Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018

Chu Mộng Long: DỐT VÀ PHÁ HOẠI CÓ HỆ THỐNG



DỐT VÀ PHÁ HOẠI CÓ HỆ THỐNG

Một Phó giáo sư, Tiến sĩ, học hàm học vị do Nhà nước phong, công bố một công trình ngôn ngữ học về chữ viết một cách phản khoa học, phản giáo dục, phản văn hóa, bị cộng đồng lên tiếng phản đối mà vẫn được quảng bá bằng mọi giá bất chấp tất cả thì thật khó hiểu cho nền học thuật nước nhà. Đến nước này thì không thể thốt lên rằng nền giáo dục và học thuật quốc gia đang rơi vào sự dốt nát và phá hoại một cách có hệ thống!

Nghe nói công trình do ông ấp ủ đã hơn 30 năm thì không thể biện minh do tuổi già lú lẫn mà do sự hàm hồ.

Có không ít kẻ biện minh cho ông rằng, sáng tạo có thể được cộng đồng chấp nhận hay không là chuyện thường tình. Vậy thì phải nói thêm, một sáng tạo không được chấp nhận là sáng tạo bị vứt vào sọt rác, trừ phi đó là sáng tạo đi trước thời đại. Mà sáng tạo đi trước thời đại cũng không hẳn không được cộng đồng chấp nhận nếu nó không mang lại lợi ích gì cho cộng đồng. Thường sáng tạo đi trước thời đại phải là sáng tạo có ý nghĩa thức tỉnh hay thay đổi nhận thức cộng đồng như sáng tạo của Copernic, Galileo. Dù tòa dị giáo trung cổ (lực lượng thống trị rất thiểu số nhé) không chấp nhận nhưng giới khoa học và cộng đồng thừa nhận, cho nên phát hiện của Copernic, Galileo mới có nghĩa cách mạng to lớn cho cả thời đại Phục Hưng.

Lại có kẻ biện minh rằng, chữ viết Bùi Hiền thì phải đọc theo quy ước của Bùi Hiền. Đọc theo âm đọc của chữ viết cũ là xuyên tạc làm méo mó chữ viết của cụ. Thì ra lý do đăng ký bản quyền của cụ, như cụ tiết lộ, chính là đây. Không nghi ngờ gì nữa, sự dốt nát đã lộ liễu thành hệ thống từ cá nhân đến một số người, đặc biệt là cơ quan chức năng cấp cái chứng nhận sở hữu bản quyền kia. Từ xưa đến giờ, chưa có một thường dân từ vô học đến có học, từ người ngoài chuyên môn đến giới chuyên môn nào lại xem một “quy ước” nào đó là của cá nhân. Bất cứ quy ước nào cũng là thỏa thuận từ hai người trở lên và cái quy ước ấy phải được sử dụng chung trong phạm vi những người thỏa ước. Không có quy ước nào có tính cá nhân cả. Hơn nữa đây là ngôn ngữ, dù là chữ viết. Ngôn ngữ là khế ước của cả cộng đồng, là của thừa tự, là tài sản chung của một dân tộc (F.de Saussure). Nhờ tính chất xã hội ấy mà ngôn ngữ vận hành thông suốt trong giao tiếp. Riêng chữ viết, đành rằng có những thời điểm phạm vi hoạt động của nó hạn hẹp, do một ai đó sáng chế ra hoặc chỉ vận hành trong thiểu số những người có học, nhưng một khi đã lưu thông, dù rộng dù hẹp đều vẫn phải được cộng đồng ấy chấp nhận và trở thành tài sản chung. Hơn nữa, từ khi thoát nạn mù chữ, cái chữ đã được phổ cập, chữ viết tiếng Việt đã hoàn toàn là khế ước rộng rãi, là của thừa tự, là tài sản không của riêng ai. Mọi sự cải biến, sử dụng tùy tiện đều có tội phá hoại, giống như tội phá hoại tài sản của cha ông, của quốc gia dân tộc.

Không rõ Cục Bản quyền tác giả có trình độ hiểu biết thế nào mà cấp chứng nhận bản quyền cho cái sản phẩm phá hoại ấy? Nếu đúng như ông Bùi Hiền nói, từ bản chứng nhận này, ai xuyên tạc chữ viết của ông, ông sẽ khởi kiện ra tòa thì hóa ra nhà nước đang bảo kê cho kẻ phá hoại, dùng kẻ phá hoại chống đối và thách thức cả cộng đồng tiếng Việt?

Ngôn ngữ và chữ viết là linh hồn của dân tộc, không phải là chuyện đùa!

