Thứ Tư, 6 tháng 12, 2017

Chu Mộng Long: KHI SỰ NGU NHÂN DANH KHOA HỌC


Chu Mộng Long
2 Tháng 12 lúc 22:11 ·

KHI SỰ NGU NHÂN DANH KHOA HỌC

Tôi không cổ súy thiên hạ chửi một ông già trên tám mươi như ông Bùi Hiền dù ông đáng bị chửi khi công bố một “công trình khoa học” đe dọa và gây tổn thương cho cả cộng đồng. Sự thực, ông ấy gốc học tiếng Trung, tiếng Nga và chỉ làm cái việc dạy tiếng, không phải là chuyên gia ngôn ngữ học đích thực nên hiểu sai làm sai là chuyện thường tình.

Nhưng tôi phải nổi giận mà viết bài cuối cùng này. Bài này dành cho những chuyên gia ngôn ngữ học như Phạm Văn Tình, Trần Ngọc Thêm, Lê Đức Luận… kể cả cái ông Ngô Như Bình đang dạy tiếng Việt bên đại học Harvard.

Mấy ông này vẫn khăng khăng cái lý thuyết chữ ghi âm thì nhất thiết chữ phải ghi đúng âm, tức phải “nói sao viết vậy” là hợp lý khoa học.

Cứ cho lý thuyết này là đúng thì thử hỏi các ông mấy điều:

1) Nếu lấy âm Hà Nội làm chuẩn, theo Bùi Hiền, thì thử dẫn xem người Hà Nội nào đọc âm /ng/ thành /q/, âm /th/ thành /w/, âm /kh/ thành /x/, /ch/, /tr/ thành /c/? Trừ phi đó là người nói ngọng, thụt lưỡi, méo mồm, hoặc mấy ông Nga, ông Hán đang ở Hà Nội muốn làm cách mạng Hán hóa, Nga hóa dân Việt.

2) Còn nếu không lấy âm Hà Nội làm chuẩn thì mỗi địa phương có một cách phát âm khác nhau, chữ viết nào ghi cho hết các dạng âm thanh ở các vùng miền? Hay là chấp nhận mỗi địa phương một cách viết? Người khu Bốn đọc “âu” thành “u”, “ước” thành “ác”, không phân biệt thanh hỏi và nặng, chữ “trâu” buộc phải viết thành “tru”, chữ “nước” buộc phải viết thành “nác”, chữ “đủ” buộc phải viết thành “đụ”? Người Huế không phân biệt huyền và nặng, chữ “lộn” buộc phải viết thành “lồn”? Người Quảng không phân biệt vần “am” với vần “ôm”, chữ “làm” buộc phải viết thành “lồm”? Người Bình Định, Phú Yên không phân biệt âm cuối “ng” và “n”, “t” và “c”, chữ “hán” buộc phải viết thành “háng”? Rồi cái xứ anh ngọng không phân biệt “n” với “l”, từ nào có âm “n” thì viết thành “l” và “l” viết thành “n”, “lôn ra máu” chẳng hạn?

Hai câu hỏi đó đủ thấy cái sáng kiến kia phản khoa học đến mức kẻ ngu nhất cũng thấy: 1) Âm đọc không bao giờ thống nhất, nhưng chữ viết phải đóng vai trò trung gian để thống nhất các âm đọc khác nhau. 2) Chỗ nào âm đọc không có tính khu biệt thì chính chữ viết khắc phục bằng những dấu hiệu khu biệt. Cái mà các ông tưởng bất hợp lý lại chính là cái hợp lý của chữ viết tiếng Việt hiện hành. Sự hợp lý hóa ấy đã diễn ra cả một quá trình kéo dài mấy thế kỷ mà sáng kiến của các ông chừng như cố tình quay lại điểm xuất phát. Tất nhiên đến thời điểm này tôi không nói nó hợp lý hoàn toàn, nhưng sự bất hợp lý không đáng kể bởi chữ viết nào cũng phải có. 

Chính sự khu biệt rất lớn của chữ viết đã làm cho tiếng Việt giàu có và trong sáng. Viết, như tôi đã nói, khác với phát âm. Phát âm có thể dễ dãi nhờ có ngữ cảnh giao tiếp khu biệt, còn viết với tư cách là văn bản luôn tách ra khỏi ngữ cảnh nên cái chữ buộc phải tạo ra các khu biệt bởi dấu hiệu trong bản thân nó. Nói thuộc hoạt động bắt chước, có khi không cần phải học, nhưng viết thì phải học nghiêm túc chứ không đòi hỏi phải dễ dãi như phát âm với phương châm lười nhác “nói sao viết vậy”!

