Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

Trần Nhương: TƯỜNG THUẬT DIỄN BIẾN NÓNG ĐH HỘI NHÀ VĂN HÀ NỘI

Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ - Tân Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Ảnh: Internet.
.
Tiền Phong: Tại phiên họp chính thức Đại hội Nhà văn Hà Nội sáng 9/8, bà Nguyễn Thị Thu Huệ chính thức được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội với 100% phiếu bầu của Ban chấp hành.

Sau kết quả bầu cử ngày 8/8, tám thành viên Ban chấp hành Hội nhà văn Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2020 đã họp phiên đầu tiên và bầu ra nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ làm Chủ tịch Hội với 100% số phiếu bầu. Ba ủy viên được bầu làm Phó Chủ tịch gồm: Nguyễn Sĩ Đại, Nguyễn Việt Chiến, Trần Quang Quý. 

___________

Nhà văn Trần Nhương tường thuật diễn biến Đại hội:

ĐẠI HỘI NHÀ VĂN NÓNG NHƯ TRỜI HÀ NỘI HÔM NAY 

Trần Nhương
Thứ tư ngày 9 tháng 8 năm 2017

Chậm chạp lỡ nhịp gần 2 năm, Đai hội Hội Nhà văn Hà Nội lần thứ 12 đã nhóm họp sang nay 8-8-2017 tại Hội trường nhà hát Đài tiếng nói VN, 58 Quán Sứ. Có 335 hội viên có mặt trên tổng số 640 hội viên.

Qua con số thống kê ta thấy sự già hóa các nhà văn thủ đô:

- Độ tuổi 30 trở xuống có 1 hội viên. (Lữ Thị Mai)
- Độ tuổi 31 đến 55 có 69 hội viên.
- Độ tuổi 55 trở lên có 530 hội viên, chiếm 88,3%
- Hội viên cao tuổi nhất 97 tuổi là nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.

Hôm nay Hà Nội nóng 37 độ nhưng hội trường Đại hội còn nóng hơn. Một số dự định của BTC đại hội đã điểu chỉnh lại. Ý kiến sôi nổi và có cả tiếng vỗ tay mời xuống khi phát biểu dài dòng. Khổ cho cái nước mình đại hội nào cũng chỉ chăm chăm bầu bán chứ không bàn luận văn chương là bao. 

Nhà văn Vũ Ngọc Tiến phát biểu

Báo cáo tổng kết cũng giống như các kì đại hội trước. Đặc biệt là quy chế Đại hội dài dòng cặn kẽ nhiều biện pháp ngăn chặn như một bộ luật nào đó. Điều đó BTC hình như lo sợ các nhà văn quá chớn chăng.

Có một việc chưa vui là khi nhà thơ Đàm Khánh Phương lên phát biểu đã bị một nhân viên văn phòng co kéo ngay trên sân khấu trước chủ tịch đoàn. Hành động đó rất phản cảm, gây bức xúc cho hội viên. Cũng may sau đó anh nhân viên đó đã xin lỗi nhà thơ Đàm Khánh Phương và Chủ tịch đoàn buổi chiều cũng có lời của nhà thơ Hữu Việt nhận thiếu sót.

.
Một phút không vui.

Vào việc bầu cử khi gần giờ Ngọ. Đói mệt nhưng anh em hội viên tinh thần rất trách nhiệm vẫn bầu cử nghiêm chỉnh. Lo sợ việc nhập nhèm khâu kiểm phiếu mà Hà Nội có tỳ vết rồi nên nhà văn Hoàng Quốc Hải đề nghị cần trung thực và cẩn trọng khâu kiểm phiếu. Ông đề nghị có 3 nhà văn độc lập giám sát bầu cử và kiểm phiếu.

Nhà văn Y Ban chất vân nhà thơ Nguyễn Sỹ Đại vì sao 2 đại hội chuyên ngành xin rút, nay lại vào danh sách ? Sĩ Đại thanh minh muốn xin rút nhưng sau khi anh Phạm Xuân Nguyên rời hội thì BCH yêu cầu ở lại nên tôi không từ chối. Y Ban gay gắt nói phải chống nhóm lợi ích. Nhà thơ Bằng Việt thanh minh về việc mình có tên trong danh sách không phải ham hố gì tuổi cũng 77 rồi nhưng tôi làm cầu nối giữa Hội nhà văn và Liên hiệp, thành phố để xin tiền..Ông nói có vẻ như giới thiệu Sĩ Đại nên bị vỗ tay...

