chức thu phí trở lại. Tuy nhiên, từ sáng đến giờ phía đại diện chủ trạm chưa hợp tác tốt vấn đề này. Và họ đổ trách nhiệm chưa có sự chỉ đạo của chủ đầu tư”. Thanh tra Sở GTVT TP Cần Thơ đã lập 02 biên bản vi phạm hành chính về việc không thực hiện xả trạm theo luật định. Tuy nhiên, với cả hai biên bản này, người đại diện của chủ đầu tư BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp không ký vào biên bản.
Chắc chắn phải có một “siêu thế lực” chống lưng cho các chủ đầu tư BOT nên ngay cả chủ tịch TP Cần Thơ cũng bị chẳng coi ra gì cả thì thử hỏi dân đen chúng ta là “cái đinh” gì.
Trong lúc nước sôi lửa bỏng này rất mong sự đóng góp ý của mọi người, mọi tổ chức xã hội, mọi doanh nghiệp, kể cả các vị lãnh đạo cao cấp cho vấn đề BOT để góp phần yên dân. Được biết 2 vị nguyên Tổng bí thư (Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh) là những người từng đứng đầu điều hành đất nước, hiểu rõ sự vận hành của thể chế lại có điều kiện gần gũi những doanh nghiệp quản lý BOT (như Biên Hòa, Pháp Vân - Cầu Giẽ ) để có được những thông tin xác thực. Nếu thực sự vì nước, vì dân mong các vị hãy đóng góp cao kiến của mình giúp cho Nhà nước góp phần xử lý vấn nạn BOT một cách thỏa đáng. Đất nước này có được “hồng phúc” hay không cũng một phần nhờ vào đóng góp ý kiến của các vị.
VẤN NẠN BOT: MONG CÓ SỰ GÓP Ý CỦA 2 NGUYÊN TỔNG BÍ THƯ
Năm 2017 đã khép lại ghi nhận nhiều sự kiện chấn động, năm 2018 mới bước qua tuần đầu tiên lại bùng lên chuyện Vũ Nhôm bị bắt, chuyện Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai (Hà Nội) treo cổ tự tử, hết vụ đạn nổ kho phế liệu ở Bắc Ninh đến vụ nổ lớn ở Nghệ An, ….. làm nóng dư luận xã hội. Hãy dẹp những tin tức quấy nhiễu nhằm che đậy thông tin, để mặc thế sự xoay vần, mong mỗi người dân đừng lãng quên chuyện BOT “móc túi người dân”, kiên trì trong cuộc đấu tranh chưa có hồi kết để bảo vệ lợi ích của người dân lương thiện trước “các nhóm lợi ích”, các quan tham đang khoác trên mình chiếc áo BOT.
Cũng cần nhắc lại: Công bằng mà nói, BOT là chủ trương đúng, là cần thiết và được xem như giải pháp tốt nhất trong bối cảnh công quỹ eo hẹp nên cần phải khai thác các nguồn lực khác để phát triển hạ tầng giao thông góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đáng lẽ phải tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư hội tụ đủ các yêu cầu cả về năng lực tài chính cũng như năng lực kỹ thuật thì Bộ GTVT lại chỉ định một số doanh nghiệp thiếu cả tiền lẫn kinh nghiệm và khả năng thực hiện các dự án hạ tầng giao thông làm chủ đầu tư. BOT là phải tạo ra những công trình giao thông mới nhưng chủ đầu tư của phần lớn dự án BOT chỉ sửa chữa, cải tạo các công lộ rồi bắt dân chúng trả tiền.
Chính lãnh đạo Bộ GTVT chứ không phải ai khác đã cho phép đặt những trạm thu phí không nằm trên đường BOT được đầu tư mới mà lại đặt trên những công lộ cũ mà người dân có quyền tự do sử dụng. Thậm chí, không ít trạm thu phí cho dự án này nhưng lại đặt trên tuyến đường khác, dẫn đến tình trạng người dân không đi trên đường nhưng vẫn phải trả phí, gây bức xúc trong dư luận.
Ngoài việc không tổ chức đấu thầu mà qua chỉ định thì việc dựng BOT không thèm thăm dò ý dân, công khai, minh bạch với dân về vị trí, về mức thu phí và thời gian được phép thu phí là những thiếu sót nghiêm trọng mở đường cho sự tham nhũng móc ngoặc của các nhóm lợi ích. Trong hai năm 2016 - 2017, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán khoảng 40 dự án BOT. Kết quả kiểm toán 27 dự án BOT trong năm 2016, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm trừ chi phí đầu tư thực hiện 1.150,46 tỷ đồng và giảm thời gian thu phí hoàn vốn so với phương án tài chính ban đầu hơn 107 năm, trong đó dự án giảm nhiều nhất là 13 năm 1 tháng, 12 ngày.
Trên thực tế, các dự án BOT trở thành phương thức mãi lộ hợp pháp, chỉ nhằm vơ vét được nhanh hơn, nhiều hơn tiền dân rồi ăn chia với nhau. Lãnh đạo Bộ GTVT đang “kiên trì giải thích” lấp liếm cái sai của họ bằng những cách hiểu khác nhau. Họ cố gắng tỏ vẻ biết lắng nghe dư luận: nào như giảm phí ở rất nhiều trạm thu phí, miễn phí cho một số loại xe cộ, rồi đưa ra đề nghị phương án 3, phương án 4,... Làm gì thì làm nhưng họ đừng bắt người dân phải “móc tiền túi” ra sửa chữa những sai phạm của mình.