Chữ viết, vì thế, là cả một vấn đề văn hóa lớn lao. Nó dung hòa tình cảm và thống nhất ý chí giữa các địa phương, vùng miền, giữa hiện tại và quá khứ, nâng cao trình độ dân trí chứ không đơn thuần chỉ là ký hiệu phục vụ nhất thời cho những kẻ lười nhác biếng học.

Hội nhập thì chữ Việt phải giống chữ Tây ư? Lý luận này không chỉ là mặc cảm thuộc địa mà còn thể hiện sự mù văn hóa nghiêm trọng khi không biết thế giới đang chủ trương hòa điệu những khác biệt mà chữ viết là một trong những nhân tố quan trọng của bản sắc.

Cải cách chữ viết theo sáng kiến Bùi Hiền làm nghèo nàn, dị dạng, lai căng, đồng hóa tiếng Việt và hủy hoại vẻ đẹp văn hóa Việt chứ không phải tiết kiệm, tiện lợi như các ông nghĩ. Đó là sự thiếu hiểu biết gây hậu quả nghiêm trọng.

Xem chừng sau khi các nhà ngôn ngữ học uy tín tầm Cao Xuân Hạo chết đi, trừ một ít kế thừa và chịu khó học hỏi, còn lại đa số là những nhà ngữ học dỏm mang hàm giáo sư tiến sĩ nhai chữ như nhai kẹo cao su. Mà sự thật như tôi thấy, khi nhà nước trao cho cái danh hiệu dỏm đó, nhiều ông ngạo nghễ tưởng đó là của thật nên không bao giờ chịu khó đọc sách hay động não nên mới cứ phô cái sự ngu của mình ra cho thiên hạ chửi!

Riêng ông záo xư Ngô Như Bình học Nga văn đi dạy tiếng Việt cho sinh viên Mỹ thì tôi nghĩ trình độ của ông ta cũng như thợ làm nail bên ấy thôi chứ không thể là nhà ngữ học tầm cỡ để các báo dựa vào đấy mà bảo vệ cho sự ngu của giáo sư tiến sĩ bên này!
-------------

Lưu ý: ông záo xư tiến sĩ nào thấy không đúng thì tranh luận thẳng thắn từng luận điểm phản biện tôi. Thậm chí được quyền mắng ngược lại tôi ngu, ngu như bò, nhưng không được quanh co né tránh các nội dung phản biện trên!

36 nhận xét :

  1. Tuyệt! thế mới là Chu Mộng Long chứ. Các ông giỏi không lên tiếng là lũ ngu nó hè nhau thượng đít lên đầu mình liền.

    Trả lờiXóa
  2. Đúng là một bầy ngu chưa đủ mà còn tâm thần nữa

    Trả lờiXóa
  3. Ý kiến ông Long không gì xác đáng hơn

    Trả lờiXóa
  4. " Hai câu hỏi đó đủ thấy cái sáng kiến kia phản khoa học đến mức kẻ ngu nhất cũng thấy " ( Trích ).
    Tôi ưng nhất câu này của bác CML ; Vậy , những những kẻ mang danh tiến sỹ , giáo sư , những nhà khoa học về ngôn ngữ " KHÔNG THẤY " thì họ thuộc hạng người nào ? Có người bảo họ lẩm cẩm , già rồi đâm lú lẫn , người bảo họ bị ngáo , bị điên hoặc bị cuồng vì cái danh hão . Có lẽ câu nhận định của bác CML " kẻ ngu nhất cũng thấy " đủ là câu trả lời .
    Cám ơn bác CML có bài này rất hay .

    Trả lờiXóa
  5. Không thể hay hơn

    Trả lờiXóa
  6. Trần Thị Thảolúc 14:59 6 tháng 12, 2017

    Lại thêm một ngáo sư.

