Đức vẫn yêu cầu cho Trịnh Xuân Thanh ‘trở về Đức’
03 - 08 - 2017
Bộ Ngoại giao Đức nhắc lại yêu cầu "để ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức ngay lập tức" sau khi ông Trịnh Xuân Thanh nói lời "xin lỗi" trong chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tối 3/8.
VTV nói họ đã liên hệ cơ quan an ninh điều tra "để tìm hiểu" và chiếu đoạn phim được nói là quay ngày 31/7.
Được BBC hỏi về phản ứng sau khi VTV đưa tin, Bộ Ngoại giao Đức nói họ không có gì bổ sung ngoài tuyên bố đã ra hôm 2/8.
Nhưng trong thư trả lời BBC, Bộ Ngoại giao Đức nhấn mạnh chữ đậm đoạn sau đây trong tuyên bố 2/8:
"Chính phủ Liên bang Đức yêu cầu phải để ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức ngay lập tức để hồ sơ đề nghị dẫn độ và đơn xin tị nạn được xem xét theo đúng trình tự pháp lý."
Trong khi đó, một luật sư của Trịnh Xuân Thanh ở Đức, Petra Schlagenhauf nói với BBC sau khi xem đoạn phim:
"Đây là 'tự thú' ép buộc. Ông ấy bị bắt cóc. Chúng tôi biết, cảnh sát Đức biết, chính phủ Đức biết."
Bàn tròn BBC ngay sau khi ông Thanh 'xin lỗi' trên VTV
Hội luận: ông Trịnh Xuân Thanh thực sự 'ra đầu thú'?
Bà nói thêm: "Tôi lo ngại cho sức khỏe thân chủ. Ông ấy trông rất tệ."
VTV nói họ đã liên hệ cơ quan an ninh điều tra "để tìm hiểu" và chiếu đoạn phim được nói là quay ngày 31/7.
Trong phim, ông Trịnh Xuân Thanh, ngồi ở địa điểm không xác định, nói ông đã "suy nghĩ không chín chắn", "đành phải về để đối diện sự thật".
Ông nói muốn "cần về gặp lại mọi người đặc biệt là những lãnh đạo để báo cáo nhận khuyết điểm, xin lỗi".
VTV cũng đưa hình về "đơn xin tự thú" ghi ngày 31/7 tại Hà Nội, viết tay, được nói là của ông Thanh.
Đoạn thuyết minh nói trong đơn có đoạn:
"Tôi thấy lo sợ trước kết luận về vi phạm của tôi, và phải chịu trách nhiệm là người đứng đầu trong thua lỗ của PVC do lo sợ suy nghĩ không hết, tôi đã quyết định trốn tại Đức.
"Trong thời gian này, cuộc sống trốn tránh, bấp bênh luôn lo sợ.
Bộ Ngoại giao Đức nhắc lại yêu cầu "để ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức ngay lập tức" sau khi ông Trịnh Xuân Thanh nói lời "xin lỗi" trong chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tối 3/8.
VTV nói họ đã liên hệ cơ quan an ninh điều tra "để tìm hiểu" và chiếu đoạn phim được nói là quay ngày 31/7.
Được BBC hỏi về phản ứng sau khi VTV đưa tin, Bộ Ngoại giao Đức nói họ không có gì bổ sung ngoài tuyên bố đã ra hôm 2/8.
Nhưng trong thư trả lời BBC, Bộ Ngoại giao Đức nhấn mạnh chữ đậm đoạn sau đây trong tuyên bố 2/8:
"Chính phủ Liên bang Đức yêu cầu phải để ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức ngay lập tức để hồ sơ đề nghị dẫn độ và đơn xin tị nạn được xem xét theo đúng trình tự pháp lý."
Trong khi đó, một luật sư của Trịnh Xuân Thanh ở Đức, Petra Schlagenhauf nói với BBC sau khi xem đoạn phim:
"Đây là 'tự thú' ép buộc. Ông ấy bị bắt cóc. Chúng tôi biết, cảnh sát Đức biết, chính phủ Đức biết."
Bàn tròn BBC ngay sau khi ông Thanh 'xin lỗi' trên VTV
Hội luận: ông Trịnh Xuân Thanh thực sự 'ra đầu thú'?
Bà nói thêm: "Tôi lo ngại cho sức khỏe thân chủ. Ông ấy trông rất tệ."
