Vấn nạn thất nghiệp đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các sinh viên mới ra trường
Thanh An
Giáo dục VN
07:16 07/08/17
LTS: Việc dư thừa nguồn nhân lực của ngành Sư phạm đã tồn tại từ nhiều năm về trước, các chuyên gia đã cảnh báo, trong khoảng 4 năm nữa, cả nước sẽ dư thừa khoảng 70.000 giáo viên từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông.
Nhằm
phản ánh thực trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong công tác tuyển dụng nhân
sự ở các cơ quan chức năng, cũng như việc giải quyết nạn thất nghiệp
của ngành giáo dục, tác giả Thanh An đã nêu lên quan điểm của mình về
vấn đề này.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
(GDVN) - Hàng chục ngàn sinh viên sư phạm ra trường không xin được việc
hoặc phải dạy hợp đồng nhằm giữ kiến thức không bị mai một và chờ đợi
hy vọng được kí hợp đồng.
Chỉ
trong một thời gian rất ngắn gần đây, chúng ta phải chứng kiến hàng
loạt những bất cập trong việc tuyển dụng nhân sự ở ngành giáo dục của
một số địa phương.
Có lẽ, việc sinh viên sư phạm ra trường thất nghiệp nhiều cùng với sự nhũng nhiễu, tiêu cực trong việc tuyển dụng nhân sự của các cơ quan chức năng đã và đang có những tác động mạnh đến tâm lí thí sinh và chất lượng đầu vào của các trường đào tạo sư phạm. Bức tranh tuyển dụng nhân lực cho ngành sư phạm trong những năm gần đây trở nên u ám hơn bao giờ hết. Hàng chục ngàn sinh viên sư phạm ra trường không xin được việc làm hoặc phải dạy hợp đồng để mỗi tháng nhận mức lương tối thiểu (hơn 1 triệu đồng) nhằm giữ kiến thức không bị mai một và chờ đợi hy vọng được kí hợp đồng dài hạn.
Nhiều giáo viên dạy hợp đồng theo tiết hoặc dạy số tiết như giáo viên chính thức nhưng nhận mức lương tối thiểu đã nhiều năm.
Khi có cơ hội được các Ủy ban Nhân dân tỉnh hoặc huyện kí hợp đồng tuyển dụng cũng phải chi phí một số tiền khá lớn, thậm chí là rất lớn so với thu nhập của giáo viên. Thế nhưng, không phải ai muốn hoặc có tiền cũng có thể vào được.
Chỉ trong vòng khoảng 1 tháng trở lại đây, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều địa phương tuyển dụng nhân sự cho ngành giáo dục và cũng đồng thời để lại nhiều thị phi cho dư luận như: Quảng Nam, Thanh Hóa, Hải Phòng…
Nhiều giáo viên đang dạy hợp đồng bỗng bị cắt hợp đồng, nhiều giáo viên đang dạy thì được lệnh thi viên chức, nộp tiền “chống trượt” nhằm cảm ơn lãnh đạo!
Những sự việc tréo ngeo như thế cứ liên tiếp xảy ra, đến nỗi bạn đọc Bùi Minh Thuận phải cay đắng thốt lên trong phản hồi của bài viết “Ai chủ trương, chỉ đạo thu tiền chống trượt viên chức giáo viên ở Hải Phòng” của tác giả Xuân Quang - Hữu Lê rằng:
“Báo Giáo dục làm tôi xúc động lắm. Chuyện này phổ biến, chứ không riêng gì Hải Phòng đâu. Giáo viên quèn như tôi thấy chuyện làm tiền kiểu đó nó giống như nghe chuyện ngày xưa phải nộp tiền mãi lộ cho tướng cướp khi đi qua cửa ải nhưng nó không cần cám ơn.
Đằng này, vừa mất tiền mà còn phải cám ơn nữa mới độc đáo chứ. Mong quý báo hãy lấy lại công bằng cho giáo viên ít ra về mặt tinh thần chứ chưa chắc lấy tiền lại được”.
Và, những chuyện tuyển dụng nhân sự na ná như thế này không phải bây giờ mới xảy ra, và không phải bây giờ mới có tiêu cực mà nó đã tồn tại hàng chục năm nay dưới rất nhiều hình thức khác nhau.
Có nhiều nơi, người nhận tiền không bao giờ xuất hiện công khai mà tất cả các trường hợp tuyển dụng đều phải thông qua “cò mồi” cho nên không biết “lãnh đạo” nhận tiền là ai nhưng không thông qua “cò mồi” thì rất khó được tuyển dụng.
Chính từ việc nhiều sinh viên sư phạm những năm gần đây ra trường thất nghiệp, cùng với rất nhiều sự nhũng nhiễu, tiêu cực trong tuyển dụng và vô vàn áp lực trong quá trình công tác.
