Cụ bà Hoàng Minh Hồ dự lễ 480 năm ngày mất của Thành tổ
Triết vương Trịnh Tùng
tại Văn Miếu (cụ ông Trịnh Văn Bô là
trực hệ đời thứ 15 Chúa Trịnh Tùng) - Ảnh: X.B
.
Chuyện chiếc tràng kỷ ở nhà cụ bà Trịnh Văn Bô
(tiếp)
Chiếc tràng kỷ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nghỉ ngơi, từng rời nhà 48 Hàng Ngang theo chủ nhân về căn nhà chật chội ở phố Nguyễn Gia Thiều một thời gian dài. Và sau cùng là năm 2003 về lại 34 Hoàng Diệu.
Năm 1986 tướng Hoàng Văn Thái mất. Thời gian đó Bộ Quốc phòng xây nhà cho các tướng lĩnh tại khu tập thể Liễu Giai rộng rãi khang trang. Đây là khu biệt thự dành riêng cho các tướng lĩnh hàng đầu quân đội. Ngày 24.6.1988, ông Lê Đức Thọ gửi thư cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh thông báo ý kiến của các ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ về việc cả 3 ông nhất trí cho gia đình ông bà Trịnh Văn Bô cùng các con cái cháu chắt được về sống tại 34 Hoàng Diệu.
Ngày 19.12.1988, ông Lê Đức Thọ gửi thư cho gia đình ông bà Trịnh Văn Bô thông báo nội dung nói trên. Ông Lê Đức Thọ còn thay mặt Bộ Chính trị chỉ thị cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh bố trí nhà ở cho đại tướng Hoàng Văn Thái sao cho thật tốt, sao cho xứng đáng với công lao của đại tướng. Sau đó bà quả phụ đại tướng Hoàng Văn Thái đã chuyển về khu Liễu Giai.
Ngày 1.6.1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tức Thủ tướng Chính phủ) Đỗ Mười phê chuẩn việc trả lại nhà 34 Hoàng Diệu cho ông bà Trịnh Văn Bô. Ngày 10.7.1990, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo cũng có ý kiến nhất trí việc trả nhà cho ông bà Bô.
Nhưng mãi đến năm 1993, gia đình bà Bô vẫn chưa nhận được nhà.
Cuối năm 1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt giao cho Phó thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết định trả nhà 34 Hoàng Diệu cho bà Bô.
Ngày 24.10.1994, có hẳn một cuộc họp giữa Bộ Quốc phòng, UBND thành phố Hà Nội và Sở Nhà đất thành phố Hà Nội quyết định trả nhà cho bà Bô.
Nhưng không hiểu sao sau cuộc họp đó gia đình bà Trịnh Văn Bô vẫn không nhận được nhà!?
Thời điểm ấy, phóng viên vài tờ báo (trong đó có người viết bài này) khi nhận được đơn thư của bà quả phụ Trịnh Văn Bô đã bức xúc trước điều kỳ quặc đến khó hiểu, rằng từng ấy cá nhân cùng cơ quan có trách nhiệm đã quyết định việc trả nhà 34 Hoàng Diệu cho gia đình bà Bô với ngần ấy chữ ký đầy quyền lực mà bà vẫn chưa có giấy tờ hợp pháp được đến ở nhà 34 Hoàng Diệu thuộc chủ quyền của mình!
Tôi và đồng nghiệp chỉ còn cái cách muôn thuở, cái công việc đằng sau mặt báo tẻ ngắt, vô thưởng vô phạt, và cũng là hèn, vô trách nhiệm nữa là "kính chuyển" những lá đơn của gia đình bà Bô đến các cơ quan có trách nhiệm!
Mãi cho đến 9 năm sau, phải 9 năm, bằng độ dài thời gian của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, gia đình bà quả phụ Trịnh Văn Bô mới được trở về ngôi nhà cũ của mình ở 34 Hoàng Diệu, với những giấy tờ về bằng khoán điền thổ của ngôi nhà mà gia đình bà đã mua từ trước năm 1945.
