Về VIỆC BÁO CHÍ TRUNG QUỐC ĐƯA TIN
“PHI CÔNG VIỆT NAM CƯỚP MÁY BAY TRỰC THĂNG
CHẠY TRỐN SANG TRUNG QUỐC NĂM 1981”
Phùng Hoài Ngọc
(giới thiệu và chuyển ngữ)
LỜI DẪN
Cuối tháng 10/2017 vừa qua, sau nhiều chục năm, tin tức về một số vụ CƯỚP MÁY BAY quân sự, dân sự sau 1975 ở Việt Nam mới được thông tin trên báo TUổI TRẻ, một số báo khác đăng lại và bổ sung rầm rộ. Đặc biệt vụ cướp trực thăng của nhóm Kiều Thanh Lục bay sang Trung Quốc được công bố ít rõ ràng nhất.
Vì sao bây giờ nhà nước mới cho phép thông tin “mật” được công bố? Phải chăng, trong một tình hình mới mẻ, bây giờ lãnh đạo cần phải nêu cao cảnh giác?
Nhớ lại 4 vụ tai hoạ máy bay năm 2016. Chiếc máy bay tuần thám CASA 8983 của cảnh sát biển, chở 9 người, “mất liên lạc” trưa 16/6 khi đang đi tìm kiếm một phi công lái máy bay chiến đấu Su-30 MK2 mất tích trước đó ở vùng biển Nghệ An. Tại kỳ họp QH cuối năm 2016 (09/11/2016) thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng báo cáo sơ bộ là… chưa tìm ra nguyên nhân (hộp đen còn nằm ở Nga vẫn chưa…giải mã được) mà chỉ có dự đoán. (Nghi vấn của thiên hạ còn treo đó: SU30 rơi ở Nghệ An nhưng CASA 212 lại tìm kiếm ở giáp ranh hải phận Trung Quốc tuốt ngoài vịnh Bắc bộ ?)
Thôi thì, xin chờ 40 năm sau sẽ trả lời vì bây giờ vẫn là “bí mật quân sự” !
Chúng tôi giới thiệu một bài mới nhất của tạp chí quân sự TQ (Tân Lãng Quân Sự tạp chí) đăng lại về vụ Kiều Thanh Lục cướp trực thăng. So với báo chí VN tin tức nêu sơ sài, có thể thiếu chính xác (ví như Kiều Thanh Lục bị phạt vì vi phạm kỷ luật nên sinh ra bất mãn.v.v…) đối chứng với báo chí TQ thì không đơn giản như vậy. Trái lại, báo chí TQ cũng đưa tin ăn gian ăn bớt (việc ông Dương Văn Lợi ỏ TQ vượt biển đi Pháp nhưng TQ nói cho đi Pháp).v.v… Mặt khác, bạn đọc cũng biết thêm một “mảnh vỡ lịch sử hữu nghị” thời kỳ “chơi đểu” và giọng điệu đả kích của TQ đối với Việt Nam trong thập niên 80. Đặc biệt là, ngôn ngữ thù địch ấy vẫn còn tồn tại tới năm 2015 khi tạp chí quân sự Tân Lãng viết và đăng lại sự kiện vào ngày 21 tháng 9 năm 2015, bất chấp quan hệ hai bên đã hoà hoãn với tinh thần “16 vàng 4 tốt”.
Tạp chí TÂN LÃNG QUÂN SỰ (Quân Sự Làn Sóng Mới) 新浪军事
“PHI CÔNG VIỆT NAM CƯỚP MÁY BAY TRỰC THĂNG CHẠY TRỐN SANG TRUNG QUỐC NĂM 1981”
Ngày 21-9-2015
(越南飞行员夺取美制直升机投奔中国)
BẢN DỊCH:
BẢN DỊCH:
“Năm 1979, giữa Trung Quốc và Việt Nam nổ ra cuộc phản công tự vệ chống Việt cộng, mối quan hệ giữa hai nước đã tụt xuống dưới điểm đông lạnh (0 độ), trong những năm Tám mươi sau khi hai nước tiếp tục đối đầu, ở các ngọn núi Pháp Ca Sơn, Khấu Lâm Sơn, Lão Sơn, khu vực này cũng đã xảy ra xung đột biên giới, thời gian kéo dài trong 10 năm. Tuy nhiên, ít người biết rằng đang khi hai nước có mối quan hệ cực kỳ nghèo nàn vào năm 1981, hai phi công Việt Nam và tám người bạn đồng hành, đã chiếm máy bay Việt Nam của Tổng cục Chính trị, cuối cùng đã đào thoát thành công sang Trung Quốc !
