Chuyên gia: Việt Nam không nên trông đợi
26/09/2017
Chỉ hai ngày sau khi Đức tuyên bố tạm dừng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, chính trường Đức chứng kiến sự thất bại của Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD), đảng của vị ngoại trưởng.
Điều này dẫn đến một số phỏng đoán ở Việt Nam rằng chính sách của Đức về vụ Trịnh Xuân Thanh có thể thay đổi. Nhưng những người am hiểu nước Đức nói phỏng đoán như vậy là điều “hão huyền”.
Theo kết quả bầu cử Đức hôm 24/9, khối Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo và Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) của đương kim thủ tướng Angela Merkel giành 33% số phiếu. Tuy thấp những vẫn cho phép bà tiếp tục nắm chức thủ tướng trong thêm một nhiệm kỳ thứ tư.
Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của ông ngoại trưởng Sigmar Gabriel chỉ đạt trên 20%. SPD là một đảng đối tác trong liên minh cầm quyền của bà Merkel cho đến cuộc bầu cử.
Đây được xem là kết quả tồi tệ nhất của SPD trong một cuộc tổng tuyển cử tính từ sau năm 1945. Đảng này tuyên bố “rút kinh nghiệm từ những sai lầm” trong việc liên minh với khối của bà Merkel, và sẽ rút ra khỏi liên minh để quay sang phe đối lập.
Với động thái đó, ông Gabriel sẽ mất chức ngoại trưởng và nước Đức sẽ có tân ngoại trưởng khi bà Merkel lập liên minh với các đảng đối tác khác với trước đây.
Bộ Ngoại giao Đức dưới quyền ông Gabriel hôm 22/9 tuyên bố trục xuất thêm một nhà ngoại giao Việt Nam, đồng thời tạm dừng quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước vì vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.
Đức nói Hà Nội không hồi đáp một cách phù hợp các yêu cầu của Đức, đề nghị phía Việt Nam xin lỗi và cam kết không thực hiện những hành động vi phạm pháp luật Đức, tương tự như vụ bắt cóc ông Thanh, một quan chức tham nhũng đã bỏ trốn khỏi Việt Nam.
Sự kiện đảng SPD bị xem là “thua to” được một số người Việt Nam đón nhận như một “tin mừng”, thể hiện qua những ý kiến bày tỏ trên mạng xã hội. Họ cho rằng ít nhất là trong khoảng 1 tháng, khi Đức trong quá trình lập chính phủ mới, sẽ không có thêm quyết định gì về vụ này.
Nói với VOA, một chuyên gia am hiểu về Đức đề nghị không nêu tên cho rằng phỏng đoán như vậy là “hão huyền” vì chưa hiểu về bản chất vụ việc theo cách nhìn từ phía Đức.
Theo chuyên gia này, người Đức rất phẫn nộ về việc Việt Nam cử người sang bắt cóc ông Thanh ở Berlin và đây “không phải là chuyện ngoại giao, mà là vấn đề an ninh nội địa của Đức”.
Dù ai là ngoại trưởng Đức, nước này cũng không bỏ qua việc an ninh quốc gia của họ bị xâm phạm, chuyên gia nhận định.
Hiểu sai về quan điểm của Đức là điều nguy hiểm, chuyên gia này cảnh báo. Vị này bổ sung thêm rằng cũng thật “ngây thơ” nếu nghĩ rằng việc thay đổi các quan chức trong nội các sẽ dẫn đến thay đổi về chính sách.
“Ở Đức, các chính trị gia ra đi nhưng các nhiệm vụ tư pháp, hành chính vẫn ở lại”, chuyên gia nói.
Cùng chung nhận định này, chị Thảo Wiesner, một nhà tư vấn thuộc tổ chức Loening - Nhân quyền và Kinh doanh Có Trách nhiệm, nói với VOA:
“Việc thay đổi về nhân sự hay nội các hay là đảng sẽ không liên quan gì đến vấn đề này. Tại vì bất kỳ đảng nào lên, chỉ tiêu quan trọng nhất của họ cũng là dân chủ và nhà nước pháp quyền. Họ không thể chấp nhận rằng có người bị bắt cóc trên đất nước của họ được. Bắt cóc trên nước họ là vi phạm rất nặng nề. Bất kể là đảng SPD, CDU, hay Đảng Xanh hay đảng gì đó, họ sẽ không thể chấp nhận việc đó được”.