Nhưng ít ai biết rằng để vào được chính ngôi nhà của mình sau những dằng dặc chầu chực xin xỏ, một việc mạo hiểm và vô tiền khoáng hậu đã diễn ra. Anh con trai thứ của ông bà Trịnh Văn Bô là Trịnh Cần Chính (vốn là bạn chung của chúng tôi) chắc do quá bức xúc việc đòi nhà cứ phải chờ đợi dằng dặc… nên đã "liều". Chính đã chọn đúng đêm 10.10.2003, ngày "giải phóng Thủ đô" để làm cái việc… giải phóng cho nhà mình. Tầm 3 giờ sáng, Chính đã cõng mẹ vượt rào đột nhập vào chính nhà mình ở 34 Hoàng Diệu.
Cũng cần nói thêm, không hiểu sao ngay sáng hôm sau, một số tòa báo nhận được điện thoại (không biết ai gọi?) rằng các nhà báo hãy đến ngay nhà 34 Hoàng Diệu vì "có vụ nhảy dù chiếm nhà bất hợp pháp"…
Tôi và một số đồng nghiệp đến nơi thấy cụ bà Trịnh Văn Bô, cái can chống hờ đỡ một bên người, mái tóc cước rung rinh trong nắng sớm, cười hiền hậu giọng sang sảng: “Nào, mời các nhà báo lên nhà uống nước...”.
Các ký giả có mặt bữa đó đều phát hoảng. Hóa ra, người nhảy dù là bà cụ Bô mà bao nhiêu năm họ đã quá quen mặt!
Chúng tôi tíu tít theo chân cụ lên nhà chuyện vãn một hồi rồi giải tán... Bởi có việc chi mà phải hỏi han với lại cật vấn? Những tờ giấy có những chữ ký cùng các dấu mộc đầy quyền lực ghi rất rõ cái việc cụ là chủ sở hữu hợp pháp nhà 34 Hoàng Diệu này. Nhà cụ thì cụ cứ việc ở.
Chiếc tràng kỷ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nghỉ ngơi, từng rời nhà 48 Hàng Ngang theo chủ nhân về căn nhà chật chội ở phố Nguyễn Gia Thiều một thời gian dài. Và sau cùng là năm 2003 về lại 34 Hoàng Diệu.
Đã mấy lần lên 34 Hoàng Diệu gặp ông bạn Trịnh Cần Chính nhưng quên chưa kịp hỏi nhà 34 này đã có sổ đỏ chưa.
Và nữa làm hàng xóm với cụ Võ Đại tướng từ năm 2003, ông bạn mình đã có lần nào dắt mẹ sang nhà 36 Hoàng Diệu chơi? Hàng xóm đã đành. Nhưng có một thời đẹp hơn huyền thoại là "Anh Văn" từ chiến khu cùng cụ Hồ về Hà Nội đã từng lưu lại từ ngày 24.8 đến 27.9.1945 tại nhà 48 Hàng Ngang của cô chú Trịnh Văn Bô thân thương trong những ngày thu Hà thành lịch sử.
… Không chỉ có tấm ảnh rơi ra. Còn một gói trà nhỏ nữa. Bữa thăm gặp và hầu chuyện cụ năm ấy, cuối buổi, cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ mang ra một lọ trà. Cụ lui cui san ra một ấm, lấy một tờ lịch tường gói lại. Cụ đưa tôi bảo mang về mà uống. Rằng đây là thứ trà sen chính tay cụ tẩm ướp. Rằng cái thuở cụ Hồ và các ông lãnh đạo khi ở nhà 48 Hàng Ngang vẫn dùng thứ trà sen này.
Gói trà tròn một ấm một bình vẫn còn đây, mà Lão Phật Bà đã về cõi!
Xuân Ba
Năm 1986 tướng Hoàng Văn Thái mất. Thời gian đó Bộ Quốc phòng xây nhà cho các tướng lĩnh tại khu tập thể Liễu Giai rộng rãi khang trang. Đây là khu biệt thự dành riêng cho các tướng lĩnh hàng đầu quân đội. Ngày 24.6.1988, ông Lê Đức Thọ gửi thư cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh thông báo ý kiến của các ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ về việc cả 3 ông nhất trí cho gia đình ông bà Trịnh Văn Bô cùng các con cái cháu chắt được về sống tại 34 Hoàng Diệu.