Làm thế nào có thể khiến một hành động kinh hoàng mà cuối cùng thành công như vậy ? Điều này phải được thiếu uý Kiều Thanh Lục phi công trực thăng thí điểm không quân nói rõ. Khi Kiều Thanh Lục 27 tuổi, cha anh là một đảng viên lâu năm của Việt Nam đã được cử đến Trung Quốc để học thêm. Đảng của Lê Duẩn vào năm 1975 đã nắm bắt quyền lực cao nhất của đất nước thống nhất, kết hợp với Liên Xô tạo thành một liên minh chiến lược, vì vậy cha của Kiều Thanh Lục trong những nhân sĩ gắn bó Trung Quốc đã được đưa ra khỏi đảng.
Kiều Thanh Lục bắt đầu phục vụ Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1969. Lúc đầu, anh được đào tạo để "đánh đuổi đế quốc Mỹ và đáp ứng cho giải phóng". Nhưng đến năm 1975, tập đoàn Lê Duẩn đã chiếm được quyền lực tối cao của Việt Nam và chiến tranh vẫn chưa chấm dứt. Kiều Thanh Lục đã lái trực thăng tiếp tục đi công tác Lào và Campuchia và bôn ba biên giới Việt- Trung. Khi Kiều Thanh Lục ở Cam-pu-chia, chứng kiến nỗi kinh hoàng cuộc xâm lược của quân đội Campuchia và Việt Nam đã giết hại người rất tàn ác và lính Việt Nam đã chết nhiều không có nơi chôn cất. Thực tế là làm đổ rất nhiều xương máu làm cho anh ta cảm thấy rằng Việt Nam đang đi trong một "con đường cùng tăm tối”, khiến trái tim anh hạ quyết định cắt đứt với tập đoàn Lê Duẩn.
Một ngày tháng 4 năm 1981, Kiều Thanh Lục nói ý định bỏ trốn với những người bạn thân, một số sĩ quan cảnh sát không lực, phụ trách cơ giới Hoàng Xuân Đoàn. Đoàn cũng đã sẵn có ý tưởng bỏ trốn. Vào thời điểm đó, sau những năm chiến tranh liên tiếp, người Việt Nam đang thiếu thốn, mọi nhân viên vẻ như thiếu nghiêm túc trong công tác. Việt Nam nhằm ngăn chặn máy bay quân sự bỏ trốn đã ra quy định máy bay sau khi xuống mặt đất: la bàn và pin phải được gỡ ra để “tập trung bảo quản”.
Để chạy trốn, trước tiên phải có la bàn nam châm và pin, và hai thứ này chỉ còn có thể tìm ở thị trường chợ đen. Nhưng làm thế nào với mức lương bộ đội trong nước Việt Nam có thể đủ số tiền mua ? Trong khi họ đang lo lắng, ngẫu nhiên biết được rằng một kỹ sư hàng không (chế độ cũ) là Dương Đức Lợi cũng có ý định chạy trốn.
Dương Đức Lợi 49 tuổi, ở Sài Gòn sau khi miền Nam Việt Nam sụp đổ năm 1975, ông là một kỹ sư miền Nam và đã về hưu sau khi làm cố vấn kỹ thuật cho Hải quân Hoa Kỳ, đã bị đưa đi “cải tạo lao động”. Sau khi được thả, Dương Đức Lợi biết không có cơ hội để phát triển ở đất nước này, từ lâu đã định chạy trốn ra nước ngoài, do đó đã gặp Kiều Thanh Lục bàn kế hoạch bỏ trốn và nhận lo tất cả kinh phí.
