Vô cảm tột cùng, căm phẫn tột cùng
Người Lao động
10/09/2017 10:11
Người Lao động
10/09/2017 10:11
Trong ảnh là lễ khai giảng năm học mới 2017-2018 tại một điểm trường ở xã Thái Sơn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
Phải chờ gần 1 tuần sau ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, chúng tôi mới "dám" đăng tấm ảnh thật buồn này, bởi sợ làm mủi lòng ngành giáo dục.
Nhìn hình ảnh ngôi trường sơ sài nằm dựa bên núi, sân trường hẹp và lầy lội, mấy chục em ngồi xổm để khỏi ướt, chỉ lèo tèo mấy cái ghế nhỏ đủ cho vài em dùng, học sinh nghèo và nhếch nhác, giáo viên cũng chẳng khá hơn, thấy mà thương!
Hiện còn có hàng ngàn điểm trường như thế, ngay trên đất nước này, trong thế kỷ 21 văn minh, vào thời của cách mạng 4.0 mà chúng ta đang "hò hét".
Và hôm qua, 9-9, nhiều người bàng hoàng khi hay tin một nữ giáo viên THCS ở huyện An Dương, TP Hải Phòng đã uống thuốc ngủ tự tử vì uất ức do bị chuyển trường.
Đang dạy ở trường An Đồng, cô bị chuyển về trường Quốc Tuấn cùng huyện nhưng xa, cách đó 12 km.
Cô ấy có chồng là bộ đội công tác ngoài hải đảo, một mình nuôi 3 con nhỏ nên lẽ ra phải được ưu tiên. Đằng này, sau khi nhận quyết định điều chuyển, nữ giáo viên ấy nhiều lần làm đơn xin xem xét nhưng chẳng ai nghe.
Tôi biết, trên cả nước những tuần qua, hàng ngàn giáo viên bị điều chuyển một cách bất chấp như thế. Nhiều người trong số ấy có hoàn cảnh đặc biệt éo le nên kêu cứu mà vẫn bị bỏ ngoài tai, khiến họ bức xúc vô cùng.
Ngành giáo dục và chính quyền địa phương thì luôn bảo điều chuyển là đúng chủ trương, đúng quy trình; đến khi có người "chết vì tức" thì mới đem cái quy trình ấy ra coi lại.
Ở một góc nhìn khác, có thể gọi đó là sự vô cảm cũng chẳng sai.
Trở lại với tấm ảnh lễ khai giảng. Thật khó tìm kiếm sự công bằng tuyệt đối cho tất cả nhưng không có nghĩa là chấp nhận để sự thiệt thòi của trò và thầy vùng cao, vùng xa mãi kéo dài.
Bởi ở những nơi đó quan chức vẫn thừa tiền xây biệt phủ, bởi nhà chức trách còn mạnh miệng đề xuất xin hơn ngàn tỉ xây tượng đài hoặc xây bảo tàng.
Bởi vào thời gian này, Bộ Giáo dục và Đào tạo háo hức trước chương trình giáo dục của Bắc Âu, toan nhập khẩu chương trình dạy và học từ Phần Lan.
Bộ đã bác thông tin "nhập khẩu" nhưng vẫn còn nợ toàn dân về chất lượng của Chương trình VNEN (cũng nhập khẩu) đang bị nghi ngờ và nhiều nơi từ chối áp dụng.
Trong lúc hàng triệu học sinh miền núi bữa cơm còn thiếu thịt cá, quần áo không đủ ấm đi học, trường lớp còn tuềnh toàng và thầy cô giáo còn chật vật với cơm áo gạo tiền thì "cỗ máy cái" phải biết chi dùng hợp lý.
Và nhìn lại tấm ảnh trên, liên hệ với chuyện lãnh đạo OceanBank đút lót cho quan chức ngành dầu khí mỗi ông hàng chục tỉ đồng để phè phỡn chi xài cái nhân, có trường hợp mang mấy bao tải tiền đến biếu xén tận nơi, một lần nữa lại thấy nhói lòng và căm phẫn trước sự vô cảm dâng đến tột cùng.