Trong khi thu nhập của giáo viên lại thấp nên đã nhiều năm nay ngành sư phạm không đủ lực hấp dẫn cho các thí sinh khi thi vào ngành khối trường học này.
Cứ nhìn vào mức điểm sàn năm nay, chúng ta sẽ thấy khối ngành sư phạm chỉ lấy điểm chuẩn đầu vào cho nhiều ngành học ở mức điểm sàn.
Đại học Hồng Đức của tỉnh Thanh Hóa có 10/10 ngành Sư phạm hệ đại học lấy điểm chuẩn là 15,5. Đại học Hùng Vương của tỉnh Phú Thọ có tới 8/10 ngành đào tạo sư phạm có mức trúng tuyển bằng điểm sàn.
Một số trường sư phạm ở Tây Nguyên, Tây Nam Bộ phần lớn các ngành cũng lấy ở mức điểm sàn.
Những trường vùng miền mà lâu nay có "thương hiệu" về đào tạo ngành sư phạm như Đại học Vinh, điểm chuẩn nhóm Sư phạm Tự nhiên (Toán, Tin, Vật lý, Hóa học) và Sư phạm Xã hội (Văn, Sử, Địa, Chính trị, Tiểu học, Quốc phòng an ninh) cũng chỉ ở mức sàn 15,5.
Đại học Sư phạm Huế 10/15 mã ngành lấy bằng điểm sàn quy đổi...Chỉ có một số ngành như Sư phạm Ngoại ngữ hoặc Giáo dục Tiểu học có mức điểm đầu vào cao hơn một chút.
Mặc dù, phần lớn các ngành học của nhiều trường đại học sư phạm chỉ lấy điểm chuẩn ở mức điểm sàn là 15,5 (chưa kể điểm ưu tiên) mà không tuyển được thí sinh. Cho thấy người học đã nắm bắt rất tốt thực trạng đầu ra của ngành sư phạm trong mấy năm qua.
Nhưng, không hiểu vì sao sinh viên sư phạm ra trường không xin được việc, còn thất nghiệp khá nhiều mà nhiều trường vẫn thông báo tuyển đầu vào hàng năm có số lượng vẫn khá đông.
Việc đào tạo sư phạm nhận được sự bao cấp hàng năm của nhà nước rất lớn nhưng ra trường không sử dụng thì rõ ràng đây là sự lãng phí lớn cho ngân sách nhà nước và đồng thời lãng phí cả thời gian, tiền của học tập đối với sinh viên ngành sư phạm.
Chúng ta đều biết rằng, trong các nguồn lực để phát triển đất nước thì nguồn lực con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Nhưng, điểm đầu vào của các thầy cô giáo trong tương lai chỉ ở mức tối thiểu của điểm sàn thì tương lai lấy đâu ra thầy cô giỏi để đào tạo nhân lực cho đất nước.
Và, hình ảnh những sinh viên sư phạm ra trường, thậm chí những thầy cô đang đi dạy cũng ngay ngáy nỗi lo bị cắt hợp đồng thì tâm trí đâu để chuyên tâm giảng dạy. Có lẽ chưa bao giờ bức tranh nhân lực của ngành sư phạm lại xót xa như bây giờ.
Có lẽ, việc sinh viên sư phạm ra trường thất nghiệp nhiều cùng với sự nhũng nhiễu, tiêu cực trong việc tuyển dụng nhân sự của các cơ quan chức năng đã và đang có những tác động mạnh đến tâm lí thí sinh và chất lượng đầu vào của các trường đào tạo sư phạm. Bức tranh tuyển dụng nhân lực cho ngành sư phạm trong những năm gần đây trở nên u ám hơn bao giờ hết. Hàng chục ngàn sinh viên sư phạm ra trường không xin được việc làm hoặc phải dạy hợp đồng để mỗi tháng nhận mức lương tối thiểu (hơn 1 triệu đồng) nhằm giữ kiến thức không bị mai một và chờ đợi hy vọng được kí hợp đồng dài hạn.
Nhiều giáo viên dạy hợp đồng theo tiết hoặc dạy số tiết như giáo viên chính thức nhưng nhận mức lương tối thiểu đã nhiều năm.
Khi có cơ hội được các Ủy ban Nhân dân tỉnh hoặc huyện kí hợp đồng tuyển dụng cũng phải chi phí một số tiền khá lớn, thậm chí là rất lớn so với thu nhập của giáo viên. Thế nhưng, không phải ai muốn hoặc có tiền cũng có thể vào được.
