Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

Luân Lê: SỰ NGHIỆT NGÃ CỦA THỜI GIAN


Luân Lê
 
SỰ NGHIỆT NGÃ CỦA THỜI GIAN

Cách đây cũng không lâu, có vụ một thanh niên cậy tiền đè chết người và hống hách giữa đường thách thức người bị va chạm giao thông là mua được cả công an.

Đêm qua, một đám trẻ thanh niên cầm vũ khí đứng trên cầu để xin tiền các xe đi qua, và mấy thanh niên này vẫn thỉnh thoảng cho rằng thách công an nào làm gì được và bao cả công an luôn.


Điều gì đã thể hiện thông qua hai sự việc trên?

Đó là việc những kẻ có tiền, hoặc những kẻ được cho là có quan hệ với công quyền thì thường có một thái độ coi khinh người khác và coi thường luật pháp. Hơn nữa đó là việc, tư duy bỏ tiền ra để mua chuộc lực lượng thực thi công vụ có vẻ như đã trở nên phổ biến, hẳn nhiên, nó cũng tạo ra một hệ quả là chính những kẻ đó lại xem thường những người, những lực lượng mà chúng có thể chi phối được.

Trong một đất nước, nếu chính phủ mà không tôn trọng người dân và luật pháp thì đó chính là nguồn cơn gây ra loạn lạc cho xã hội. Xã hội loạn lạc, suy đồi thì lỗi đầu tiên cũng là trách nhiệm lớn nhất thuộc về nhà nước chứ không một ai khác. Vì nhà nước đã được lập ra và đại diện nắm quyền lực để thực hiện việc quản lý quốc gia.

Cần phải chỉnh đốn lại chính phủ (nhà nước) trước tiên, và phải xây dựng lại hệ thống luật pháp, thiết lập lại nền giáo dục để tạo nên những thế hệ văn minh và đầy đủ phẩm chất làm người.

Nếu không, mỗi ngày nhìn những cảnh tồi tệ xảy ra trên quê hương, chẳng một ai thấy được sự yên bình và có thể an tâm mà sống an lành.

Tối qua có người nói, anh có muốn định cư ở Mỹ không? Tôi hỏi lại, lý do để làm việc đó? Người đó trả lời là vì thế hệ con cái bởi môi trường sống (hệ thống giáo dục cùng điều kiện chăm sóc) tuyệt vời nhất thế giới mà hiếm nơi nào có được. Tôi đáp lại: người Do Thái lưu lạc mấy nghìn năm khắp thế giới chỉ mong một ngày được trở về quê hương, tổ quốc mà ngày nay mới được tạo lập khoảng vài chục nghìn kilomet vuông làm lãnh thổ cư trú, còn chúng ta có quê hương thì sao lại rời bỏ mà đi? Và nếu không ai xây dựng một vùng đất trù phú, tươi đẹp thì lấy đâu ra nơi chốn để một người muốn từ bỏ khỏi quê hương bất ổn của mình mà “tìm đến”?

Nếu ai cũng chạy trốn, thì ai sẽ xây dựng đất nước? Nếu ai cũng chỉ tàn phá, ai sẽ là người thiết tạo? Ai cũng chỉ sống ăn mòn, ai sẽ là những người bồi đắp?

Năm mới lại đến, năm cũ qua đi, nhưng dường như đại lượng thời gian ở nơi này có vẻ ngày càng khắc nghiệt hơn và là thứ để kiểm chứng mạnh mẽ những vòng xoáy đổ vỡ một cách ngày càng rõ ràng hơn.

6 nhận xét :

  1. Một điều mỉa mai là những kẻ có ảnh hưởng ít nhiều đến vận mệnh đất nước lại là những kẻ muốn rời bỏ đất nước này đi Mỹ! Bởi vì nó đào bới đất nước này tìm tiền trên xương máu người dân thì nó mới có được tiền mua nhà bên Mỹ đấy! ha ha!

    Trả lờiXóa
  2. Do Thái mất nước mấy ngàn năm , người Do Thái lưu lạc khắp nơi trên thế giới luôn vọng về Tổ Quốc . Nhiều CB N cấp cao lại lo cho con đi học nước ngoài và tìm cách mua nhà cho con định cư ở nước ngoài . Dân đen VN cũng muốn sang nước ngoài sinh sống . Cụ thể là Mỹ . Thế thì còn ai muốn là người VN nữa ?

    Trả lờiXóa
  3. Có một nghịch lí bi hài nhất, những người ngày xưa đánh Mỹ hăng nhất lại là những người mua nhà bên Mỹ nhiều nhất! Đánh Mỹ xong lại muốn nhận nước Mỹ là quê hương! hê hê...

    Trả lờiXóa
  4. Xin lỗi luật sư, tôi cho rằng đó là sự hư hỏng của những người chị trác nhiệm quản trị quốc gia. Khi còn đi làm thuê cho cơ quan công quyền, tôi đã có đến 2 buổi trò chuyện với PD, một siêu VIP, chỉ khi NĐM đến chuyện mới dừng. Tôi nói nhiều chuyện, đến 6 tiếng đồng hồ cơ mà. Tôi luận về nhiều chuyện, trong đó có chuyện pháp trị, đức trị. Tôi hỏi các vị bây giờ có ai hội được điều kiện để nhân trị, đức trị không.
    Đất nước bất hạnh nên đám 234(2 phe, 3 giai đoạn, 4 mâu thuẫn) và phá KHO THÓC VÀ HẬU DUỆ CỦA HỌ NẮM QUYỀN QUẢN TRỊ QUỐC GIA. ĐOÀN DUY THÀNH từng nói 'làm thớ thằng khôn...'. Trần Phương cũng đã phản tỉnh nói lời tương tự. Cái chính là những người quản trị quốc gia không có được sự hiểu biết cần thiết. Trái tim của họ đáng ra thuộc về nhân dân, vì nhân dân mà hành xử. Trái tim của họ lại trao cho nhóm lợi ích hạn hẹp. Họ thuộc loại 'vơ bèo vạt tép', 'tạu bò lại được ễnh ương' như Đặng Xuân Khu, Mười Cúc cuối đời mới nhận ra. Chỉ đất nước này, dân tộc này gánh chịu thôi. Mà làm sao, đất nước này, dân tộc này tội tình gì mà trời giáng cho nhiều tai họa thế.

    Trả lờiXóa
  5. Cho bọn trẻ này đi Trường Sa !

    Trả lờiXóa
  6. Cái cung cách kiến tạo là bán dần tài sản để mà ăn, quan chức tham nhũng tràn lan thì xã hội không xuống cấp, đạo đức không suy đồi mới là lạ.

    Trả lờiXóa