Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

QUANH VIỆC GỌI BÀ BỘ TRƯỞNG Y TẾ LÀ "MỤ"


Chu Mộng Long
20 Tháng 10 - 2017

NÊN PHẠT TỘI HÈN

Bác sĩ Hoàng Công Truyện viết, nguyên văn: "Mụ ni về nghỉ là vừa, để các GS có kinh nghiệm, chuyên môn y lên thay và dẫn dắt ngành y sang một bước tiến mới. Chỉ một việc an ninh bệnh viện mà không tham mưu nổi cho CP can thiệp mà làm bộ trưởng. Bà có đi về cơ sở đâu mà hiểu nỗi khổ các y, bs tuyến cơ sở".


Viết được như thế là không hèn.

Có chối kiểu gì thì rành rành trong công văn số 4009/BYT-VPB1 ngày 15 tháng 7 do ông Nguyễn Xuân Trường, Chánh văn phòng Bộ Y tế, thừa lệnh Bộ trưởng ký, tại nội dung số 1, đã yêu cầu Giám đốc Sở Y tế Thừa Thiên Huế phối hợp với Công an xử phạt theo quy định của Bộ Thông tin và truyền thông.

Gọi Bộ trưởng "mụ ni" là bôi nhọ. Vậy người Huế gọi chùa Thiên Mụ là có bôi nhọ thánh thần không? Hay Bộ Y tế đòi phải gọi Bộ trưởng là Thiên Mụ, tức Mụ Giời?
Đây không phải là thù địch nữa mà là thù vặt.

Nhưng cũng thật lạ là, Bộ Y tế có quyền ra lệnh cho Sở Y tế Thừa Thiên Huế chứ sao lại ra lệnh luôn cho Công an tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thông? Mà nữa, kỉ luật một viên chức là có Hội đồng kỉ luật chứ ai ra lệnh được ai?

Về nguyên tắc Công an và Sở Thông tin và Truyền thông có quyền bác bỏ yêu cầu của Bộ Y tế nếu thấy yêu cầu đó không đúng chứ sao lại răm rắp chấp hành mệnh lệnh của Bộ Y tế?

Bộ Y tế có công an và cơ quan quản lý truyền thông riêng cho mình à?

Riêng bác sĩ Hoàng Công Truyện đã cúi đầu kiểm điểm nhận tội thì rõ ràng từ không hèn với cấp trên đã thành hèn mạt khi đối mặt với công an và cơ quan quản lý truyền thông. Chính sự hèn là mảnh đất nuôi dưỡng bạo chúa và độc tài.

Vụ việc đã 3 tháng, nay mới xì ra, chứng tỏ vị bác sĩ này có một thần kinh tệ hại.

Tôi đề nghị, thay vì phạt tội bôi nhọ, hãy phạt bác sĩ Hoàng Công Truyện tội dung dưỡng độc tài làm cho cơ quan chức năng không còn khả năng nhận biết đúng sai, vi phạm nghiêm trọng dân chủ ở cơ sở.

Theo tôi, không thu hồi quyết định mà thay quyết định. Thay ký luật cảnh cáo thành cách chức Phó trưởng khoa, vì làm đến phó khoa mà hèn như vậy thì nguy hiểm cho nhiều người. Phạt tăng gấp ba số tiền 5 triệu anh ta đã nộp cho Sở Thông tin và Truyền thông để chữa bệnh hèn cho cán bộ viên chức!

--------------

Chu Mộng Long

CẦN HUẤN LUYỆN VĂN HÓA - ĐẠO ĐỨC CHO CÁN BỘ 

(Qua câu chuyện về Mụ Bộ trưởng Y tế) Rốt cuộc, người ta kỷ luật và phạt "em" Hoàng Công Truyện chỉ vì cái tội gọi Bộ Trưởng Y tế là Mụ. Bởi những nội dung khác: không xuống cơ sở nên chưa hiểu hết nỗi khổ cuả bác sĩ tuyến dưới, chưa tham mưu tốt về vấn đề an ninh của bệnh viện là những nội dung chân thực và mang tính góp ý xây dựng.

Một số báo nhấn mạnh chữ "mụ" bị xem như một sự xúc phạm Bộ trưởng. Một giáo viên ở Đăk Lăk có tên Lê Văn Đức vừa bình luận (trên trang bọ Nguyễn Quang Vinh) như đinh đóng cột rằng, dùng chữ Mụ để xưng hô là xúc phạm quá đáng. Anh ta dẫn chứng cổ tích: "mụ dì ghẻ độc ác", "mụ hàng cá"... được dùng với hàm nghĩa chỉ người đàn bà tham lam, độc ác!