    Trả lờiXóa
  7. Có thể comment nầy sẻ không được tải lên NHƯNG xem như tôi trò chuyện với anh Tểu ! ĐÂY LÀ MỘT ÂM MƯU CỰC KỲ THÂM ĐỘC CÓ CHỦ TRƯƠNG KHÔNG PHẢI ÔNG BUỒI HIỀN LÀM BỪA ,chúng nó muốn xóa bỏ cái văn hóa hàng ngàn năm của người Vn mà trước đây cha ông bọn nhà hán đả không làm được khi cha ông ta dưới thời bị đô hộ 1000 năm đả phát minh ra chử nôm để chuyển ngữ cho người dân VN ! các bạn nào giỏi ca hát hãy hát thử bài quốc ca VN " tiến quân ca " của nhạc sĩ Văn cao sẽ thành cía nghĩa gì ! và không chỉ có thế hàng trăm nghìn bài hát nổi tiếng cả thế kỷ của các thế hệ nhạc sĩ trong Nam ,ngoài Bắc ,hay miền trung sẽ tự nhiên tan biến .vì không còn có một ý nghỉa gì cả ! đích thực là chệt là ba tàu là chữ Hán ! ,đây là âm mưu tiếp tay xóa sổ dân tộc và văn hiến người VN ,tội nầy còn HƠN CẢ XẢ THẢI FORMOSA HÀNG TRIỆU LẦN ,VÌ FORMOSA CHỈ LÀM CHO 4 TỈNH MIỀN TRUNG BỊ THIỆT HẠI ! NHƯNG VỚI CHỮ VIẾT CỦA ÔNG BUỒI HIỀN NẦY ĐẤT NƯỚC VN SẼ MẤT NGAY TỪ GỐC ! ÂM MƯU THẬT SỰ THÂM ĐỘC ,XÓA BỎ CẢ NỀN VĂN MINH CỦA MỘT DÂN TỘC .đây là cách ải biên biến tấu từ tần thủy hoàng " đốt sách giết học trò " ngày nay văn minh hơn chúng không thể giết hàng triệu người nên chúng đầu độc dân VN bằng những tên những con những thằng tiến sĩ đầu ....b..ồi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ý kiến và nhận định của 15:20 Rất chính xác!
      Những "sáng kiến" đó Nó nằm trong âm mưu của những kẻ đang làm tay sai cho csTQ muốn nô dịch văn hóa, Hán hóa văn hóa dân tộc ta. Chúng được giật giây, bảo kê của chính những kẻ cầm quyền. Nếu trót lọt thì đấy là một thành công lớn của csTQ.

      Xóa
  8. Chửi đến thế mà không sáng mắt được nữa thì chết đi để con cháu đỡ nhục.

    Trả lờiXóa
  9. Được , tôi ủng bài viết này .Xác đáng !

    Trả lờiXóa
  10. Ngộ: Này! tiến sĩ DÙI ĐỤC CHẮM MẮM CÁY đoàn hương đâu rồi? Bảo kê cho bùi hiền đi chứ!

    Trả lờiXóa
  11. Bác Long nói chí phải

    Trả lờiXóa
  12. Ông đừng phí phạm thời giờ vàng bạc để nói cho tay Phạm Văn Tình nghe! Tay này tôi biết từ khi hắn làm bên một nhà xuất bản! Tôi đố ai tìn thấy công trình khoa học bào của nó! Chỉ viết báo lá cải, làm thơ con cóc! Nó biét gì về lý thuyết ngôn ngữ! Chỉ ba hoa tán gái, thích lên sóng TV, ăn nói lung tung, lần nào cũng bị người ta chửi. Chả biết nhục là gì! Ông Long giảng cho nó khác nào đàn gẩy tai trâu! Hắn ngu lắm, ngu hết phần người khác! Chả hiểu giờ nó làm gì, chắc về hưu rồi! Các em gái sinh viên nên tránh xa nó ra nhé! Đề phòng vẫn hơn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúng cháu cám ơn cảnh báo của bác nhiều ạ! Sợ thật, có lần bạn cháu bị rồi!

      Xóa
    2. Thầy Tình giảng bài cho lớp cao học của chúng em ở miền Tây Nam Bộ chán lắm. Thầy toàn nói nói chuyện ngoài lề, thật uổng thời gian. Chúng em đóng tiền học đâu để nghe chuyên ba lăng nhăng đó. Toàn thích chụp ảnh, đọc thơ con cóc, cực hình lắm. Em đề nghị các trường mời thầy Chu Mông Long giảng bài và không bao giờ mời thầy Phạm Văn Tình nữa. Kiến thức ngôn ngữ học của thầy Tình quá kém, toàn câu giờ bằng các câu chuyện chẳng ra đâu vào đâu cả!

      Xóa
    3. Cái thằng cha này vào Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội giảng bài cũng nhăng cuội. Con tôi về kể hắn dạyj vớ vẩn, câu giờ, toàn chuyện không đâu! Các cháu đang đề nghị nhà trường cấm cửa cha này! Nhảm nhí hết chỗ nói! Tôi là phụ huynh cũng đề nghị nhà trường đừng miwif nó dạy nữa. Ngu như thế dạy cái gì, phí tiền đóng học! Tôi cấm con gái tôi gặp riêng tay này, nó mất dạy lắm! Đúng là tiên sư giáo sỹ!

