Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2017

VIỆT NAM RỒI CŨNG CHẾT ĐỨNG NHƯ PAKISTAN !

Binh sĩ Pakistan chụp ảnh cùng các nhân viên người Trung Quốc tại lễ khai mạc một dự án thương mại ở cảng Gwadar ngày 13-11-2016 - Ảnh: AFP.

 Pakistan chết đứng với Vành đai,
Con đường của Trung Quốc


Tuổi trẻ
13/12/2017 15:37 GMT+7

TTO - Việc Trung Quốc bất ngờ dừng 3 dự án làm đường tại Pakistan đã gióng hồi chuông cảnh báo cho các nước trong sáng kiến "Vành đai, con đường" về cách làm ăn tự quyết, không màng tới người khác của Bắc Kinh.

Kỳ vọng cường quốc của Trung Quốc chỉ là 'lâu đài trên cát'?
Công nhân Trung Quốc giở trò 'quất ngựa truy phong' ở châu Phi
Thủ tướng Campuchia sang Trung Quốc tìm viện trợ

Trên khắp châu Á, Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - ngày càng bơm tiền vào hàng loạt dự án hạ tầng từ đường cao tốc, đập thủy điện tới cảng biển. Đây một phần trong sáng kiến "Vành đai, con đường" đầy tham vọng mà Bắc Kinh đang thúc đẩy thực hiện nhằm kết nối hạ tầng và thương mại qua một loạt quốc gia Á - Phi - Âu.

Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định việc nước nào sẽ nhận được tiền đầu tư và khi nào sẽ xúc tiến các dự án lại là một chuyện thuộc quyền quyết định của Bắc Kinh. Và Pakistan là một trường hợp điển hình đang phải "lao đao" với cách làm ăn "thích thì làm, không thích thì nghỉ" của Trung Quốc.

Pakistan ăn phen "sốc"

Pakistan hiện là điểm đến của một trong những dự án hạ tầng trọng tâm của Trung Quốc. Một loạt dự án trên bộ và trên biển với tổng số tiền đầu tư gần 60 tỉ USD đã được Bắc Kinh xúc tiến tại quốc gia Nam Á này thông qua Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC).

Tuy nhiên, đài NDTV của Ấn Độ dẫn nguồn tin từ Bộ trưởng Bộ kế hoạch và phát triển Pakistan Ahsan Iqbal hôm 12-12 cho hay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây đã bất ngờ ra quyết định dừng cấp vốn cho việc xây dựng ba tuyến đường lớn nằm trong CPEC.

Các dự án đường bộ bị ảnh hưởng gồm các tuyến Dera Ismail Khan - Zhob dài 210 km, tuyến Khuzdar - Basima dài 110 km và đoạn cao tốc Karakoram từ Raikot tới Thakot dài 136 km.

Quyết định này đã cho Pakistan một phen bị sốc và bất ngờ vì đây là lần đầu tiên Trung Quốc ra quyết định tạm hoãn dự án nằm trong CPEC. Ba dự án trên ban đầu được Cơ quan đường bộ quốc gia Pakistan (PNHA) đảm trách nhưng sau đó được đưa vào CPEC để nhận đầu tư ưu đãi từ Bắc Kinh.

Vốn đầu tư cho ba dự án này đã được thông qua hồi năm ngoái theo các thủ tục chính thức và dự kiến sẽ được kết luận trong một cuộc họp hôm 20-11. Tuy nhiên, thời điểm đó phía Trung Quốc bất ngờ thông báo cho Pakistan về việc dừng đầu tư. Trung Quốc cho biết sẽ tái đầu tư sau khi nước này công bố "các đường lối chỉ đạo mới".


Giới phân tích đánh giá quyết định này cho thấy cách quản lý dự án mang tính đơn phương của Trung Quốc.

"Bắc Kinh cho cái gì thì Bắc Kinh cũng có thể rút lại cái đó" - ông Ian Bremmer, chủ tịch kiêm nhà sáng lập tập đoàn tư vấn Eurasia Group, nhận định.

Không như Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) - một chương trình khác do Trung Quốc dẫn đầu, các dự án trong sáng kiến Vành đai, con đường "không mang tính minh bạch hoặc dựa trên nguyên tắc đồng thuận", theo ông Bremmer.

Nhà sáng lập Eurasia Group nói rằng bản chất của cách thức ra quyết định của Trung Quốc có thể gây ra nguy cơ khôn lường cho các quốc gia phụ thuộc vào sáng kiến này. Những quốc gia nào bất ngờ không được Bắc Kinh nhìn nhận quan trọng về mặt chính trị, dù bất cứ lý do gì, cuối cùng sẽ chịu hậu quả nặng nề về mặt kinh tế.

Ba tuyến đường trên được cho sẽ ngốn khoảng 1 tỉ USD tiền xây dựng để kết nối các thị trấn, thành phố của Pakistan. Đối với Trung Quốc, đây là một số tiền không lớn mấy so với các dự án khổng lồ trong "Vành đai, con đường". Tuy nhiên, đối với Pakistan, đó là một con số khổng lồ và Islamabad có thể sẽ gánh hậu quả to đùng nếu Trung Quốc bỏ rơi các dự án này.