Chỉ trong vòng khoảng 1 tháng trở lại đây, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều địa phương tuyển dụng nhân sự cho ngành giáo dục và cũng đồng thời để lại nhiều thị phi cho dư luận như: Quảng Nam, Thanh Hóa, Hải Phòng…
Nhiều giáo viên đang dạy hợp đồng bỗng bị cắt hợp đồng, nhiều giáo viên đang dạy thì được lệnh thi viên chức, nộp tiền “chống trượt” nhằm cảm ơn lãnh đạo!
Những sự việc tréo ngeo như thế cứ liên tiếp xảy ra, đến nỗi bạn đọc Bùi Minh Thuận phải cay đắng thốt lên trong phản hồi của bài viết “Ai chủ trương, chỉ đạo thu tiền chống trượt viên chức giáo viên ở Hải Phòng” của tác giả Xuân Quang - Hữu Lê rằng:
“Báo Giáo dục làm tôi xúc động lắm. Chuyện này phổ biến, chứ không riêng gì Hải Phòng đâu. Giáo viên quèn như tôi thấy chuyện làm tiền kiểu đó nó giống như nghe chuyện ngày xưa phải nộp tiền mãi lộ cho tướng cướp khi đi qua cửa ải nhưng nó không cần cám ơn.
Đằng này, vừa mất tiền mà còn phải cám ơn nữa mới độc đáo chứ. Mong quý báo hãy lấy lại công bằng cho giáo viên ít ra về mặt tinh thần chứ chưa chắc lấy tiền lại được”.
Và, những chuyện tuyển dụng nhân sự na ná như thế này không phải bây giờ mới xảy ra, và không phải bây giờ mới có tiêu cực mà nó đã tồn tại hàng chục năm nay dưới rất nhiều hình thức khác nhau.
Có nhiều nơi, người nhận tiền không bao giờ xuất hiện công khai mà tất cả các trường hợp tuyển dụng đều phải thông qua “cò mồi” cho nên không biết “lãnh đạo” nhận tiền là ai nhưng không thông qua “cò mồi” thì rất khó được tuyển dụng.
Chính từ việc nhiều sinh viên sư phạm những năm gần đây ra trường thất nghiệp, cùng với rất nhiều sự nhũng nhiễu, tiêu cực trong tuyển dụng và vô vàn áp lực trong quá trình công tác.
Trong khi thu nhập của giáo viên lại thấp nên đã nhiều năm nay ngành sư phạm không đủ lực hấp dẫn cho các thí sinh khi thi vào ngành khối trường học này.
Cứ nhìn vào mức điểm sàn năm nay, chúng ta sẽ thấy khối ngành sư phạm chỉ lấy điểm chuẩn đầu vào cho nhiều ngành học ở mức điểm sàn.
Đại học Hồng Đức của tỉnh Thanh Hóa có 10/10 ngành Sư phạm hệ đại học lấy điểm chuẩn là 15,5. Đại học Hùng Vương của tỉnh Phú Thọ có tới 8/10 ngành đào tạo sư phạm có mức trúng tuyển bằng điểm sàn.
Một số trường sư phạm ở Tây Nguyên, Tây Nam Bộ phần lớn các ngành cũng lấy ở mức điểm sàn.
Những trường vùng miền mà lâu nay có "thương hiệu" về đào tạo ngành sư phạm như Đại học Vinh, điểm chuẩn nhóm Sư phạm Tự nhiên (Toán, Tin, Vật lý, Hóa học) và Sư phạm Xã hội (Văn, Sử, Địa, Chính trị, Tiểu học, Quốc phòng an ninh) cũng chỉ ở mức sàn 15,5.
Đại học Sư phạm Huế 10/15 mã ngành lấy bằng điểm sàn quy đổi...Chỉ có một số ngành như Sư phạm Ngoại ngữ hoặc Giáo dục Tiểu học có mức điểm đầu vào cao hơn một chút.
Mặc dù, phần lớn các ngành học của nhiều trường đại học sư phạm chỉ lấy điểm chuẩn ở mức điểm sàn là 15,5 (chưa kể điểm ưu tiên) mà không tuyển được thí sinh. Cho thấy người học đã nắm bắt rất tốt thực trạng đầu ra của ngành sư phạm trong mấy năm qua.
Nhưng, không hiểu vì sao sinh viên sư phạm ra trường không xin được việc, còn thất nghiệp khá nhiều mà nhiều trường vẫn thông báo tuyển đầu vào hàng năm có số lượng vẫn khá đông.
Việc đào tạo sư phạm nhận được sự bao cấp hàng năm của nhà nước rất lớn nhưng ra trường không sử dụng thì rõ ràng đây là sự lãng phí lớn cho ngân sách nhà nước và đồng thời lãng phí cả thời gian, tiền của học tập đối với sinh viên ngành sư phạm.