      Xóa
    4. Tôi kinh ngạc vì những nhận xét này.
      Tôi không có ý bênh anh Phạm Văn Tình, nhưng xin được nói đôi lời khách quan về Anh.
      Tôi biết Phạm Văn Tình từ năm 2000, đó là một người điềm đạm, rất chịu khó phấn đấu trong học tập, có kiến thức tốt. Anh thường xuyên viết bài cho tạp chí Khoa học và Tổ quốc của tôi và mục ngôn ngữ trên Báo Khoa học và Đời sống, nhiều bạn độc rất thích bài anh viết, đã có những thư độc giả gửi về khen ngợi (Hồi đó báo giấy còn thịnh hành, không như bây giờ). Anh rất nhiệt tình, nhờ viết là anh nhận lời ngay, không kể nhuận bút nhiều ít (Tạp chí của tôi hồi đó trả nhuận bút thấp, chỉ cỡ 80 - 100 ngàn đồng/bài), nhưng anh không bao giờ phàn nàn.
      Về ứng xử, anh rất nho nhã, không to tiếng với ai bao giờ. Anh thường nhường nhịn, không để mất lòng ai. Mọi người có thể vào FB của anh để hiểu thêm.
      Về nghiên cứu, anh đã có một số đầu sách, chủ yếu là giải thích thành ngữ, tục ngữ, tôi có đọc đôi cuốn. Sách của anh dễ đọc, không đi vào phân tích lý thuyết cao siêu, mà là những lời ăn tiếng nói, ngôn ngữ hàng ngày.
      Tôi nghĩ, để hiểu về một con người không đơn giản, không nên phiến diện, không "nghe hơi nồi chõ" mà xúc phạm, làm tổn thương người khác. Cảm ơn nếu anh Nguyễn Xuân Diện đăng ý kiến này để trao đổi.
      Nguyễn Duy Hữu
      (nguyên Trưởng ban biên tập Tạp chí Khoa học và Tổ quốc)

      Xóa
    5. Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đã nhận được đơn của 16 nhà khoa học đề nghị tước chức danh giáo sư của Phạm Văn Tình! Lần này thì toi rồi Tình ơi là Tình!

      Xóa
  13. Hoan hô ông Chu Mộng Long.

    Trả lờiXóa
  14. Cải cách chữ viết như ông Bùi Hiền thì hậu quả trước mắt là bỗng nhiên 90 triệu dân VN trở thành mù chữ ngay tức khắc.

    Trả lờiXóa
  15. Em kính phục bác, từng câu như gậy chọc vào sọ mấy tên "tiên sư giáo sĩ". Bọn này phải đập đầu vào cứt mà chết cho đỡ nhụt con cái.

    Trả lờiXóa
  16. Em mê ông Chu Mộng Long mất rồi.
    Nhà ông có Ôsin chưa,
    cho em một suất dự tuyển.
    Tại em muốn thơm lây.

    Trả lờiXóa
  17. Bài viết hay quá ! Đọc xong bài này chỉ có những kẻ khuyết tật về thần kinh thì mới không mở mắt ra được.

    Trả lờiXóa
  18. "Riêng ông záo xư Ngô Như Bình học Nga văn đi dạy tiếng Việt cho sinh viên Mỹ thì tôi nghĩ trình độ của ông ta cũng như thợ làm nail bên ấy thôi chứ không thể là nhà ngữ học tầm cỡ để các báo dựa vào đấy mà bảo vệ cho sự ngu của giáo sư tiến sĩ bên này!"
    lại thêm một đứa ngu đưa đầu ra nghe chửi, sao chúng có đi học mà ngu hơn bò vậy?

    Trả lờiXóa
  19. Tranh luận làm gì, hãy tranh luận các vấn đề đang nóng trong xã hội hiện nay đi. Cứ để các ông thử áp dụng cái trò cải cách này xem đất nước có loạn lên không thì biết, dân sẽ nổi lên đập chết mấy đứa độc quyền làm bậy thôi.

    Trả lờiXóa
  20. Với logic mấy ngàn tỷ đào tạo vài ngàn tiến sỹ, việc đề suất cải tiến chữ viết thật đáng sợ.Không phản đối dữ dội chắc thể nào cũng có vài trăm tiến sỹ làm đề tài về ngôn ngữ học...

