2-8-2017
Chính phủ Đức hôm 2/8 ra thông cáo yêu cầu chính phủ Việt Nam cho phép Trịnh Xuân Thanh được trở lại Đức “ngay lập tức.”
Thông cáo Bộ ngoại giao Đức gửi cho VOA có đoạn: “Chúng tôi yêu cầu
ông Trịnh Xuân Thanh được cho phép trở lại nước Đức ngay để có thể tiến
hành việc Việc Nam yêu cầu dẫn độ (ông Thanh) và yêu cầu xin tị nạn của
ông (ấy) được xem xét thấu đáo.”
Chính phủ Đức cũng yêu cầu tùy viên tình báo Việt Nam phải rời khỏi
nước này trong vòng 48 tiếng đồng hồ nữa sau khi bộ Ngoại giao nước này
cho rằng họ tiến hành vụ bắt cóc một cựu lãnh đạo ngành dầu khí Việt Nam
ở Berlin.
Thông cáo của bộ Ngoại giao Đức ra hôm 2/8 cho biết chính phủ Đức
“không nghi ngờ” gì rằng bộ Ngoại giao Việt Nam và mật vụ có dính líu
vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hôm 23/7.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Đức Martin Schaefer nói trong thông cáo
rằng vụ việc này “có khả năng ảnh hưởng nặng nề tới các mối quan hệ
(giữa 2 nước).” Ông Schaefer gọi đây là “một sự bội ước lòng tin vô cùng
lớn.”
Theo thông cáo này, đại sứ Việt Nam ở Đức đã bị triệu tập hôm thứ ba (1/8).
Chính phủ Việt Nam thông báo hôm 31/7 rằng ông Trịnh Xuân Thanh ra
đầu thú sau hơn 1 năm chạy trốn vì bị buộc tội tham nhũng làm thất thoát
tài sản nhà nước.
Bắt cóc giữa trung tâm Berlin
Ảnh chụp màn hình nhật báo Đức Taz đưa tin về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
ở Berlin hôm 23/7.
Trước khi thông cáo của Bộ ngoại giao Đức được đưa ra, một công tố
viên ở Berlin hôm 2/8 cho VOA biết rằng cảnh sát Đức đang điều tra một
vụ bắt cóc gần đây và khẳng định người bị bắt cóc là công dân Việt Nam.
Trước đó trong cùng ngày, nhật báo Taz của Đức có đăng bài viết về
thông cáo của cảnh sát Berlin rằng họ đang điều tra một vụ bắt cóc một
cựu quan chức chính phủ Việt Nam có tên Trịnh Xuân Thanh xảy ra ngày
23/7 tại một công viên ở trung tâm của thủ đô nước Đức.
Khi được VOA hỏi phản ứng của Việt Nam về việc cảnh sát và báo chí
Đức đưa tin vụ bắt cóc này, bộ trưởng Công An Tô Lâm nói ông đang bận
họp và “chưa thể trả lời.”
Theo tờ báo Taz, có tên đầy đủ là Die Tageszeitung, một nhân chứng
người Đức đã chứng kiến vụ bắt cóc ngay tại trung tâm Berlin và xác nhận
với cảnh sát. Theo lời tường thuật của nhân chứng được tờ báo này trích
đăng bằng tiếng Đức, nạn nhân 51 tuổi đã bị một nhóm người có vũ trang
lôi lên một chiếc xe ô tô và được đưa sang một quốc gia châu Âu láng
giềng ngay sau đó.
Tờ báo này khẳng định những người đàn ông có vũ khí “thuộc mật vụ
Việt Nam” và đăng kèm tấm ảnh của ông Trịnh Xuân Thanh với dòng chú
thích bằng tiếng Đức cho rằng nạn nhân bị truy nã và đã bị mật vụ tóm.
Trưởng phát ngôn viên sở cảnh sát Berlin, Winfrid Wenzel, cho nhật
báo Taz biết họ đang tiến hành điều tra “vì tình nghi về vụ việc bắt cóc
và cưỡng ép bắt người.”
Công tố viên cao cấp Martin Steltner của Văn phòng Công tố Berlin nói
với VOA rằng do “tính chất nhạy cảm” của vụ việc nên họ không thể đưa
ra thêm bất kỳ thông tin gì tại thời điểm hiện tại.