Một hôm, họ đến cửa hàng ở Sài Gòn, Dương Đức Lợi nói: "Chúng tôi là ngư dân, cần có pin để đi biển". Nhân viên biết họ yêu cầu cấp bách và sẵn sàng trả mức giá lớn nên đồng ý. Họ cuối cùng đã đưa tới 7.000 nhân dân tệ để mua một chiếc pin cũ và cũng như vậy mua được 1 la bàn nam châm. Trên thực tế, ở Việt Nam việc mua sắm những thứ đó thường được sử dụng để buôn lậu, bán những thứ như vậy là lén lút, cũng là buôn lậu trái phép, nhưng người bán không thể nghĩ ra, khách hàng không buôn lậu bằng tàu, mà để lấy trực thăng quân sự !
Sau một loạt các chuẩn bị cẩn thận, cơ hội cuối cùng đã đến, ngày 17 tháng 9 năm 1981, Kiều Thanh Lục, Hoàng Xuân Đoàn, Dương Văn Lợi đã tiến hành thảo luận về hành động cuối cùng. Quân đội Việt Nam chỉ có một chiếc máy bay trực thăng UH-1H do Mỹ sản xuất để thị sát biên giới Trung Quốc và Việt Nam, Kiều Thanh Lục đã được chọn làm người điều khiển máy bay. Anh nghĩ đó là một cơ hội tuyệt vời để chạy trốn, chiếc trực thăng đậu ở sân bay Bạch Mai (*1) bay đến Trung Quốc không quá xa, xăng dầu máy bay trực thăng vừa đủ. Hơn nữa, Hoàng Văn Hoan ủy viên thường vụ Quốc hội bị tập đoàn Lê Duẩn bách hại, cũng đang ở Bắc Kinh, chỉ để tố cáo chân tướng tập đoàn LD tàn hại bách tính.
Trực thăng UH- 1H là một loại trực thăng đa năng do cty Bell phát triển. Chủ yếu sử dụng trong không quân, từ đại chiến thế giới II đến hôm nay, máy bay trực thăng đa năng hạng trung này lá nổi tiếng nhất thế giới, có biệt danh là "Hugh", nhưng thường xuyên hơn với biệt danh "Luokui". Buồng lái của nó rất lớn. Có thể chứa 1 phi công với 11 đến 14 lính, hoặc 6 cáng với 1 nhân viên y tế hoặc hàng hoá 1759 kg. Khả năng sử dụng cũng rất rộng. Có thể được sử dụng để vận chuyển quân đội, tuần tra vũ trang, hộ tống, xe cứu thương, cứu hộ và các nhiệm vụ khác. Trực thăng này là phương tiện hoàn hảo để đưa Kiều Thanh Lục và đoàn đi một mạch đến Trung Quốc.
Theo sự sắp xếp của Kiều Thanh Lục, Hoàng Xuân Đoàn giả bộ xin nghỉ phép, đã đến Hà Nội trước để tìm bạn thân, kỹ sư không gian Lê Ngọc Sơn. Sơn 24 tuổi nhập ngũ vào tháng 4 năm 1975, làm việc lâu dài ở sân bay Bạch Mai, thất vọng về tương lai của quân đội, mong muốn nhìn về phía trước với khát vọng thoát khỏi chốn ngục tù. Một vài ngày trước khi hành động, họ không mệt mỏi lẻn vào gần địa hình sân bay. Đồng thời, Dương Văn Lợi tìm đến thị trường chợ đen mua áo quân sự giả làm sĩ quan không quân, lên tàu đi Hà Nội.