Còn các chủ đầu tư BOT cũng vì lợi ích của mình mà cho đến giờ vẫn ngoan cố không dời trạm về đúng vị trí. Có lẽ nhận thức được những điều đó mà người dân nhất là các tài xế đã tỏ thái độ nhất quyết không trả tiền bị bóc lột vô lý. Để đòi được quyền tự do đi lại trên chính con đường mà mình đã đóng thuế cho ngân sách để tạo nên nó và cũng đã đóng phí bảo dưỡng đường bộ theo quy định để bảo trì nó.
Trong những ngày đầu năm mới 2018 kể từ hôm 04/01 đến nay, hỗn loạn ở trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp đã liên tiếp xảy ra và hơn 2 lần xảy ra tình trạng kẹt xe kéo dài từ 2-5 km nhưng đơn vị này vẫn không xả trạm. Trao đổi với phóng viên sau cuộc họp với người đại diện chủ đầu tư BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp, ông Võ Thành Thống - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, nhấn mạnh: “Khi có hiện tượng kẹt xe kéo dài, tôi đã chỉ đào ngành chức năng phối hợp với chủ đầu tư áp dụng biện pháp xả trạm. Khi nào đường thông thoáng thì tổ chức thu phí trở lại. Tuy nhiên, từ sáng đến giờ phía đại diện chủ trạm chưa hợp tác tốt vấn đề này. Và họ đổ trách nhiệm chưa có sự chỉ đạo của chủ đầu tư”. Thanh tra Sở GTVT TP Cần Thơ đã lập 02 biên bản vi phạm hành chính về việc không thực hiện xả trạm theo luật định. Tuy nhiên, với cả hai biên bản này, người đại diện của chủ đầu tư BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp không ký vào biên bản.
Chắc chắn phải có một “siêu thế lực” chống lưng cho các chủ đầu tư BOT nên ngay cả chủ tịch TP Cần Thơ cũng bị chẳng coi ra gì cả thì thử hỏi dân đen chúng ta là “cái đinh” gì.
Trong lúc nước sôi lửa bỏng này rất mong sự đóng góp ý của mọi người, mọi tổ chức xã hội, mọi doanh nghiệp, kể cả các vị lãnh đạo cao cấp cho vấn đề BOT để góp phần yên dân. Được biết 2 vị nguyên Tổng bí thư (Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh) là những người từng đứng đầu điều hành đất nước, hiểu rõ sự vận hành của thể chế lại có điều kiện gần gũi những doanh nghiệp quản lý BOT (như Biên Hòa, Pháp Vân - Cầu Giẽ ) để có được những thông tin xác thực. Nếu thực sự vì nước, vì dân mong các vị hãy đóng góp cao kiến của mình giúp cho Nhà nước góp phần xử lý vấn nạn BOT một cách thỏa đáng. Đất nước này có được “hồng phúc” hay không cũng một phần nhờ vào đóng góp ý kiến của các vị.
Sáng
4/1/2018 tại trạm BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp trở nên hỗn loạn khi nhiều
tài xế phản đối việc trạm này không giảm giá vé như đúng quy định, đòi
"thu đúng - thu đủ". Vụ việc đã khiến giao thông tại đây tê liệt, kẹt xe
keo dài hàng km.
Trạm thu phí BOT Biên Hòa (Đồng Nai)
Ban
lãnh đạo báo cáo tình hình hoạt động của công ty với Bác Lê Khả Phiêu -
nguyên Tổng bí thư BCH TW Đảng Cộng Sản Việt Nam nhân dịp về thăm Công
ty CP Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO. Đây là công ty cổ phần
có số vốn góp trên 80% trong Công ty CP Đầu tư Đồng Thuận (chủ đầu tư
của BOT Biên Hòa). Chủ sở hữu là một đại gia xứ Thanh.
Vợ chồng Cựu TBT Nông Đức Mạnh
Bây giờ vấn nạn BOT đã trở thành một bài toán cựu kỳ nan giải, một vũng
lầy cho thể chế này. Một đốm lửa nhỏ trong mùa khô này cũng có thể
thiêu hủy cả một cánh rừng mà khó ai có thể dập nổi. Hãy dẹp bỏ mấy trạm
BOT kia đi và đưa về đúng chỗ của nó, đừng cố thách thức mãi sự nhẫn
nhục của người dân.
H.M.T
Kêu gọi hai ông Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh là phải rồi! Nhưng hai ông này có dính dáng quyền lợi với BOT không mới là chuyện đáng bàn!
Trả lờiXóaKhông có bác Nông thì làm sao cty gia đình của vợ bác có thể nhận được miếng "bánh" Pháp Vân - Cầu Giẽ? Con đường cửa ngõ phía Nam thủ đô. Chỉ tráng nhựa rồi thu phí theo giá đường cao tốc. Người dân nào làm được việc nay?
XóaChỉ có Dân đoàn kết, đấu tranh trực tiếp mới có thể giải thoát cho mình khỏi cái vòi " lợi ích nhóm" của những kẻ có thế lực trong Bộ máy lãnh đạo nhà nước được !
Trả lờiXóaMỘT CUỘC CÁCH MẠNG BOT Ở VIỆT NAM, NƯỚC VIỆT NAM MỚI RA ĐỜI.
Trả lờiXóaHai ông còn gặp nhau chỗ: ÔNg Phiêu nuôi ngà voi trong nhà, ông Mạnh lại xây cung vua có tàn lọng dát vàng nữa đấy
Trả lờiXóaHai ông quyết định Bán Tây Nguyên và Formosa Hà Tĩnh nữa. Ông Phiêu mặc dù chỉ là Cựu lúc đó nhưng vẫn nhảy vào Hà Tĩnh biểu dương, động viên khen thưởng dân tự phá nhà, đập mồ mả xây Hưng Nghiệp Tàu. Tội hai ông ấy thì BOT mới là đinh gỉ
Trả lờiXóa