Chiếc tàu mà ngư dân cho rằng đã truy đuổi, tông chìm tàu cá của ông Lành tại vùng biển Hoàng Sa (ảnh cắt từ clip do ngư dân cung cấp)
Tiếng Dân tổng hợp
15-08-2017
Báo Dân Việt có clip: Phút giây sinh tử của tàu cá bị đâm chìm tại Hoàng Sa,
chiếu hình ảnh tàu cá QNg 90289 Ts của ông Bùi Ngọc Lành, ở Quảng Ngãi
đã bị tàu Trung Quốc, số hiệu 46106 truy đuổi và đâm chìm chiều 7/8, khi
đang khai thác hải sản ở vùng biển Hoàng Sa:
Reuters đưa tin,
tàu thăm dò dầu khí cho Repsol đã rời khỏi Việt Nam sau khi bị Trung
Quốc gây sức ép. Tàu Deepsea Metro I, làm việc cho công ty Repsol của
Tây Ban Nha, thăm dò lô 136-3 ở bãi Tư Chính, đã phải ngưng hồi tháng
trước, do áp lực từ phía Trung Quốc. Hiện tàu Deep Sea Metro đã có mặt
tại vùng biển thuộc cảng Labuan, Malaysia.
Mời đọc thêm: Tàu khoan nước ngoài đã rời Việt Nam (RFA). – Tàu thăm dò của Repsol có mặt ở địa điểm mới (BBC). – Vấp áp lực của Trung Quốc, tàu khoan dầu rời Việt Nam (VOA). – Biển Đông: Tàu khoan dầu nước ngoài rời Việt Nam do căng thẳng với Trung Quốc (RFI). – Bị Trung Quốc đe dọa, tàu khoan dầu của Repsol rời Việt Nam sang Malaysia (NV). – Liên Hiệp Châu Âu-ASEAN: Biển Đông vẫn là điều cấm kỵ? (RFI).
Về dự luật Thủy Sản, báo Dân Trí đưa tin, Bộ trưởng NN & PTNT Nguyễn Xuân Cường than thở với Ủy ban TVQH rằng: “Kiểm ngư rất thiếu tiền, tiền sửa tàu còn chưa có”. Ông Cường nói: “Biển
đông sôi động như thế thì lực lượng kiểm ngư hết sức quan trọng, cần
được quy định trong luật… Thực tế lực lượng rất thiếu tiền, tàu kiểm ngư
cũng là do bạn giúp, tiền sửa còn chưa có. Tiền không cho thì tổng kết
sao”.
Mời đọc thêm: Là lực lượng chấp pháp, kiểm ngư phải đủ mạnh (SGGP). – Thượng tướng Võ Trọng Việt: “Nên có Kiểm ngư cấp tỉnh” (VOV). – Đề xuất 2 phương án tổ chức kiểm ngư cấp tỉnh (CP). – Quyền sử dụng mặt nước biển có là quyền tài sản? (VnEconomy).
VOA đưa tin: Ngư dân Việt ‘đi xuất khẩu lao động’ sau sự cố Formosa. “Trong 7 tháng đầu năm nay, gần 69,000 người
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có các ngư dân bị ảnh hưởng
vì sự cố Formosa, đạt gần 66% kế hoạch năm 2017, theo số liệu của Cổng
Thông tin Điện tử, Cục Quản lý Lao động ngoài Nước…
Tân Hoa Xã của Trung Quốc cho biết rằng 3 thị trường xuất khẩu
lao động lớn nhất của Việt Nam tính cho tới tháng Tám này gồm có Đài
Loan, với gần 33,900 lao động, thứ hai là Nhật Bản, với hơn 27,700 người
và Hàn Quốc, khoảng 3,200 người.”.