Ngày 19.12.1988, ông Lê Đức Thọ gửi thư cho gia đình ông bà Trịnh Văn Bô thông báo nội dung nói trên. Ông Lê Đức Thọ còn thay mặt Bộ Chính trị chỉ thị cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh bố trí nhà ở cho đại tướng Hoàng Văn Thái sao cho thật tốt, sao cho xứng đáng với công lao của đại tướng. Sau đó bà quả phụ đại tướng Hoàng Văn Thái đã chuyển về khu Liễu Giai.
Ngày 1.6.1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tức Thủ tướng Chính phủ) Đỗ Mười phê chuẩn việc trả lại nhà 34 Hoàng Diệu cho ông bà Trịnh Văn Bô. Ngày 10.7.1990, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo cũng có ý kiến nhất trí việc trả nhà cho ông bà Bô.
Nhưng mãi đến năm 1993, gia đình bà Bô vẫn chưa nhận được nhà.
Cụ Hoàng Thị Minh Hồ - Ảnh: X.B
Cuối năm 1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt giao cho Phó thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết định trả nhà 34 Hoàng Diệu cho bà Bô.
Ngày 24.10.1994, có hẳn một cuộc họp giữa Bộ Quốc phòng, UBND thành phố Hà Nội và Sở Nhà đất thành phố Hà Nội quyết định trả nhà cho bà Bô.
Nhưng không hiểu sao sau cuộc họp đó gia đình bà Trịnh Văn Bô vẫn không nhận được nhà!?
Thời điểm ấy, phóng viên vài tờ báo (trong đó có người viết bài này) khi nhận được đơn thư của bà quả phụ Trịnh Văn Bô đã bức xúc trước điều kỳ quặc đến khó hiểu, rằng từng ấy cá nhân cùng cơ quan có trách nhiệm đã quyết định việc trả nhà 34 Hoàng Diệu cho gia đình bà Bô với ngần ấy chữ ký đầy quyền lực mà bà vẫn chưa có giấy tờ hợp pháp được đến ở nhà 34 Hoàng Diệu thuộc chủ quyền của mình!
Tôi và đồng nghiệp chỉ còn cái cách muôn thuở, cái công việc đằng sau mặt báo tẻ ngắt, vô thưởng vô phạt, và cũng là hèn, vô trách nhiệm nữa là "kính chuyển" những lá đơn của gia đình bà Bô đến các cơ quan có trách nhiệm!
Mãi cho đến 9 năm sau, phải 9 năm, bằng độ dài thời gian của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, gia đình bà quả phụ Trịnh Văn Bô mới được trở về ngôi nhà cũ của mình ở 34 Hoàng Diệu, với những giấy tờ về bằng khoán điền thổ của ngôi nhà mà gia đình bà đã mua từ trước năm 1945.
Nhưng ít ai biết rằng để vào được chính ngôi nhà của mình sau những dằng dặc chầu chực xin xỏ, một việc mạo hiểm và vô tiền khoáng hậu đã diễn ra. Anh con trai thứ của ông bà Trịnh Văn Bô là Trịnh Cần Chính (vốn là bạn chung của chúng tôi) chắc do quá bức xúc việc đòi nhà cứ phải chờ đợi dằng dặc… nên đã "liều". Chính đã chọn đúng đêm 10.10.2003, ngày "giải phóng Thủ đô" để làm cái việc… giải phóng cho nhà mình. Tầm 3 giờ sáng, Chính đã cõng mẹ vượt rào đột nhập vào chính nhà mình ở 34 Hoàng Diệu.