VTV nói họ đã liên hệ cơ quan an ninh điều tra "để tìm hiểu" và chiếu đoạn phim được nói là quay ngày 31/7.
Trong phim, ông Trịnh Xuân Thanh, ngồi ở địa điểm không xác định, nói ông đã "suy nghĩ không chín chắn", "đành phải về để đối diện sự thật".
Ông nói muốn "cần về gặp lại mọi người đặc biệt là những lãnh đạo để báo cáo nhận khuyết điểm, xin lỗi".
VTV cũng đưa hình về "đơn xin tự thú" ghi ngày 31/7 tại Hà Nội, viết tay, được nói là của ông Thanh.
Đoạn thuyết minh nói trong đơn có đoạn:
"Tôi thấy lo sợ trước kết luận về vi phạm của tôi, và phải chịu trách nhiệm là người đứng đầu trong thua lỗ của PVC do lo sợ suy nghĩ không hết, tôi đã quyết định trốn tại Đức.
"Trong thời gian này, cuộc sống trốn tránh, bấp bênh luôn lo sợ.
.
Trước đó cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 3/8 "lấy làm tiếc" trước thông cáo của Đức nhưng dẫn lời Bộ Công an nói ông Trịnh Xuân Thanh "đầu thú".
Bộ Ngoại giao Đức hôm 2/8 cáo buộc Việt Nam "bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh" và yêu cầu đại diện tình báo Việt Nam tại Berlin về nước.
Thay vì trả lời lần lượt câu hỏi của các phóng viên, người phát ngôn đã đề nghị các phóng viên nêu hết tất cả các câu hỏi liên quan tới ông Trịnh Xuân Thanh, và sau đó bà đưa ra phản hồi vắn tắt.
"Thông báo ngày 31/7/2017 của Bộ Công an và đã được báo chí đăng tải theo đó ngày 31/7/2017 Trịnh Xuân Thanh đã ra trình diện và đầu thú. Hiện nay, các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra," bà Lê Thị Thu Hằng nói.
Tuyên bố của Đức về vụ Trịnh Xuân Thanh
Bộ Ngoại giao Đức nói Trịnh Xuân Thanh 'bị bắt cóc'
Tin Trịnh Xuân Thanh đầu thú 'lạ tai như phép màu'
Nhiều nội dung các phóng viên trong nước và quốc tế đề cập tới đã không được bà Lê Thị Thu Hằng giải đáp.
Trong số các câu hỏi, đáng chú ý là việc các phóng viên muốn Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận có chuyện Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc từ Đức đưa về nước không, nếu không phải bị bắt cóc thì làm cách nào ông Thanh ra trình diện và đầu thú được tại Hà Nội trong lúc giới chức từng nói ông Thanh đã lẩn trốn tại Đức, nếu không phải bị bắt cóc thì ông Thanh có tự nguyện rời khỏi Đức không, và hiện nay ông Thanh đang ở đâu.
Câu hỏi cũng được đặt ra về tin ông Trịnh Xuân Thanh đang làm đơn xin tỵ nạn tại Đức.
Việc bà Lê Thị Thu Hằng chỉ trả lời ngắn gọn như trên khiến một số phóng viên tiếp tục trở lại với các câu hỏi về chủ đề 'bắt cóc' hay 'đầu thú'.
Tuy nhiên, câu trả lời lần thứ hai của bà Lê Thị Thu Hằng vẫn chỉ là dựa trên tin tức Bộ Công an đã nêu ra cách đây ít hôm.
"Chúng tôi xin nhắc lại: Thông tin công khai mà Bộ Công an đưa ra và báo chí đã đăng tải hôm 31/7 theo đó ông Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú," bà nói .
Liên quan tới câu hỏi của phóng viên về việc Bộ Ngoại giao Đức hôm 2/8 ra thông cáo yêu cầu một nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin phải rời khỏi Đức trong vòng 48 giờ "do hệ lụy của vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh", và về ảnh hưởng của quyết định này đối với quan hệ song phương Việt-Đức, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói vắn tắt rằng bà "lấy làm tiếc" về phát ngôn của phía Đức.
"Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Đức," bà Lê Thị Thu Hằng nói.