Tôi đề nghị, nếu cái chữ viết bậy bạ ấy là của riêng ông hay của một nhóm người bậy bạ nào đó thì đề nghị ông hãy cất giữ thật kín hoặc sử dụng riêng trong nhóm người ấy. Còn đã quảng bá ra ngoài là mắc tội gây nhiễu loạn, làm hư hỏng tài sản tiếng Việt. Chúng tôi, những nhà giáo, tốn bao nhiêu công phu để dạy chữ, uốn nắn từng lỗi chính tả của các em học sinh, không thể chấp nhận chỉ vì cái chữ viết bậy bạ ấy mà vứt toàn bộ công lao xuống sông xuống biển. Cho nên, nay mai, nếu phát hiện có học sinh viết sai chính tả do ảnh hưởng từ chữ viết Bùi Hiền, tôi sẽ là người khởi kiện ông Bùi Hiền và cái Cục bảo kê cho ông ấy ra tòa, không tòa Việt Nam thì cũng tòa của Liên hiệp quốc về tội phá hoại di sản văn hóa dân tộc. Nói là làm!


.

17 nhận xét :

  1. Việc cần làm ngay: Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam cần tặng ngay và luôn cho giáo sư Bùi Hiền giải Ig Nobel.

    Trả lờiXóa
  2. Hoan hô Chu Mộng Long !

    Trả lờiXóa
  3. Thực ra tiếng Việt còn hoàn thiện hơn nhiều thứ tiếng phổ thông mà thế giới đang sử dụng , việc gì phải thay . Ngôn ngữ nhiều nước rất hạn chế , kể cả tiếng Anh , tiếng Nga vv ... nhưng không hề thấy quốc gia nào có ý định thay chữ cái . Giả sử có thay thì công việc đầu tiên là phải trưng cầu ý dân , sau đó là cuộc thi về đề tài này . Vì chưa một cơ quan có chức năng nào lên tiếng nên việc của ông Hiền hoàn toàn là cá nhân và chẳng có giá trị gì .
    Vui một tí , giả sử " công trình " của ông PGS Hiền được chấp nhận thì mỗi người VN chuẩn bị tiền để thuê phiên dịch ... tiếng Việt !

    Trả lờiXóa
  4. Tôi nghĩ cần phải xem lại cái bằng tiến sỹ của ông Bùi Hiền: Một vị tiến sỹ không thể làm cái trò vô bổ, lố bịch này trong ba bốn mươi năm.Ông Bùi Hiền chắc được phong tiến sỹ nhờ "hồng"!
    Tóm lại, tôi không tin cái bằng tiến sỹ của ông Bùi Hiền là thật...

    Trả lờiXóa
  5. Bà P.Cục trưởng này ở tít cung trăng thì làm sao mà hiểu được sự trong sáng của tiếng Việt chúng ta ở trên trái đất này nên mới cấp cho cái nhà ông Záo cư trên cả lỗi lạc cái tờ cho phép bừa bãi như thế.

    Trả lờiXóa
  6. Thật sự lúc đầu người ta cười cợt vì nghĩ rằng cái gã Buồi Hiền chỉ giới thiệu với cộng đồng chữ viết của gã cho vui vậy thôi! Ai ngờ lúc này gã lì lợm và hung hăng quá!
    Này, Buồi Hiền! Vừa thôi nhé! Đủ rồi! Đừng gây ồn ào vì cái mớ chữ hỗn độn mà gọi là "phát minh" ấy! Bệnh hoạn và làm phiền công luận quá! trước sau thì mớ chữ ấy cũng vứt vào sọt rác mà thôi! Thật không biết xấu hổ!

    Trả lờiXóa
  7. Hoá ra có cái giấy chứng nhận "Đăng ký quyền tác giả" cho chữ viết Tiếq Việt cải tiến của Tiến sỹ Bùi Hiền là thật...Mấy ngày nay thấy thông tin trên mạng tôi cứ tưởng họ đùa.
    Thật bất ngờ ?

    Trả lờiXóa
  8. Đề nghị giới ngôn ngữ học lên tiếng. Không thể vì bất chấp hoặc vì dốt mà để một tình trạng phá hoại của Bùi Hiền mặc nhiên được công nhận bản quyền. Phản ngôn ngữ là phản quốc trong căn nguyên của nó.

    Trả lờiXóa
  9. hoan hô Chu Mông Long - Bài của ông hay quá - mong cho lũ dở người - phá hoại chết đi cả.