Mời đọc thêm tin về ngư dân: Ngư dân Quảng Nam phát hiện thi thể ở vùng biển Hoàng Sa (Soha). – Ngư dân đưa thi thể ‘người nhái’ trôi dạt trên biển vào bờ an táng (Zing). – Lai dắt tàu cá cùng 4 ngư dân gặp nạn trên biển vào bờ an toàn (BP). – Cứu hộ kịp thời tàu cá 9 tấn cùng 4 ngư dân suýt chìm trên biển (TTXVN/ PTD).
Báo Tiền Phong có bài: Không biết cái tưởng biết, tóm lược bài viết của GS Kerry Brown, đăng trên báo The Diplomat: Ba điều không biết được biết rất rõ về Trung Quốc của Tập Cận Bình. Thứ nhất là cái cách TQ biến thành cường quốc biển, thứ hai là kiểm soát quyền lực và cuối cùng là vấn đề giá trị.
Trích: “Sự trỗi dậy của TQ suy cho cùng là nhờ trật tự thế giới
hình thành ít nhất từ hậu thế chiến thứ hai trong đó có việc nước này
gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001. Vậy mà trật tự ấy đang bị
đảo lộn. Hầu như không ai cản được những gì TQ làm“.
_________________
Tàu khoan nước ngoài đã rời Việt Nam
Tàu khoan nước ngoài đã rời Việt Nam
Chiếc tàu khoan thăm dò Deep Sea Metro I đến vùng nước thuộc cảng Labuan, Malaysia trong ngày 14 tháng 8 sau khi rời vùng biển Việt Nam.
RFA
2017-08-14
Hãng tin Reuters loan tin dẫn dữ liệu tàu biểncho biết tàu khoan thăm dò Deep Sea Metro I sau khi rời Việt Nam vào ngày 14 tháng 8 đã đến vùng biển thuộc Cảng Labuan, Malaysia. Lần cuối cùng chiếc tàu được báo cáo ở khu vực khoan thăm dò tại vùng biển Việt Nam là ngày 30 tháng 7.
Vào tháng qua Hãng Repsol của Tây Ban Nha cho biết hoạt động khoan thăm dò phải ngưng lại sau khi công ty này đã chi ra 27 triệu đô la tại giếng khoan. Việc ngưng khoan thăm dò là do áp lực từ phía Trung Quốc.
.
Tàu Deep Sea Metro I được thuê thực hiện hoạt động khoan thăm dò tại lô 136/3 của Việt Nam. Lô này nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn mà Bắc Kinh đơn phương vạch ra để tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông.
Theo Reuters thì một nguồn tin ngoại giao cho biết quyết định của Hà Nội cho ngưng khoan thăm dò tại lô 136/3 được đưa ra sau khi có một phái đoàn của Việt Nam sang làm việc tại thủ đô Trung Quốc.
Chính quyền Hà Nội chưa bao giờ xác nhận về hoạt động khoan thăm dò tại lô 136/3 bắt đầu khi nào và bị ngưng ra làm sao; tuy nhiên vào tháng qua khi được hỏi về vụ việc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hà Nội lên tiếng cho rằng Việt Nam có quyền khai thác dầu khí trong vùng thuộc chủ quyền và quyền tài phàn của nước này.
Việt Nam được cho biết gần đây trở thành quốc gia có tiếng nói mạnh mẽ nhất chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông. Tin nói chính Hà Nội yêu cầu phải đưa vào tuyên bố chung cuộc họp ngoại trưởng lần thứ 50 tại Manila, Philippines vừa qua quan ngại về hoạt động bồi lấp đảo nhân tạo và quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trung Quốc, Đài Loan và 4 quốc gia khác thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á- ASEAN có tuyên bố chủ quyền tại vùng biển giàu tài nguyên thiên nhiên và là tuyến đường biển quan trọng này. Bốn nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông là Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam.
Tàu đâm chìm tàu cá của ông lành rõ ràng là tàu của mấy thằng tầu rồi! Bảo thằng Tập cận Bình nó không nên dã man như thế!
Trả lờiXóa