Hiện cư trú ở Berlin, với hiểu biết về Đức từ hơn 14 năm qua, chị Thảo dự báo việc nền kinh tế lớn nhất châu Âu và thứ ba thế giới tạm dừng đối tác chiến lược với Việt Nam sẽ có những tác động lớn:
“Viện trợ và phát triển, những quan hệ hàn lâm, khoa học, và quan hệ kinh tế sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề. Tôi nghĩ rằng sức ép này sẽ về lâu về dài và phía Đức sẽ làm cứng rắn và cương quyết. Khi có đối tác hay thiết lập quan hệ ngoại giao, điều họ cần là đất nước đó phải là đất nước pháp quyền. Khi có vi phạm về nhân quyền, hay thỏa thuận giữa hai nước bị vi phạm, họ sẽ không để yên được, họ sẽ làm đến cùng”.
Chỉ vài giờ sau khi Đại sứ quán Đức ở Hà Nội đăng lại tuyên bố của Bộ Ngoại giao về tạm dừng đối tác chiến lược trên trang Facebook của đại sứ quán hôm 22/9, họ đã bổ sung một đoạn lời dẫn ở đầu.
Trong đoạn văn này, Đại sứ quán Đức nhấn mạnh một điểm quan trọng là trong cuộc chiến chống tham nhũng, Đức và các nước trong Liên hiệp châu Âu “luôn sát cánh” với các đối tác của mình, trong đó có Việt Nam.
Nhưng đại sứ quán lưu ý rằng cuộc đấu tranh này “phải dựa trên luật pháp của nhà nước pháp quyền, luật pháp quốc tế và sự tôn trọng lẫn nhau”.
Chị Thảo nói về những gì Việt Nam có thể làm trong hoàn cảnh hiện nay:
“Tôi không phủ nhận rằng ông Thanh là người có tội. Thế nhưng việc bắt người phải làm đúng thủ tục, chứ không thể tự tiện đem ô tô sang bắt cóc người ta được. Việt Nam nên xin lỗi và có sự công khai để cả phía Đức và phía nhân dân Việt Nam có một sự thỏa đáng”.
VOA đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam để hỏi về phản ứng của họ trước tuyên bố của Đức, nhưng chưa nhận được câu trả lời.
Lúc này, đang có những thông tin trái ngược nhau về các diễn biến liên quan. Trên trang web Thoibao.de, tạp chí của cộng đồng người Việt tại Đức, hôm 26/9 có tin phái bộ ngoại giao Đức từ chối cấp visa cho một đoàn công tác cấp tỉnh của Việt Nam, đồng thời du học sinh, người lao động Việt Nam có thể gặp thêm khó khăn khi xin visa.
Ông Lê Trung Khoa, chủ của báo mạng này, khẳng định với VOA thông tin đã đăng là đáng tin cậy nhưng vì lý do tế nhị ông không thể tiết lộ nguồn tin liên quan đến đoàn Việt Nam.
Về vấn đề visa cho sinh viên, người lao động, ông Khoa đưa ra bằng chứng là ảnh chụp màn hình trang web của Tổng Lãnh sự quán Đức ở thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, lịch đăng ký phỏng vấn xin visa cho thời gian cư trú trên 90 ngày bị “đóng băng” ít nhất tới hết tháng 1/2018. Lãnh sự quán Đức không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào.
VOA đã cố gắng nhưng không liên lạc được với đại diện của Phòng Văn hóa và Báo chí, Đại sứ quán Đức, để kiểm chứng thông tin.
Trong khi đó, trang Facebook và báo điện tử chính thức của chính phủ Việt Nam cho biết sáng 26/9, tại Cần Thơ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp bà Lucia Bergfeld, Tham tán phát triển của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam, và hai quan chức của Tổ chức Hợp tác phát triển (GIZ). Ông Huệ đã cảm ơn sự hỗ trợ của chính phủ Đức và tổ chức GIZ.
Tin cho hay bà Lucia Bergfeld “trân trọng gửi lời mời” tới lãnh đạo chính phủ Việt Nam tới dự buổi lễ kỷ niệm quốc khánh Đức ngày vào 3/10 tới, sẽ được tổ chức tại đại sứ quán nước này ở Hà Nội.
Phó Thủ tướng Việt Nam nói Hà Nội coi trọng việc gìn giữ và phát triển “mối quan hệ hợp tác chiến lược với Chính phủ Đức”. Ông nói thêm rằng “Chúng tôi hân hạnh được dự Ngày Tái thiết nước Đức vào 3/10 tới”.
Chỉ hai ngày sau khi Đức tuyên bố tạm dừng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, chính trường Đức chứng kiến sự thất bại của Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD), đảng của vị ngoại trưởng.