Chúng ta đều biết rằng, trong các nguồn lực để phát triển đất nước thì nguồn lực con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Nhưng, điểm đầu vào của các thầy cô giáo trong tương lai chỉ ở mức tối thiểu của điểm sàn thì tương lai lấy đâu ra thầy cô giỏi để đào tạo nhân lực cho đất nước.
Và, hình ảnh những sinh viên sư phạm ra trường, thậm chí những thầy cô đang đi dạy cũng ngay ngáy nỗi lo bị cắt hợp đồng thì tâm trí đâu để chuyên tâm giảng dạy. Có lẽ chưa bao giờ bức tranh nhân lực của ngành sư phạm lại xót xa như bây giờ.
Thanh An
Không riêng ngành sư phạm đâu Tểu ơi!
Trả lờiXóaGửi tếu bài thơ này để minh họa cho bài viết của Tễu nhá!
NGÀY NAY Sau 42 năm hòa bình thống nhất cả nước đi lên chủ nghĩa XH, Thực hiện Nghị quyết TƯ 5 khóa VIII về thực hiện 10 nhiệm vụ như: Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới; xây dựng môi trường văn hóa; phát triển sự nghiệp văn hóa – nghệ thuật; bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa; phát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo và khoa học – công nghệ; về chiến lược phát triển con người: với khẩu hiệu: "Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, hướng tới tương lai"...
Kết quả Việt Nam đã cho ra lò hàng triệu sản phẩm là con người mới XHCN các đỉnh cao trí tuệ, nguồn nhân lực chất lượng cao gồm đủ loại: Bác sỹ, Kỹ sư, Thạc sỹ .Tiến sỹ. Giáo sư... vv dẫn tới thừa thầy thiếu thợ, ra trường không tìm được việc làm...Những người có cơ hội việc làm hầu như là trái nghề, trung cấp thú y, trung học thương mại vào làm Công an, đại học toán tin vào làm Quản lý thi trường. Cao đẳng TT TD vào làm phòng thuế... không có liên quan gì đến ngành nghề được học được đào tạo, có thơ sau:
THỰC TRẠNG BUỒN.
Đầu đường Xây dựng bơm xe
Cuối đường Kinh tế bán chè đỗ đen
Ngoại thương mời khách ăn kem
Cạnh anh Nhạc viện thổi kèn đám ma
Ngân hàng ngồi dập đô la
(In giấy vàng mã, sống qua từng ngày)
Sư phạm trước tính làm thày
Nay thay kế toán, hàng ngày tính lô.
Điện lực chẳng dám bô bô,
Giờ đang lầm lũi phụ hồ trên cao.
Lập trình chả hiểu thế nào,
Mở hàng trà đá, thuốc lào cho vui
Nông nghiệp hỏi đến ngậm ngùi "
Số em chắc chỉ tiến lùi theo trâu"
Nhìn quanh, Thương mại đi đâu?
Hóa ra là đã nhảy tàu đi buôn.....
Ngoại ngữ vẻ mặt thoáng buồn
Đang ngồi viết sớ, kiêm luôn bói bài.
Y khoa bấm bụng thở dài.
Tiêm trâu thiến chó trổ tài kiếm ăn.
Khoa học Xã hội nhân văn.
Đi làm tiếp thị khó khăn trăm bề!
Bách khoa Tổng hợp đủ nghề.
Ca ve Cửu vạn tái tê nỗi buồn...
Đâu phải chỉ có ngành sư phạm mới thất nghiệp, ngành nào cũng thất nghiệp cả! Bác sĩ ra trường muốn vào làm bệnh viện cũng phải chi nhiều tiền mới được làm, nếu không thì cũng chẳng có việc làm. Kỹ sư thì chỉ làm công nhân, cử nhân thì chạy Grab bike, thậm chí cao học đi chạy bàn, bán nước chè. Nhưng lái xe có thể làm trưởng ban tổ chức chính quyền.
Trả lờiXóaNói chung ngành nào cũng vậy. Nhưng sư phạm có cái đặc thù là học không mất tiền nhưng khi ra trường lại tốn đến vài trăm củ "chạy" việc, mà không chạy thì chỉ làm các công việc khác với bằng ptth thôi, nếu muốn đi học ngành khác. còn đối với các ngành khác như kinh tế, tài chính, kỹ sư, bác sỹ nếu không có tiền "chạy" chỗ thì cũng nhiều cơ hội lựa chọn hơn. Nói chung xã hội ta là xã hội "chạy"!?
Trả lờiXóaSản phẩm của giáo dục tạo ra cho xã hội có chất lượng quá kém, còn gọi là "hàng đểu, hàng rổm" ...
Trả lờiXóaVậy nên cái giá phải trả cho các thầy cô là thỏa đáng...
Sản xuất - Kinh doanh hàng rổm, thì trước sau sẽ sập tiệm là tất yếu.