Trong thông cáo ra hôm 2/8, Bộ Ngoại giao Đức nói họ có bằng chứng về việc Việt Nam bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin. Bộ Ngoại giao Đức đã triệu Đại sứ Việt Nam lên vào tối 1/8, và sau đó đặt nhân viên tình báo tại Tòa Đại sứ vào vị trí "người không được hoan nghênh" (persona non grata), buộc phải rời khỏi Đức trong vòng 48 giờ.
__________________
Luật sư của Trịnh Xuân Thanh tiết lộ những tình tiết mới
RFA
2017-08-03
.
Hình minh họa ông Trịnh Xuân Thanh trên trang nguyentandung.org
.
.
Luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức, ông Victor Pfaff nói rằng vào ngày 24 tháng bảy vừa qua, ông Thanh đã không đến cơ quan chức năng của Đức để trình bày vấn đề xin tị nạn như đã hẹn trước.
Tin mới nhất do hãng thông tấn Reuters loan đi vào tối ngày 3 tháng 8.
Theo những ghi nhận từ Reuters, một số nhân chứng đã nói với ông Pfaff rằng hôm 23 tháng bảy, tại công viên trong khu Tiergarten của thủ đô Berlin, một nhóm người có vũ khí đã ép một người đàn ông lên một chiếc xe hơi mang bản số Cộng hòa Séc. Công viên này nằm sát khách sạn Sheraton nơi ông Thanh cư ngụ. Ông Pfaff tin rằng người bị bắt cóc đó chính là ông Thanh.
Từ đó trở đi ông Thanh bặt vô âm tín cho đến khi ông xuất hiện trên đài truyền hình Việt Nam ngày 3 tháng tám, nói rằng ông tự nguyện trở về Việt Nam để đầu thú.
Hãng tin Reuters cũng trích dẫn đoạn video được truyền hình Việt Nam loan tải nói rằng ông Thanh lo sợ cuộc sống bấp bênh ở Đức. Nhưng theo ông Pfaff, ông Thanh không bao giờ nghĩ như thế, và ông Thanh rất lo ngại về những hậu quả khó lường nếu ông trở về Việt Nam, thậm chí đến có thể bị án tử hình. Ngoài ra, ông Thanh còn có một cuộc sống khá thoãi mái từ khi ông đến Đức từ tháng tám năm 2016, và ông muốn sống tại Đức và làm việc như là một doanh nhân.
Theo thông tin của ông Pfaff mà Reuters ghi nhận, sau khi truyền thông Việt Nam bắt đầu đưa ra những cáo buộc tham nhũng của ông Thanh ở Tập đoàn dầu khí, ông đã bỏ trốn khỏi Việt Nam, và đến Đức bằng một hành trình khá vất vả qua ngả Lào, Thái Lan, và Thổ Nhĩ Kỳ.
Nghi vấn ông Thanh bị mật vụ Việt Nam bắt cóc về Việt Nam đã gây nên căng thẳng ngoại giao giữa hai nước. Bộ ngoại giao Đức đã ra thông cáo cáo giác Việt Nam vi phạm nghiêm trọng luật pháp của Đức, và trục xuất một viên chức của tòa Đại sứ Việt Nam làm công tác tình báo. Phía Việt Nam trả lời rằng rất lấy làm tiếc về thông cáo của Bộ ngoại giao Đức, nhưng không xác nhận lẫn phủ nhận rằng việc bắt cóc có xảy ra hay không.
Truyền thông Đức so sánh vụ việc với những vụ bắt cóc do cơ quan mật vụ Liên Xô tổ chức ở Tây Đức trước khi bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989. Tuy nhiên các quan chức Đức cũng nói là họ khó kiểm tra các chứng cớ một cách độc lập, nhưng họ tin rằng chuyện bắt cóc đã xảy ra.
Thử hỏi: một nghi can của ...Đức đang được nhà nước VN tạm dung để xét đơn xin tỵ nạn lại bị Đức bắt cóc thì VN có ..."lấy làm tiếc" rồi cười trừ không?
Trả lờiXóaĐức có thể sẽ cho phong tỏa tài khoản kếch xù của TXT tại các NH của EU thì làm gì nhau?
Trả lờiXóaĐứa trẻ con nó cũng không tin thằng Xuân thanh tự tìm đường về nước để đầu thú. Văn hóa dối trá từng ngấm sâu vào máu các quan chức nên ở trong nước họ không bao giờ đủ tư cách để lãnh đạo và luôn bị dân khinh.
Trả lờiXóa