Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

BẰNG TS CỦA NGUYỄN XUÂN ANH VÀ QUAN ĐIỂM CỦA BỘ GIÁO DỤC


Bằng của ông Nguyễn Xuân Anh: 
Bộ Giáo dục và ĐH Bách khoa Hà Nội liên quan gì?
 
Tuổi trẻ
24/09/2017 13:23 GMT+7 
 
TTO - Bộ GD-ĐT đồng ý cho ĐH Bách khoa Hà Nội hợp tác đào tạo từ xa với ĐH chuyên ngành Nam California (nơi ông Nguyễn Xuân Anh lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ), nhưng lại không công nhận bằng của học viên nhận từ chương trình này.

Bí thư Nguyễn Xuân Anh ở nhà của ai?
4 vi phạm nghiêm trọng của Bí thư Nguyễn Xuân Anh
Nhà 43 của Bí thư Nguyễn Xuân Anh 'ôm' nhà 45, 47 ra sao?


Ảnh chụp từ website của SCUPS vào chiều 23-9

"Chương trình thử nghiệm"

Cụ thể, Bộ GD-ĐT đồng ý cho ĐH Bách khoa Hà Nội hợp tác đào tạo từ xa trong lĩnh vực quản trị kinh doanh ở mục sau ĐH với Southern California University for Professional Studies (SCUPS, trong văn bản của Bộ GD-ĐT gọi là Trường ĐH chuyên ngành Nam California - Hoa Kỳ) từ năm 1999.

Theo tài liệu Tuổi Trẻ Online có được, khi đồng ý chương trình hợp tác nói trên, Bộ GD-ĐT khuyến cáo: "Chương trình này là chương trình thử nghiệm và đào tạo từ xa, với sự hợp tác của một trường ĐH Hoa Kỳ, nên ĐH Bách khoa Hà Nội phải phối hợp với các cơ quan hữu trách để quản lý tốt chương trình này" - công văn của Bộ GD-ĐT khi đó do một thứ trưởng ký.

Thời điểm Bộ GD-ĐT cho phép SCUPS hợp tác với ĐH Bách khoa Hà Nội - tức năm 1999, trường này chưa được kiểm định chất lượng tại Mỹ. SCUPS (sau này được đổi tên thành California Southern University) được kiểm định lần đầu tiên năm 2010.

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT quy định: văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức học từ xa chỉ được công nhận khi các chương trình này đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục công nhận, và được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo, hoặc liên kết đào tạo tại VN.

Với quy định như thế, Bộ GD-ĐT từng không công nhận bằng tiến sĩ từ SCUPS của phó hiệu trưởng một trường ĐH. Lý do: bằng đào tạo từ xa, và khi bằng được cấp, trường chưa được kiểm định tại Mỹ.

Vậy tại sao Bộ GD-ĐT lại cho phép ĐH Bách khoa Hà Nội hợp tác đào tạo với SCUPS, sau đó lại không công nhận văn bằng được cấp của trường này? Tuổi Trẻ đã liên lạc với người có trách nhiệm của Bộ GD-ĐT nhưng vẫn chưa có câu trả lời chính thức.

Tránh rủi ro

Ông Hoàng Ngọc Vinh - nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT), người tham gia nghiên cứu và soạn thảo các quy định về tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục - cho biết các cơ sở giáo dục ĐH của Hoa Kỳ có sự tách bạch giữa việc được cấp phép hoạt động, cấp bằng với được công nhận về chất lượng đào tạo và bằng cấp.

Nghĩa là, cho phép cấp bằng là thẩm quyền của cơ quan quản lý, nhưng công nhận về chất lượng phải là chứng nhận kiểm định từ các tổ chức kiểm định hợp pháp.

SCUPS được cấp phép đào tạo bởi BPPVE (Bureau for Private Postsecondary and Vocational Education, sau này được đổi tên thành California Bureau for Private Postsecondary Education - BPPE) - cơ quan chịu trách nhiệm giám sát các trường ĐH và cao đẳng tư ở California, nhưng trường không có chứng nhận kiểm định chất lượng nào vào trước thời điểm năm 2010.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ, một chuyên gia tư vấn về giáo dục ĐH Hoa Kỳ cho biết: "Các trường ĐH của Hoa Kỳ nếu muốn được công nhận về chất lượng đều đặt mục tiêu phải đạt được các chứng nhận kiểm định chất lượng phù hợp. Nếu một trường ĐH không có chứng nhận kiểm định nào là vì trường đó đã không đáp ứng được điều kiện về chất lượng đào tạo".