Ông Steltner nói: “Tôi không thể đưa ra thêm bất kỳ chi tiết gì
về nghề nghiệp của người này hay chức danh của anh ta ở Việt Nam. Vâng,
đó là một người đàn ông Việt Nam nhưng tôi không thể đưa ra thêm bất kỳ
thông tin gì nữa.”
VOA cũng đã liên lạc với sứ quán Việt Nam tại Đức xin bình luận về vụ
việc này nhưng cho đến hết ngày 2/8 không nhận được trả lời.
Nhật báo Taz nói ông Trịnh Xuân Thanh đã từng xin tị nạn ở Đức vào
những năm 1990, “giữa thời gian lúc tốt nghiệp đại học và bắt đầu sự
nghiệp ở Việt Nam, nhưng lại tự nguyện hồi hương.”
Bài báo của Taz nhắc tới việc ông Thanh bị “thất sủng ở Hà Nội,” mất
toàn bộ các chức vụ cũng như bị tước bỏ mọi tuyên dương khen thưởng và
“trở thành kẻ thù của một nhân vật đầy quyền lực: thủ lĩnh đảng Cộng sản
Nguyễn Phú Trọng.”
Thôi nghe họ đi . Nếu còn cãi họ cho xem video thì chỉ còn nước chui xuống lỗ cống
Trả lờiXóarở trò bẩn đã quen với dân việt rồi , thật xâu hổ cho một dân tộc .
Trả lờiXóawww.reuters.com/article/us-germany-vietnam-idUSKBN1AI1NB
Trả lờiXóaBerlin đã ra lệnh cho một sĩ quan tình báo Việt Nam rời khỏi Đức trong vòng 48 giờ theo yêu cầu của chính phủ Đức và đòi hỏi Trịnh Xuân Thanh phải được phép quay trở lại nước Đức.
Thông cáo nói rằng chính phủ Đức đang xem xét hành động vi phạm pháp luật "chưa từng có" và vi phạm luật pháp quốc tế trong vụ việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, người bị chính phủ Việt Nam cáo buộc gây thiệt hại 150 triệu đô la trong một công ty của chính phủ Việt Nam.
"Không còn nghi ngờ gì về việc nhúng tay của cơ quan tình báo và Đại sứ quán Việt Nam trong việc bắt cóc một công dân Việt Nam ngay trên đất Đức", một phát ngôn nhân của bộ ngoại giao (Đức) nói với các phóng viên trong buổi họp báo.
______________
Berlin ordered a Vietnamese intelligence officer to leave Germany within 48 hours in response, and demanded that Trinh Xuan Thanh be allowed to return.
It said it was considering further action to an "unprecedented" breach of German and international law over the abduction of Thanh, who is accused of causing around $150 million in losses at a Vietnamese state firm.
"There is no serious doubt about the participation of the Vietnamese intelligence service and embassy in the kidnapping of a Vietnamese citizen on German soil," a foreign ministry spokesman told reporters.
Chính phủ của Bà Makel rất nhân từ nhưng sẽ không nhân nhượng, cả thế giới tin yêu Bà vì lẽ đó.
Trả lờiXóaBỘI ƯỚC NIỀM TIN VÔ CÙNG LỚN
Trả lờiXóaKhi bội ước lòng tin với Đức thì niềm tin của EU cũng suy giảm. Khi TPP thất bại, kinh tế VN dựa vào EU, nhưng như thế này thì kinh tế VN sẽ khó tăng trưởng, các loại thị trường hàng hóa ở VN sẽ suy giảm...
Buồn quá, xấu hổ quá . thế kỷ 21 rồi mà chúng ta vẫn còn hành xử như một băng xã hội đen làm mất đi hình ảnh một dân tộc anh hùng và cao thượng.
Trả lờiXóaMột tên tham quan, phá hoại kinh tế đất nước như T.X.Thanh phải bắt và xử theo PL Việt Nam. Nếu Bộ Ngoại giao VN khéo dàn xếp đúng luật pháp quốc tế và Đức thì không nên bắt cóc T.X.Thanh ngay giữa Beclin.
Trả lờiXóaViệc TXT là việc nội bộ của ĐCS.
Trả lờiXóaViệc Quan hệ ĐỨC - VIỆT là chuyện của cả dân tộc Việt Nam.
Vì quyền lợi ích kỷ của mình mà Đảng CS VN đã phá hủy quan hệ ĐỨC - VIỆT
Đúng là kiểu hành xử côn đồ, chỉ có ở vn.
Trả lờiXóa