Dạ Lữ
Bởi vào thời gian này, Bộ Giáo dục và Đào tạo háo hức trước chương trình giáo dục của Bắc Âu, toan nhập khẩu chương trình dạy và học từ Phần Lan.
Trả lờiXóa_______________________
Chúng nó chẳng xây dựng được chiến lược giáo dục gì cả! Chỉ là vui đâu chầu đấy mà thôi! hãy nhìn các nước trong vùng hay Hàn hay Nhật đấy! Xem người ta học thế nào mà hay thế, mà giàu mạnh thế, còn ta học thế nào mà suốt đời cứ vác bát đi xin thế! Nhục thế!
Bác Hồ nói: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người"
Trả lờiXóaNhưng cán bộ thời nay quên trồng cây quên cả trồng người mất rồi. xót xa thay. Chỉ muốn đốn cây lấy tiền, chỉ muốn dự án để có lời thôi.
Câu nói trên không phải của Bác Hồ, mà là của ông Quản Trọng.
XóaQuản Trọng (chữ Hán: 管仲; 725 TCN - 645 TCN), họ Cơ, tộc Quản, tên thực Di Ngô (夷吾), tự là Trọng, thụy hiệu là Kính (敬), đương thời hay gọi Quản Tử (管子), là một chính trị gia, nhà quân sự và nhà tư tưởng Trung Quốc thời Xuân Thu.
XóaÔng được Bào Thúc Nha (鲍叔牙) tiến cử, Tề Hoàn công phong ông làm Tể tướng. Ông nổi tiếng với chiến lược không đánh mà thắng mà người Trung Hoa gọi là Diễn biến hòa bình, đó là tấn công bằng mưu trí, trừng phạt và dùng kinh tế để giáo huấn.
Quản Trọng đã cải thiện sức mạnh nước Tề thông qua việc tiến hành rất nhiều cải cách. Về mặt chính trị, ông tập trung hóa quyền lực và phân chia nước thành nhiều làng, mỗi làng tập trung vào một lĩnh vực thương mại riêng. Thay vì dựa vào giai cấp quý tộc để thu thuế như truyền thống trước kia, ông áp dụng tiền thuế trực tiếp tới mỗi đơn vị làng xã. Ông cũng phát triển một biện pháp lựa chọn người tài mới và có hiệu quả hơn. Dưới thời Quản Trọng, nước Tề chuyển từ chế độ quan liêu quý tộc sang chế độ quan liêu chuyên nghiệp. Quản Trọng cũng đề xuất nhiều cải cách kinh tế quan trọng. Ông đưa ra một biểu thuế thống nhất. Ông cũng sử dụng nguồn lực nhà nước để khuyến khích sản xuất muối và sắt; các nhà sử học thường cho Quản Trọng là người đề xướng ra sự độc quyền nhà nước về hai mặt hàng này.
Khi ông làm Tể tướng, nước Tề trở thành nước hùng mạnh nhất và Tề Hoàn công được tôn làm đứng đầu Ngũ bá.
Câu nói nổi tiếng:
Quản Trọng trong sách Quản Tử, có nói:
Nhứt niên chi kế mạc như thụ cốc,
Thập niên chi kế mạc như thụ mộc.
Chung thân chi kế mạc như thụ nhơn,
Nhứt thu nhứt hoạch giả, cốc dã.
Nhứt thu thập hoạch giả, mộc dã,
Nhứt thu bách hoạch giả, nhơn dã.
Tạm dịch:
Kế một năm, chi bằng trồng lúa,
Kế 10 năm, chi bằng trồng cây.
Kế trọn đời, chi bằng trồng người,
Trồng một, gặt một, ấy là lúa.
Trồng một, gặt mười, ấy là cây,
Trồng một, gặt trăm, ấy là người.
Về ý cuối này, xem thêm ý của Lã Bất Vi trong việc gả Triệu Cơ cho Tần Tử Sở.