Một góc khu biệt thự 34 Hoàng Diệu - Ảnh: X.B
Cũng cần nói thêm, không hiểu sao ngay sáng hôm sau, một số tòa báo nhận được điện thoại (không biết ai gọi?) rằng các nhà báo hãy đến ngay nhà 34 Hoàng Diệu vì "có vụ nhảy dù chiếm nhà bất hợp pháp"…
Tôi và một số đồng nghiệp đến nơi thấy cụ bà Trịnh Văn Bô, cái can chống hờ đỡ một bên người, mái tóc cước rung rinh trong nắng sớm, cười hiền hậu giọng sang sảng: “Nào, mời các nhà báo lên nhà uống nước...”.
Các ký giả có mặt bữa đó đều phát hoảng. Hóa ra, người nhảy dù là bà cụ Bô mà bao nhiêu năm họ đã quá quen mặt!
Chúng tôi tíu tít theo chân cụ lên nhà chuyện vãn một hồi rồi giải tán... Bởi có việc chi mà phải hỏi han với lại cật vấn? Những tờ giấy có những chữ ký cùng các dấu mộc đầy quyền lực ghi rất rõ cái việc cụ là chủ sở hữu hợp pháp nhà 34 Hoàng Diệu này. Nhà cụ thì cụ cứ việc ở.
Chiếc tràng kỷ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nghỉ ngơi, từng rời nhà 48 Hàng Ngang theo chủ nhân về căn nhà chật chội ở phố Nguyễn Gia Thiều một thời gian dài. Và sau cùng là năm 2003 về lại 34 Hoàng Diệu.
Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ dự lễ tưởng niệm Thành tổ Triết vương Trịnh Tùng
tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám - Ảnh: X.B
Đã mấy lần lên 34 Hoàng Diệu gặp ông bạn Trịnh Cần Chính nhưng quên chưa kịp hỏi nhà 34 này đã có sổ đỏ chưa.
Và nữa làm hàng xóm với cụ Võ Đại tướng từ năm 2003, ông bạn mình đã có lần nào dắt mẹ sang nhà 36 Hoàng Diệu chơi? Hàng xóm đã đành. Nhưng có một thời đẹp hơn huyền thoại là "Anh Văn" từ chiến khu cùng cụ Hồ về Hà Nội đã từng lưu lại từ ngày 24.8 đến 27.9.1945 tại nhà 48 Hàng Ngang của cô chú Trịnh Văn Bô thân thương trong những ngày thu Hà thành lịch sử.
… Không chỉ có tấm ảnh rơi ra. Còn một gói trà nhỏ nữa. Bữa thăm gặp và hầu chuyện cụ năm ấy, cuối buổi, cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ mang ra một lọ trà. Cụ lui cui san ra một ấm, lấy một tờ lịch tường gói lại. Cụ đưa tôi bảo mang về mà uống. Rằng đây là thứ trà sen chính tay cụ tẩm ướp. Rằng cái thuở cụ Hồ và các ông lãnh đạo khi ở nhà 48 Hàng Ngang vẫn dùng thứ trà sen này.
Gói trà tròn một ấm một bình vẫn còn đây, mà Lão Phật Bà đã về cõi!
Xuân Ba
Vừa là nhà báo , vừa là một nhân chứng về ngôi nhà 34 Hoàng Diệu , một bài viết hay của Xuân Ba .
Trả lờiXóaCụ bà đẹp lão quá, trông Cụ rất tinh anh, đôn hậu. Sự việc của Cụ chắc chỉ có Trời giúp thì mới may ra. Mà Cụ cũng thuộc giòng dõi của thiên tử (con trời) con vua, cháu chúa rồi còn gì? Yêu ma, quỉ quái trần gian sau cùng rồi cũng phải trả lại công lý cho Cụ thôi. Hãy cứ tin Trời cao có mắt, chằng sai đâu!
Trả lờiXóaĐúng là không thể hiểu được cái thể chế này ra làm sao nữa.
Trả lờiXóaCấp QL Nhà nước cao nhất đã ký mà cấp dưới không thực hiện cũng chịu là cái lý làm sao.Nếu không nhầm thì những năm đó, Ông Phạm Văn Trà làm BT QP thì phải.?
Nhà tướng Giáp là số 30 Cụ Ba Xuân ạ.
Trả lờiXóa