TS Nguyễn Thị Thanh Phương, nguyên giám đốc Quỹ Giáo dục VN - Hoa Kỳ (VEF), thì nhận định: "Khi liên kết đào tạo với một cơ sở giáo dục Hoa Kỳ, an toàn nhất là phải chọn trường đã được kiểm định để tránh những rủi ro về chất lượng. Những diploma mills (cỗ máy bán bằng) ở Hoa Kỳ phần lớn không được kiểm định, hoặc được kiểm định bởi những tổ chức không có uy tín".
 
                                                                            
                                                                                                 Nhóm Phóng viên
 

8 nhận xét :

  1. 229 học viên đã tốt nghiệp nầy nên cho thi lại, ai giải đúng một bài toán lớp 9 về phương trình bậc hai một ẩn số và một số câu vấn đáp về chào hỏi bằng tiếng Anh thì cho giử lại bằng.
    Cam đoan sẽ có 200 con bò ngơ ngác:"Tau có biết chi mô !"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Và có 220 thằng ( à quên : đồng chí học viên ) trả lời : Đi mà hỏi thằng nó làm bài hộ tao ấy !

      Xóa
    2. Việc đánh lãnh đạo Đà Nẵng có liên quan gì đến mong muốn hão huyền dịch chuyển hạt nhân Vùng miền Trung từ Đà Nẵng vào Chu Lai? Chính PTT Vương Đình Huệ đọc tham luận tại Diễn đàn KT m.Trung sáng này cũng thấy buâng khuâng: "Vùng miền Trung của chúng ta phát triển theo hiện đại, không gian đô thị gắn với biển, khu Chu Lai, là hạt nhân của vùng, Quy Nhơn phải trở thành trung tâm du lịch thương mại. Vấn đề này chúng ta tiếp tục nhận thức như thế nào? Có vấn đề gì điều chỉnh không?".
      http://vneconomy.vn/thoi-su/truc-tiep-khong-the-phat-trien-ma-khong-gian-kinh-te-bi-chia-cat-20170925083923293.htm

      Xóa
  2. Cần công bố Danh sách 229 học viên đã nhận bằng tiến sĩ của trường này. Có lẽ có tới 228 là quan chức cấp tỉnh. Còn 1 người nữa...là vợ quan chức cấp tỉnh học cho vui...
    Thế mà mới có vài trường hợp bị phát hiện. Đợt này anh giữ hồ sơ cán bộ tha hồ bội thu: nhận tiền để bí mật rút bằng tiến sĩ ra khỏi hồ sơ, phi tang. Hay thật!

    Trả lờiXóa
  3. Trong số 229 "tiến sĩ" online này có bao nhiêu anh thuê người học? Trả tiền cho trường lại thêm khoảng trả tiền cho người làm bài online thuê, cũng tốn kém, nhưng chỉ là hạt cát của quan chức! Đội ngũ online thuê cũng kiếm khá tiền! Học có điểm danh còn thuê người hoc huống hồ online, có ai biết là ai!!!

    Trả lờiXóa
  4. Bộ GD-ĐT như thế này là đếch nắm được gì trước khi ký văn bản cho hợp tác đào tạo tại ĐHBK Hà nội! Đúng là các nhà quản lý GD ở ta khác gì CHÚA TẦU NGHE KÈN đâu?

    Trả lờiXóa
  5. Đem mấy ông ở Bộ GD & ĐT ra mà luận tội mới phải ! Sao lại đem bẫy lừa ra mà dụ người ta thế ?

    Trả lờiXóa
  6. Học online đối với người nước ngoài chắc ít có vấn đề. Đối với quan chức của ta thì khác. "Chú ghi tên anh học online đi, chú làm tất cả mọi việc theo yêu cầu. Anh giao nhiệm vụ cho chú hoàn toàn, miễn là anh có được tấm bằng, ghi tên anh chứ không phải tên chú. Anh sẽ trả công xứng đáng cho chú, học online thì chú làm bài ai biết đấy là đâu!". "Rõ nhiệm vụ chưa?" "Dạ, em làm ngay đây ạ". Thế là có Bằng tiến sĩ". Toàn bộ câu chuyện là thế. Dại gì không có tấm bằng tiến sĩ cho oai?.

    Trả lờiXóa