    Trả lờiXóa
  10. Ở bài viết này, thầy Long cũng có sự nhầm lẫn trong cách sử dụng từ. "Sáng tạo" khác với "khám phá" hay "phát hiện". Copernic và Galileo chỉ "khám phá, phát hiện" quy luật tự nhiên, chân lý có sẵn – trái đất quay quanh mặt trời. “Khám phá, phát hiện” là thuật ngữ thiên về khoa học lý thuyết. Những “khám phá, phát hiện” được hệ thống hoá thì làm thành quy luật khoa học cho mỗi ngành. Tuân thủ quy luật khoa học, nhà nghiên cứu có những "sáng kiến, sáng tạo" mang lại ích lợi cho con người. Thuật ngữ “sáng kiến, sáng tạo” áp dụng cho khoa học ứng dụng.
    Nhưng cái được làm ra, tác giả của nó cho là "sáng tạo, sáng kiến" thì phải được thẩm định xem có được làm dựa trên quy luật khoa học không. Nếu không thì nó không thể mang đến kết quả khả quan, và như thế thì không phải là “sáng tạo”. Đã có một số bài viết chính thức của các nhà nghiên cứu chỉ ra công trình của ông Bùi Hiền không đáp ứng quy luật khoa học (tiêu chí về mục đích, về phương pháp, v.v..).
    Về khía cạnh đạo đức, người ta còn phải xét xem “sáng kiến, sáng tạo” có phù hợp với giá trị con người không. Ví dụ: Hitler đã từng có “sáng kiến” giết người Do Thái và “sáng tạo” cách thức giết người hàng loạt bằng hơi ngạt!
    Dân gian Việt Nam có chuyện tiếu lâm: vác ngang cây tre dài trên vai, thay vì xoay thẳng cây tre để vào cổng, bố con thằng Bờm có “sáng kiến” phá cái cổng đi. Tác giả của “tiếg Việt” và cơ quan cấp bản quyền “sáng kiến” giống y chuyện cha con thằng Bờm.

    Trả lờiXóa
  11. Đề nghị cục (phân) bản quyền và TS (dởm) phản biện bài viết của TS Chu Mộng Long

    Trả lờiXóa
  12. Ông này là Phó GS về tiếng Nga nên đếch hiểu ngôn ngữ Việt của cha ông ta là "nói sao viết vậy". Ông nội này đăng ký bản quyền để khẳng định rằng ông ta cũng ngang hàng với các cụ thủy tổ khai sinh ra chữ quốc ngữ, loại chữ viết này, ông ta bắt mọi người "phải học" mới đọc được!

    Trả lờiXóa
  13. Cái gọi là "bản quyền tác giả" của Cục bản quyền tác giả Bộ VH-TT-DL cấp cho ông Bùi Hiền về "tác phẩm cải tiến chữ viết tiếng Việt" là nối giáo cho giặc và trò hề rẻ tiền. Đề nghị Chính phủ có lệnh thu hồi bản quyền tác giả kia và cách chức người ký .

    Trả lờiXóa
  14. Một thí dụ cụ thể của Thuyết Âm Mưu?
    "Sản phẩm" của ông Bùi Hiền dưới cái nhìn nào cũng không thể được gọi là sáng tạo được. Bở lẽ, hệ thống chữ viết của Việt Nam đã được thiết lập từ mấy trăm năm trước. Khi cần hoàn chỉnh, những giới chức của bộ Văn Hoá Giáo Dục là người đảm nhiệm công tác ấy chứ không phải một ông chuyên môn mù mờ, hàm vị được "phong" (không phải được đào tạo chuyên sâu) vẽ rắn thêm chân trong lúc trà dư tửu hậu rồi tự cho đó là một phát minh vĩ đại, muốn cả một dân tộc phải bắt chước.
    Điều khó hiểu là ở chỗ, một "công trình" quái gở, phản khoa học, phản Việt như thế mà sao lại được một cơ quan chủ quản về văn hoá chính thức chứng nhận??? Họ bị áp lực bởi ai, hay chính người đặt bút ký cũng chẳng biết mình ký để làm gì?

    Trả lờiXóa
  15. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  16. Xin lỗi ông Bùi-Hiền. Tôi nghe người ta nói, nghe cả những trí thức uy tín trong giới trí thức thực thụ của VN, rằng một số khá nhiều bằng câp ở Liên-Xô là bằng cấp hữu nghị. Nghĩa cấp mảnh bằng xã giao cho vui anh, vui tôi chứ giá trị kiến thức chẳng có gì cả.
    Ông Bùi-Hiển đã có tội : Để lòi cái bằng giả hữu anh vô thực mà các bạn Liên Xô cấp cho ông. Cái tội đó có thể huề cả làng. Nhưng cái tội to nhất của ông là đã để lại một vết nhơ trong dư luận hiện nay về những mưu kế Hán hóa từng bước của TQ đối với Vietnam, mặc dầu ông và những người xúi ông làm không bao giờ thực hiện được.

    Trả lờiXóa
  17. Tại sao cái giấy chứng nhận "Đăng ký quyền tác giả" cho chữ viết Tiếq Việt cải tiến của Tiến sỹ Bùi Hiền lại không dùng luôn bảng chữ của ông BH mà cấp luôn? Hay bản thân Cục cục gì đó cũng không mò ra. Vậy là cấp đăng kí "gà mờ" cho gà mù.

    Trả lờiXóa