Điều này dẫn đến một số phỏng đoán ở Việt Nam rằng chính sách của Đức về vụ Trịnh Xuân Thanh có thể thay đổi. Nhưng những người am hiểu nước Đức nói phỏng đoán như vậy là điều “hão huyền”.
Theo kết quả bầu cử Đức hôm 24/9, khối Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo và Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) của đương kim thủ tướng Angela Merkel giành 33% số phiếu. Tuy thấp những vẫn cho phép bà tiếp tục nắm chức thủ tướng trong thêm một nhiệm kỳ thứ tư.
Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của ông ngoại trưởng Sigmar Gabriel chỉ đạt trên 20%. SPD là một đảng đối tác trong liên minh cầm quyền của bà Merkel cho đến cuộc bầu cử.
Đây được xem là kết quả tồi tệ nhất của SPD trong một cuộc tổng tuyển cử tính từ sau năm 1945. Đảng này tuyên bố “rút kinh nghiệm từ những sai lầm” trong việc liên minh với khối của bà Merkel, và sẽ rút ra khỏi liên minh để quay sang phe đối lập.
Với động thái đó, ông Gabriel sẽ mất chức ngoại trưởng và nước Đức sẽ có tân ngoại trưởng khi bà Merkel lập liên minh với các đảng đối tác khác với trước đây.
Bộ Ngoại giao Đức dưới quyền ông Gabriel hôm 22/9 tuyên bố trục xuất thêm một nhà ngoại giao Việt Nam, đồng thời tạm dừng quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước vì vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.
Đức nói Hà Nội không hồi đáp một cách phù hợp các yêu cầu của Đức, đề nghị phía Việt Nam xin lỗi và cam kết không thực hiện những hành động vi phạm pháp luật Đức, tương tự như vụ bắt cóc ông Thanh, một quan chức tham nhũng đã bỏ trốn khỏi Việt Nam.
...người Đức rất phẫn nộ về việc Việt Nam cử người sang bắt cóc ông Thanh ở Berlin và đây “không phải là chuyện ngoại giao, mà là vấn đề an ninh nội địa của Đức...
Một chuyên gia từng nghiên cứu ở Đức nhiều năm nói
Nói với VOA, một chuyên gia am hiểu về Đức đề nghị không nêu tên cho rằng phỏng đoán như vậy là “hão huyền” vì chưa hiểu về bản chất vụ việc theo cách nhìn từ phía Đức.
Theo chuyên gia này, người Đức rất phẫn nộ về việc Việt Nam cử người sang bắt cóc ông Thanh ở Berlin và đây “không phải là chuyện ngoại giao, mà là vấn đề an ninh nội địa của Đức”.
Dù ai là ngoại trưởng Đức, nước này cũng không bỏ qua việc an ninh quốc gia của họ bị xâm phạm, chuyên gia nhận định.
Hiểu sai về quan điểm của Đức là điều nguy hiểm, chuyên gia này cảnh báo. Vị này bổ sung thêm rằng cũng thật “ngây thơ” nếu nghĩ rằng việc thay đổi các quan chức trong nội các sẽ dẫn đến thay đổi về chính sách.
Viện trợ và phát triển, những quan hệ hàn lâm, khoa học, và quan hệ kinh tế sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề. Tôi nghĩ rằng sức ép này sẽ về lâu về dài và phía Đức sẽ làm cứng rắn và cương quyết.
Chị Thảo Wiesner,Tổ chức Loening - Nhân quyền và Kinh doanh Có Trách nhiệm
Cùng chung nhận định này, chị Thảo Wiesner, một nhà tư vấn thuộc tổ chức Loening - Nhân quyền và Kinh doanh Có Trách nhiệm, nói với VOA:
“Việc thay đổi về nhân sự hay nội các hay là đảng sẽ không liên quan gì đến vấn đề này. Tại vì bất kỳ đảng nào lên, chỉ tiêu quan trọng nhất của họ cũng là dân chủ và nhà nước pháp quyền. Họ không thể chấp nhận rằng có người bị bắt cóc trên đất nước của họ được. Bắt cóc trên nước họ là vi phạm rất nặng nề. Bất kể là đảng SPD, CDU, hay Đảng Xanh hay đảng gì đó, họ sẽ không thể chấp nhận việc đó được”.