    Trả lờiXóa
  21. Ngôn ngữ là một phần của lịch sử, hãy để lịch sử tự điều chỉnh. Ngôn ngữ phụ thuộc nặng nề vào hoàn cảnh lich sử, ở thời điểm lịch sử nào thì ngôn ngữ ấy! Chẳng hạn thời bây giờ người ta không công nhận là tù nhân lương tâm mà xem tất cả là tù hình sự! Ngôn ngữ bị bóp méo còn nguy hiểm hơn những cách phát âm, cách viết thế này hay thế khác! Ở thời điểm đảo điên, các giá trị truyền thống bị đảo lộn thì ngôn ngữ trở thành lưỡi của con rắn!

    Trả lờiXóa
  22. Ngôn ngữ của quốc gia nào cũng có vấn đề! Chẳng có quốc gia nào hoàn hảo cả! Đài BBC từng đưa ra từ 'Greenwich', theo đài này thì đa số người dân Anh phát âm là /ˌɡrenw.ɪtʃ/, tuy nhiên, khi đến vùng Greenwich thì người dân ở đây phát âm là /ˌɡren.ɪtʃ/. Do vậy, Từ điển Cambridge đã phiên âm theo tiếng địa phương ở Greenwwich.
    Bao nhiêu đời nay ngôn ngữ Việt đã vậy rồi, hãy để ngôn ngữ tự nhiên thay đổi theo không thời gian, mấy ông này muốn làm "thiên tài dở hơi" nên đòi sửa! Dớ dẩn đếch chịu được!

    Trả lờiXóa
  23. Một lần nữa, Ông Chu Mộng Long bằng kiến văn sâu sắc và thực tế đã phản biện mạnh mẽ và chính xác những sai lầm của ông Bùi Hiền. VN là quốc gia có nhiều dân tộc, có nhiều địa phương phát âm khác nhau . Chính vì vậy, như CML khẳng định : " chữ viết phải đóng vai trò trung gian để thống nhất các âm đọc khác nhau ". Nói và viết có thể khác nhau nhưng chữ viết thống nhất , hiểu thống nhất trong toàn quốc là cách khắc phục hữu hiệu. Tiếng Việt sau hơn thế kỷ tự hoàn thiện dần, nay đã làm tốt chức năng này. Tôn trọng ý kiến của ông Bùi Hiền, Ngô Như Bình.. nhưng chúng tôi khẳng định lại : rất đồng tình với quan điểm của ông Chu Mộng Long.

    Trả lờiXóa
  24. Cứ muốn bỏ ngoài tai mấy chuyện của lũ chí rận nhưng cũng phải có người như CML độp vào mặt chúng như thế mới được. Rất cảm ơn CML đã nói dùm.

    Trả lờiXóa
  25. Cũng cần có những phát minh gây bất ngờ như của ông Bùi Hiền để người dân tạm quên tình trạng. thối nát của xã hội!

    Trả lờiXóa
  26. Trên cả tuyệt vời

    Trả lờiXóa
  27. Trừ Đoàn Hương tri thức ngôn ngữ học và chữ quốc ngữ bằng không nên nói bậy thì mấu TS, GS mà bài báo nhắc đến đều là những đầu óc bã đậu trong vấn đề đang bàn.
    Họ không hiểu tối thiểu rằng, tiếp nhận chữ viết (đọc sách) là tiếp nhận một chuỗi hình ảnh mà mỗi hình ảnh ở cấp độ từ vựng sẽ mang một âm đọc nào đó và có một nghĩa nào đó trong tổ hợp mang tính ngữ pháp.
    Người đã qua giai đoạn vỡ lòng ghép chữ, không ai đọc sách lại phải phân xuất thành các chữ cái ghép lại với nhau để xác định âm tương ứng và nghĩa cô lập cả. Đọc sách với người đã qua vở lòng là một quá trình tức thì chụp liên tục các hình ảnh và hiểu nghĩa ngay.
    Mọi phát thanh viên giọng bắc đều đọc "rượu" thành "diệu", "trâu" thành "châu"...nhưng tuyệt đối không gây khó khăn cho người nghe và quần chúng không thắc mắc, trừ một vài người làm nghề ngôn ngữ học thiểu năng trí tuệ.
    Chữ Hán, chữ Nôm về cơ bản cũng là một dạng chữ ghi âm theo cách của văn tự gọi là "khối vuông" (Nguyễn Tài Cẩn tính theo định lượng cấu tạo chữ), khi đọc nó, không ai đi phân xuất từng yếu tố hình thanh, giả tá... ra mới đọc được, mà học chụp hình ảnh và phát âm và hiểu ngay.
    Các ông này rách việc, đưa ra cái gọi là cải cách khi đầu óc bé tí tẹo. Tốn cơm gạo nhà nước đào tạo.

    Trả lờiXóa
  28. bài viết hay quá

    Trả lờiXóa