Buổi sáng ngày 28 tháng Chín, Kiều Thanh Lục đúng giờ lái xe máy bay từ trụ sở chính đến sân bay Bạch Mai. Anh đã tìm thấy Hoàng Xuân Đoàn, Dương Văn Lợi và những người khác, để kiểm tra kế hoạch chạy trốn lần cuối cùng, và cung cấp một tuyến đường khởi hành cụ thể và phân công công việc. Ngày 30 tháng 9 lúc giờ Tý, tập hợp được 10 người chạy trốn. Lúc 4:00 chuẩn bị xong toàn bộ, Kiều Thanh Lục đón bạn đồng hành đến sân bay Bạch Mai để gửi thiết bị, và nhóm Hoàng Xuân Đoàn đi qua hai trạm canh gác thuận lợi. Đến khu trực thăng của sân bay Bạch Mai, họ "tập đi bộ" giả bộ tư thế tập thể dục, hai người đã dùng bình điện cắt dây thép gai từ sớm và đi đến trực thăng. Sau khi cài đặt pin và la bàn nam châm, Kiều Thanh Lục nhanh chóng gỡ bỏ các dây cáp cố định, máy bay cất cánh lúc 5: 07 hoặc 5:10 sáng, chiếc trực thăng tiếp nhận thêm 6 người nữa, bốc lên trời bay về hướng bắc.
Trực thăng rời sân bay Bạch Mai khoảng 1 giờ sau, quân đội mới phát hiện trực thăng đã bị cướp, do đó, một số máy bay chiến đấu MiG-21 khẩn cấp cất cánh cố gắng đánh chặn Kiều Thanh Lục. Nhưng Kiều Thanh Lục với nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật bay tốt, sau hơn hai giờ bay, cuối cùng thoát khỏi theo dõi, buộc phải hạ cánh ở huyện Đại Tân, Quảng Tây trên một ruộng khoai lang.
Nhận được thông tin trực thăng hạ cánh, lực lượng biên phòng và dân quân Trung Quốc bao vây, 10 người chạy trốn khỏi Việt Nam chủ động đưa nộp vũ khí. Kiều Thanh Lục biết tiếng Trung sơ sơ đã đại diện cho đoàn xúc động nói: "Chúng tôi là người Việt Nam, đến đây tố cáo tập đoàn Lê Duẩn".
Ngày 8 tháng 10 năm 1981, tờ Nhân Dân Nhật Báo đã đăng tin "Phản đối tập đoàn Lê Duẩn phản động hắc ám thống trị, Kiều Thanh Lục cùng mười người khác chạy trốn từ Việt Nam sang Trung Quốc để theo đuổi tự do và hạnh phúc, sau đó nhận được sự tiếp đón của các cơ quan hữu trách của chúng ta". Ngay sau đó toàn thế giới đã đón nhận sự kiện này.
Hành vi của Kiều Thanh Lục là một cái tát lớn vào mặt chính phủ Việt Nam, vì vậy phản ứng trong nước của Việt Nam là nhanh chóng buộc tội những người nói trên đã phạm tội giết người, muốn thoát khỏi các biện pháp chế tài của pháp lý nên đã trốn chạy sang Trung Quốc. Nhưng chính phủ Việt Nam đã không nghĩ rằng có tội giết người thì làm sao có thể được quyền trông giữ căn cứ quân sự Việt Nam cấp cao và đánh cắp một trực thăng UH-1H từ cơ quan đầu não của quân chủng không quân ? Tuyên bố này rõ ràng làm nổi bật sự yếu kém năng lực của chính phủ và quân đội Việt Nam.
Ngày 16 tháng 10 Nhân Dân nhật báo đăng tin "Các phòng ban hữu quan của chúng ta theo quy định của pháp luật Trung Quốc cho phép Kiều Thanh Lục và mười người khác sống ở nước ta". Chiều ngày 16 tháng 10, Kiều Thanh Lục, Hoàng Xuân Đoàn, Lê Ngọc Sơn và Dương Văn Lợi đã tổ chức 4 buổi họp báo với các nhà báo Trung Quốc và nước ngoài tại Bắc Kinh, giải thích lý do chạy khỏi Việt Nam và nói về tình hình tại Việt Nam và cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Campuchia.
Chiều ngày 20 tháng 10, nguyên lão Đảng Cộng sản Việt Nam Hoàng Văn Hoan gặp gỡ với đoàn Kiều Thanh Lục.