Nếu quả thật Bộ Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế và Công an Thừa Thiên Huế phạt tội "em" Truyện chỉ vì dùng từ Mụ để xưng hô với Bộ trưởng thì tôi khẳng định chắc chắn luôn, rằng bốn cái cơ quan ấy có trình độ quan trí đến mức báo động đỏ. Vô văn hóa và đạo đức có thể gây nguy hiểm cho xã hội và ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ.

Mụ là từ gốc Hán (妈), còn có âm đọc là Ma, Mẫu, nghĩa gốc là mẹ đẻ, kể cả người vú nuôi, sau đó gọi chung cho người phụ nữ đã có con hoặc đứng tuổi. Nói chung Mụ là từ xưng hô thể hiện sự kính trọng đối với phụ nữ.

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu (hay Mụ), có huyền thoại về 12 bà Mụ giúp Trời nặn nên con người; sau trở thành các bà Tiên phù trợ sự sinh nở, còn gọi là Mụ Nặn. Ngày xưa, trong dân gian, những người đỡ đẻ đều gọi là Mụ bằng tất cả sự tôn kính.

Mụ là một biểu tượng về quyền lực sinh nở trong văn hóa dân gian. Chùa Thiên Mụ tại Huế còn gọi là chùa Thiên Mẫu, gốc Chăm cũng mang ý nghĩa như vậy.

Xem sự xưng hô bằng Mụ là xúc phạm, bôi nhọ Bộ trưởng chỉ khi bà Bộ trưởng đang là gái tơ và mãi mãi không muốn làm mẹ (!?)

Anh chàng giáo viên Lê Văn Đức trên kia cũng hàm hồ khi dẫn chứng "mụ dì ghẻ", "mụ hàng cá" để gán cho nghĩa "tham lam, độc ác". Anh dẫn chứng như vậy thì chữ Vua, chữ Tướng cũng thành xúc phạm: "Vua ăn mày", "Tướng cướp"... Thậm chí Đảng cũng thành xấu: "Đảng tặc", "Đảng cướp"... Tôi đồ rằng anh ta là giáo viên mà không biết một cụm từ có danh từ và định ngữ nên cứ phán bừa. Dốt mà tỏ ra nguy hiểm là ở chỗ đó!

Đó là tôi nói về văn hóa. Vô văn hóa thì kéo theo vô đạo đức, dẫn đến hiếp người quá đáng. Mà có đến bốn cơ quan quyền lực cùng hiếp một bác sĩ như hiếp một em học sinh tiểu học!

Cuối cùng thì tôi nói về văn hóa - đạo đức cách mạng. Hồ Chí Minh dạy: Cán bộ là đầy tớ hay công bộc trung thành của nhân dân. Câu này chắc chắn cán bộ thuộc làu làu vì năm nào cũng tổ chức học tập và làm theo gương tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Với đạo đức - văn hóa ấy, "em" bác sĩ Truyện có gọi bà Bộ trưởng Y tế là "con ở", "con sen" cũng không thể gọi là xúc phạm, bôi nhọ vì gọi đúng tư cách cán bộ cách mạng, trừ phi các đảng viên cộng sản chỉ thuộc lời dạy của lãnh tụ ở đầu môi chót lưỡi, còn thực tâm thì luôn nghĩ mình là ông cố nội của nhân dân!

Nói thẳng với bà Bộ trưởng Y tế, và không chỉ với bà, rằng cán bộ nào không chịu làm công bộc của nhân dân thì hãy từ chức về làm nhân dân, tức làm chủ, để không ai dám "xúc phạm" hay "bôi nhọ" nữa!

Tôi hoan hô Bộ trưởng Trương Minh Tuấn. Huế phải rút quyết định xử phạt và phải xin lỗi "em bác sĩ" vì đã xúc phạm nhân dân!

Đến đây thì tôi hoàn toàn đồng ý thành lập Viện Văn hóa - Đạo đức để huấn luyện, tức thuần hóa cán bộ đảng viên, giúp họ đảm bảo tư cách văn hóa - đạo đức mà làm đầy tớ tốt của nhân dân!