Đâu là nguyên nhân?

Các vấn đề về an ninh và lập trường khác biệt trong nội bộ chính trị Pakistan có thể là nguyên nhân khiến Bắc Kinh lo ngại.

"Các bộ, ngành của Pakistan chịu trách nhiệm xúc tiến các dự án đã phải chững lại vì tình trạng đấu đá trong nội bộ. Chính lo ngại cho rằng dự án đường sẽ chỉ có lợi cho các tỉnh giàu mạnh và vì thế cần đi qua các khu vực nghèo hơn đã gây tranh cãi trong nội bộ các nhà chính trị Pakistan" - Quĩ châu Âu về nghiên cứu Nam Á (EFSAS) đưa ra đánh giá.

Theo EFSAS, Trung Quốc thật ra muốn quân đội Pakistan nắm vai trò dẫn đầu trong các dự án hạ tầng này. Việc đưa quân đội dính dán vào các vấn đề chính trị sẽ đem lại lợi ích cho Trung Quốc khi mà Bắc Kinh xem quân đội Pakistan là trung tâm quyền lực tại đất nước Nam Á. Từ đó, các dự án của Trung Quốc mới đảm bảo được thành công và các mục tiêu chiến lược của Bắc Kinh được thực hiện.

Vì siêu dự án hành lang kinh tế CPEC đi qua nhiều vùng lãnh thổ tranh chấp, nên giới lãnh đạo quân đội Pakistan cũng sẽ giúp giảm nhẹ các lo ngại về an toàn của Trung Quốc.

Hiện Bắc Kinh cũng lo ngại nhất tình trạng bạo lực ở tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan. Tỉnh này là trung tâm của CPEC. Hôm 8-12, Đại sứ quán Trung Quốc ở Islamabad bất ngờ ra tuyên bố khuyến cáo các công dân nước này ở Pakistan cảnh giác về một loạt kế hoạch "tấn công khủng bố" tiềm tàng nhằm vào các mục tiêu là người Trung Quốc.

Các nhóm khủng bố liên quan tới al-Qaeda, Taliban và tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đều có chân rết hoạt động tại Balochistan, theo hãng tin Reuters. Hàng ngàn công nhân Trung Quốc đã đến Pakistan theo sau cam kết của Bắc Kinh về việc chi gần 60 tỉ USD vào các dự án. Hiện có gần 400.000 người Trung Quốc sống tại Pakistan. Trong số này có nhiều kỹ sư và công nhân tham gia vào CPEC.
Bình An

5 nhận xét :

  1. Mới nghe cái tên Một Vành Đai, Một Con Đường , đã thấy ngay cái mưu mô thau tóm của Đại Hán . Vành đai nào ? Vành đai bảo vệ TQ chứ vành đai nào . Con đường nào ? Ngày xưa thì đường nào cũng dẫn tới La Mã . Ngày nay thì TCB muốn là con đường nào cũng dẫn tới Bắc Kinh !

    Trả lờiXóa
  2. Các ngài quan chức chóp bu của chính phủ Việt Nam vẫn chưa tỉnh đòn sau 18 dự án do T.Q thầu thi công, lắp đặt là công nghệ lạc hậu, chậm trẽ, chất lượng kém..và thua lõ, đắp chiếu. Ngay giữa Hà NỘi dự án đường sắt trên cao do nhà thầu T.Q làm đã chậm này chậm thêm 11 tháng, tiền đổ thêm vào mấy lần vẫn chưa đủ.. Do đâu, do ai , tại sao??

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không chỉ riêng 18 dự án do Trung Quốc thầu và cung cấp máy móc công nghệ gây thua lỗ. Còn một tập đoàn lâu nay toàn xài công nghệ Trung Quốc, từ nhà máy nhiệt điện, hệ thống trạm biến áp, truyền tải điện vừa đắt, vừa thiếu an toàn. Nhưng lãnh đạo tập đoàn này thì chỉ có lên,mà không ai bị xử lý. Kể cả việc mua cả tổng đài hết đát EVN TELECOM hơn 3000 tỷ về bán đồng nát. Nhưng chủ tịch EVN Đào Văn Hưng vẫn hạ cánh an toàn. UB Kiểm tra TƯ cần phải phải vào cuộc sẽ lôi ra khối củi khô củi tươi từ tập đoàn này.

      Xóa
  3. Dào ôi, bọn Khựa vẽ ra đề án vành đai - con đường hàng mấy trăm tỷ đô, có cứt tiền mà làm. Chưa kể kiểu tham nhũng ăn cắp của quan chức Tầu, thì càng làm ở nước khác càng dễ thất thoát. Nói tóm lại, cu Tập vẽ ra để mị dân thôi, chứ chú Trump cười khẩy, nhổ toẹt cái dự án ấy, Trump nó bảo là đồ viển vông, thực hiện cái dự án ấy thì kinh tế Tầu bị kéo lùi 30 năm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuẩn quá - Thằng khựa này chỉ lấy mã đầu tư đầu tiếc để chụp giựt và cắn ngay thôi, cắn khơ khớ rồi thì nó phắn để cho mà dọn, ngu thì chết chứ nó bắt được phải nghe nó à.

      Xóa