Sau đó, ngoài Dương Văn Lợi yêu cầu đi đến Pháp cùng bạn bè và người thân của mình, 9 người còn lại định cư ở Trung Quốc, và sự kiện đó tạo ra chiếc trực thăng huyền thoại được lưu giữ tại Học viện Hàng không Nam Kinh (ảnh dưới).
Hà Nội được coi là có hệ thống phòng không hoàn hảo nhất ở Việt Nam, với hệ thống phát hiện không gian tiên tiến và hiện đại nhất của nước này, tạo thành một mạng lưới phát hiện ba chiều với tất cả các độ cao. Không quân Việt Nam đã triển khai toàn khu vực phòng không nghiêm ngặt nhất. Tuy nhiên, Kiều Thanh Lục và những người khác lái máy bay trực thăng từ sân bay Hà Nội vượt 130 km nhưng không bị quân đội bắn hạ, và cuối cùng đã hạ cánh ở Trung Quốc thành công, xứng đáng gọi là một kỳ tích trong lịch sử hàng không thế giới”.
(tác giả: LịCH Sử CHIếN TRANH)
(新浪军事)
tạp chí Tân Lãng quân sự
(quân sự làn sóng mới)
Nguồn: http://mil.news.sina.com.cn/2015-09-21/1659839578.html
CHÚ THÍCH VỀ SỐ PHẬN SÂN BAY BẠCH MAI NGÀY NAY
(*) Sân bay Bạch Mai: Chính quyền Pháp xây dựng sân bay Bạch Mai từ 1919, nay thuộc quận Thanh Xuân… Ngày nay, hàng loạt công trình như sân tập golf rộng hàng nghìn m2 và câu lạc bộ golf hoành tráng được xây dựng trên “đất quốc phòng” do Quân chủng Phòng không Không quân quản lý nằm sát đường Lê Trọng Tấn. UBND quận Thanh Xuân nhiều lần có văn bản đề nghị làm rõ căn cứ pháp lý xây dựng các công trình này nhưng không được hồi âm (?). Từ lâu người dân sống xung quanh khu vực sân bay Bạch Mai không khỏi bất ngờ thấy từ giữa năm 2015, cùng thời điểm thi công dự án mở rộng đường Lê Trọng Tấn về phía đất sân bay Bạch Mai, hàng loạt công trình phục vụ nhu cầu vui chơi, tập luyện thể thao, dịch vụ thương mại mọc lên rầm rộ sau bức tường rào chạy dọc con đường này.Trong đó, còn có cả siêu thị điện máy, kho bãi, gara ôtô, bãi trông giữ ôtô qua đêm…, được xây dựng từ giữa năm 2015 đến nay, phục vụ mục đích cho thuê thu phí là chính.
Từ năm 2015 cho đến nay, UBND phường đã phối hợp với cơ quan liên ngành vào kiểm tra nhiều lần nhưng Quân chủng PKKQ không cung cấp hồ sơ khiến việc quản lý của chính quyền địa phương gặp nhiều khó khăn. (theo baomoi.com).
P.H.N
TÁI BÚT: Cảm ơn nữ sĩ Trung Thuần đã chỉ lối dẫn đường link cho tại hạ vào trang điện tử của tạp chí TÂM LÃNG QUÂN SỰ đọc và tạm dịch bài báo về vụ KIỀU THANH LỤC CƯỚP TRỰC THĂNG….
Cám ơn Tễu đã cho biết tin hay này . Các bí mật của đảng dần dần lộ diện . Nhưng thật buồn là các tin tức bí mật của VN như Công Hàm TT Phạm Văn Đồng , Hội nghi Thành Đô ,trận chiến Gạc Ma , vụ cướp máy bay này ... đều do Trung quốc công bố .
Trả lờiXóaBiết đâu nhóm này chẳng phải là tình báo mà ta cố tình thả sang TQ? Khựa ơi, đừng tưởng bở.
Trả lờiXóaBài học đắt giá !
Trả lờiXóa