Hiện cư trú ở Berlin, với hiểu biết về Đức từ hơn 14 năm qua, chị Thảo dự báo việc nền kinh tế lớn nhất châu Âu và thứ ba thế giới tạm dừng đối tác chiến lược với Việt Nam sẽ có những tác động lớn:
“Viện trợ và phát triển, những quan hệ hàn lâm, khoa học, và quan hệ kinh tế sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề. Tôi nghĩ rằng sức ép này sẽ về lâu về dài và phía Đức sẽ làm cứng rắn và cương quyết. Khi có đối tác hay thiết lập quan hệ ngoại giao, điều họ cần là đất nước đó phải là đất nước pháp quyền. Khi có vi phạm về nhân quyền, hay thỏa thuận giữa hai nước bị vi phạm, họ sẽ không để yên được, họ sẽ làm đến cùng”.
Chỉ vài giờ sau khi Đại sứ quán Đức ở Hà Nội đăng lại tuyên bố của Bộ Ngoại giao về tạm dừng đối tác chiến lược trên trang Facebook của đại sứ quán hôm 22/9, họ đã bổ sung một đoạn lời dẫn ở đầu.
Trong đoạn văn này, Đại sứ quán Đức nhấn mạnh một điểm quan trọng là trong cuộc chiến chống tham nhũng, Đức và các nước trong Liên hiệp châu Âu “luôn sát cánh” với các đối tác của mình, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam nên xin lỗi và có sự công khai để cả phía Đức và phía nhân dân Việt Nam có một sự thỏa đáng.
Chị Thảo Wiesner
Chị Thảo nói về những gì Việt Nam có thể làm trong hoàn cảnh hiện nay:
“Tôi không phủ nhận rằng ông Thanh là người có tội. Thế nhưng việc bắt người phải làm đúng thủ tục, chứ không thể tự tiện đem ô tô sang bắt cóc người ta được. Việt Nam nên xin lỗi và có sự công khai để cả phía Đức và phía nhân dân Việt Nam có một sự thỏa đáng”.
VOA đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam để hỏi về phản ứng của họ trước tuyên bố của Đức, nhưng chưa nhận được câu trả lời.
Lúc này, đang có những thông tin trái ngược nhau về các diễn biến liên quan. Trên trang web Thoibao.de, tạp chí của cộng đồng người Việt tại Đức, hôm 26/9 có tin phái bộ ngoại giao Đức từ chối cấp visa cho một đoàn công tác cấp tỉnh của Việt Nam, đồng thời du học sinh, người lao động Việt Nam có thể gặp thêm khó khăn khi xin visa.
Ông Lê Trung Khoa, chủ của báo mạng này, khẳng định với VOA thông tin đã đăng là đáng tin cậy nhưng vì lý do tế nhị ông không thể tiết lộ nguồn tin liên quan đến đoàn Việt Nam.
Về vấn đề visa cho sinh viên, người lao động, ông Khoa đưa ra bằng chứng là ảnh chụp màn hình trang web của Tổng Lãnh sự quán Đức ở thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, lịch đăng ký phỏng vấn xin visa cho thời gian cư trú trên 90 ngày bị “đóng băng” ít nhất tới hết tháng 1/2018. Lãnh sự quán Đức không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào.
VOA đã cố gắng nhưng không liên lạc được với đại diện của Phòng Văn hóa và Báo chí, Đại sứ quán Đức, để kiểm chứng thông tin.
Trong khi đó, trang Facebook và báo điện tử chính thức của chính phủ Việt Nam cho biết sáng 26/9, tại Cần Thơ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp bà Lucia Bergfeld, Tham tán phát triển của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam, và hai quan chức của Tổ chức Hợp tác phát triển (GIZ). Ông Huệ đã cảm ơn sự hỗ trợ của chính phủ Đức và tổ chức GIZ.
Tin cho hay bà Lucia Bergfeld “trân trọng gửi lời mời” tới lãnh đạo chính phủ Việt Nam tới dự buổi lễ kỷ niệm quốc khánh Đức ngày vào 3/10 tới, sẽ được tổ chức tại đại sứ quán nước này ở Hà Nội.
Phó Thủ tướng Việt Nam nói Hà Nội coi trọng việc gìn giữ và phát triển “mối quan hệ hợp tác chiến lược với Chính phủ Đức”. Ông nói thêm rằng “Chúng tôi hân hạnh được dự Ngày Tái thiết nước Đức vào 3/10 tới”.
Mật vụ Việt Nam hoạt động trên đất Đức theo những thủ đoạn của các tổ chức maphia quốc tế. Không phải chỉ là nước Đức, ngay cả nhân dân Việt Nam cũng không thể chấp nhận hành động phi pháp như thế được.
Trả lờiXóa