Khen bác Dạ Lữ khéo sợ bóng, sợ gió mủi lòng ngành giáo dục. Bức ảnh này tôi đã thấy trong mạng nào đó thêm phía dưới là ảnh đồng chí cựu tổng bí thư Nông Đức Mạnh ngồi tiếp khác trong phòng dát vàng với ghế như ngai vua ũng dát vàng . Sao bác không trưng ảnh tổng Nông ra?
Trả lờiXóaBài quá đúng và hay !
Trả lờiXóaTất cả đều đúng quy trình :Đạo đức XHCN quá là tốt đẹp ở thế kỷ 21 này .
Trả lờiXóaGọi vô cảm vẫn chưa chuẩn , phải gọi là : vô nhân , vô lương tâm , vô liêm sỉ .... mới phải
Trả lờiXóaNếu không thuyên chuyển giáo viên, thì làm sao mấy ông lãnh đạo ngành giáo dục có người đến để chạy chọt nhờ vả? Ai muons dạy trường gần? Ai muốn dạy gần nhà? Đều phải chạy tiền cả đấy. Nếu không có tiền thì vợ bộ đội Trường Sa cũng chuyển. Nhé!
Trả lờiXóaNếu đúng có chuyện cô giáo tự tử ,hoàn cảnh cần quan tâm hết sức thì phải tống cổ thằng trưởng phòng GD An Dương HP ra ngoài nghành GD, đuổi khỏi biên chế NN !!!
Trả lờiXóaCâu " Vì lợi ích trăm năm trồng người" bác nào đó trích dẫn là của Quản Trọng, một tể tướng thời Xuân Thu bên tàu. Đại ý : Muốn lợi ích 1 năm chi bằng trồng lúa, muốn lợi ích 10 năm chi bằng trồng cây. Muốn lợi ích mãi mãi chi bằng trồng người" lúc tham vấn cho vua. Bác nói lấy được thế ai không biết thì cho hay, kẻ biết cả hốc chữ Hán lại nghĩ khác về lãnh tụ tối cao đấy
Trả lờiXóaCảm ơn phóng viên Dạ Lữ, nhìn ảnh của phóng viên nói nên tất cả, mới tối qua nghe, xem chương trình biển đảo quê hương có phỏng vấn 1 cô giáo có chồng đang là chiến sỹ ngoài Trường Sa thấy cô nói được các cơ quan đoàn thể quan tâm mà thấy ấm lòng, nay đọc bài của Dạ Lữ thấy có cô giáo ở Hải Phòng phải phẫn uất uống thuốc độc tự tử vì bị điều chuyển đi dạy trường xa thêm 12 cây số trong lúc 1 mình nuôi 3 con nhỏ còn chồng đang công tác ngoài đảo xa. Đúng là 1 lũ bất nhân nếu tất cả như lũ chó này thì còn chiến sỹ nào yên tâm bám đảo gìn giữ quê hương. Chúng nó chính là bọn Hán tặc, việt gian bán nước.
Trả lờiXóaĐó là kết quả cải cách của anh cu Nhạ thượng thư bộ học, đấy là chưa kể tới nếu cho hiệu trưởng được làm cai cho cái sự nhận ai, loại ai trong việc gõ đầu trẻ của các Giáo sư muốn hành nghề, cô giáo này về văn hóa chạy chưa thuộc kỹ bài cho nên mới thế- Khốn nạn quá cho Thầy và trò khi tượng đài nhiều ngàn tỷ thi nhau mọc, trường lớp vài trăm triệu quá xa vời. Sinh nhật bố xếp mừng gần tỷ bạc, ngày hội tựu trường trẻ con chẳng ghế ngồi.
XóaKhông dám đọc và nghĩ thêm về bài viết này. Cảm xác đau nhói ở bên trái ngực , vì thương các cháu và thầy cô giáo bao nhiêu thì càng căm phẫn tột độ bọn tham quan trong ngành giáo dục nói riêng và cả hệ thống chính quyền nhà nước nói chung.
Trả lờiXóaNước có đục thì cò mới béo
Trả lờiXóa