------------

(*) Chữ "huấn luyện", tôi dùng lại của ông Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng khi đề xuất lập Viện Đạo đức học để huấn luyện đạo đức cán bộ.

16 nhận xét :

  1. "được dùng với hàm nghĩa chỉ người đàn bà tham lam, độc ác"

    Bộ trưởng Tiến, rất may mắn, có cả 2 đức tính đó, như vậy gọi "mụ" là chính xác .

    Nhưng "chính xác" ở Việt Nam không có chỗ chen chân, lấy chi đứng . Hoàng Văn Truyện có tội là phải gòi .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nên lập viện đạo đức ngành y ngay và luôn, giống như viện đạo đức để dạy cán bộ. Cứ chỗ nào mất hết đạo đức là phải khẩn trương lập viện để cứu.

      Xóa
    2. Con quỷ cái.

      Xóa
  2. Đạo đức công dân không cho phép ai phải làm đầy tớ cho ai!
    Chúng ta phục vụ hoặc lãnh đạo những người bình đẳng với mình về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật.
    tư tưởng làm công bộc đầy tớ.., là tư tưởng của một kẻ nô lệ.

    Trả lờiXóa
  3. Đọc bài của Chu Mộng Long cũng thấy đỡ tủi khi Việt nam còn có những người tường tận về chân lý, dám nói ra được lẽ phải. Để xã hội phát triển chúng ta qúa cần những cái tâm và cái tầm như Chu Mộng Long'

    Trả lờiXóa
  4. ..Mụ, hay là bà này trước làm nghề đỡ đẻ. Bà Mụ, gọi nôm na là Mẹ sanh là những người trong làng xã phụ trách vấn đề sinh đẻ. Con mụ, thì trong tiếng Việt chỉ người đan bà có tai tiếng xấu. Mụ (không có con hay bà) thì lại là trung tính.. ai hiểu sao thì hiểu. Tôi thấy ông bác sĩ ở Thừa Thiên dùng cách xưng hô này là thích hợp.

    Trả lờiXóa
  5. Bác Tễu cho mọi người xem bài này để nghe "Huế nói" nhé!
    Bài Tiếng Huế Xứ Tôi, để mọi người hiểu thêm về tiếng nói của người xứ Huế.
    (saigonocean.com/giaitri/V-html/tiengHue.htm)












    Trả lờiXóa
  6. Bức họa chuẩn xác cho Bộ trưởng Tiến kim thị như sau: Tay thì cầm cái liềm phạng cỏ, mặc áo choàng đen, đầu đội khăn đen thêm cái kính đen nữa và cưỡi cái gì đen nữa. Ghê quá, tưởng trẻ con thôi chứ đến Bác sĩ cũng phát khiếp thì nên gọi là danh gì cho phù hợp đây.

    Trả lờiXóa
  7. Nếu không đồng ý gọi là mụ thì gọi là "Ẩu" tức là Tiến Ẩu, hay Kim Tiến Ẩu

    Trả lờiXóa
  8. Nhất trí với ý kiến của CML, chỉ có một điểm không đồng ý là không được đuổi mụ Tiến về với nhân dân. Nhân dân không nhận loại này.

    Trả lờiXóa
  9. Nhà em xin mách, nhà thơ 5 chữ Thái Bá Tân cũng gọi vợ mình là MỤ;
    Đề nghị bộ 4-5T phối kết hợp công an phạt nhà thơ về tội bôi nhọ vợ mình.

    Trả lờiXóa
  10. Tiếng "Mụ" xứ Huế còn có ý nghĩa kính trọng kẻ bậc trên nữa. Thời Nhà Nguyễn, "Mụ" được dành cho bậc quan lại cấp cao và đáng kính trọng ( Kể cả đàn ông- ví dụ gia nhân trong nhà họ Ngô đều gọi Ông Diệm, ông Cẩn là Mụ Diệm, Mụ Cẩn...)đến nay người trong các dòng họ vua, chúa, quan lại... vẫn thường dùng.

    Trả lờiXóa
  11. Bác Long luôn luôn đúng

    Trả lờiXóa
  12. Tôi gọi BT y tế kim Tiến là CON MỤ TIẾN.

    Trả lờiXóa
  13. theo tôi thì ngôn ngữ Việt chẳng có cái từ ngữ nào để chỉ loại người này .nếu gọi bằng mụ hay gì gì đi nữa thì vẫn còn coi đó là một con người

    Trả lờiXóa