Gay cấn và bùng nổ, co kéo nhiều nhất là phần bầu cử. Thế mới biết sự bi kịch của "Ghế ít, đít nhiều"

Đại hội chấp nhận một danh sách 33 nhà văn do BCH cũ giới thiệu và danh sách được đề cử từ hai đại hội chuyên ngành. Đại hội đề cử them nhà văn Giáng Vân, tổng cộng là 34 người. Nhiều người xin rút như Thùy Dương, Đăng Điệp, Trần Chiến, Lê Huy Quang… 

.
Trần Nhương cũng có danh sách đề cử nhưng đã xin rút trước hội trường. Ông nói: Tôi 77 tuổi rồi xin được rút vì ham hố khi lớn tuổi nó dơ lắm. Vua Trần 40 tuổi đã về Thiên Trường nghỉ ngơi. Tôi đề nghị ai ngoài 70 cũng nên nghỉ cho lớp ít tuổi hơn gánh vác. Câu nói đó chắc cũng động lòng một vài người vẫn muốn trụ vững. Sau khi rút, còn lại 22 người chính thức để chon 11 ủy viên BCH. Một tổ bầu cử 21 người được thành lập. Theo ý kiến của nhà văn Hoàng Quốc Hải, đại hội đã giới thiệu 3 nhà văn Giám sát bầu cử. Nhà thơ Nguyễn Thành Phong giới thiệu Trần Nhương, Vũ Ngọc Tiến, Trần Kim Anh. Hội trường vỗ tay đánh rầm. Thế là Trần Nhương đêm nay thức khuya cùng tổ bầu cử.
.
Bầu cử: Nhà văn Hoàng Minh Tường, Hoàng Quốc Hải bỏ phiếu
.
 Ban kiểm phiếu chia 7 tổ, làm việc trung thực và khoa học trước sự giám sát của 3 nhà văn và chuyên viên Sở Nội vụ. Ơn giời hơn 6 giờ chiều cũng xong. Bầu được 8 người quá bán. Con số thống kê như sau: Nguyên An 138 phiếu, Y Ban 172 phiếu, Nguyễn Việt Chiến 169 phiếu, Nguyễn Sỹ Đại 193 phiếu, Chử Thu Hằng 85 phiếu, Lê Huy Hòa 103 phiếu, Nguyễn Thị Thu Huệ 224 phiếu, Tôn Phương Lan 155 phiếu, Vi Thùy Linh 103 phiếu, Văn Lừng 65 phiếu, Bùi Việt Mỹ 186 phiếu, Lê Cảnh Nhạc 154 phiếu, Trần Quang Quý 176 phiếu, Trần Gia Thái 165 phiếu, Nguyễn Thị Anh Thư 128 phiếu, Lê Bá Thự 138 phiếu, Nguyễn Quốc Toản 72 phiếu, Nguyễn Đức Trọng 65 phiếu, Tô Thi Vân 134 phiếu, Bằng Việt 99 phiếu, Trần Hữu Việt 220 phiếu, Giáng Vân 126 phiếu. Tổng số phiếu 335 có 21 phiếu không hơp lệ. Như vậy có 8 người trúng cử: Nguyễn Thị Thu Huệ, Trần Hữu Việt, Y Ban, Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Sỹ Đại,, Bùi Việt Mỹ, Trần Quang Quý, Trần Gia Thái (nhiều miền Bắc, miền Trung chỉ có 1)
.
Xong biên bản bầu cử, Trần Nhương được kí chứng thực và sau đó nhận 100k bồi dưỡng.

Trưởng ban bầu cử công bố kết quả. Chủ tịch đoàn hỏi đại hôi có bầu cho đủ 11 người không, Cả hội trường ào lên thôi thôi. Gần 7 giờ vẫn còn bầu Ban kiểm tra. Ban bầu cử lại tiếp tục làm có lẽ phải muộn mới xong. 3 nhà văn giám sát thấy không quan trọng nên giao cho Ban bầu cử làm việc.

.
 Ban Bầu cử 
.
Cuối cùng có này nọ nhưng nhà văn đã làm tốt công việc dù rất muộn. Hiền khô chứ có chi đâu !

Đói và oi, mọi người nhanh chóng tản vào Hà Nội hầm hập như lò nung…



5 nhận xét :

  1. Các nhà văn hãy noi gương ông Hoàng Tuấn Công: hãy có sự nghiệp của riêng minh, không cần phải bầu bán, tranh giành, nhếch nhác lắm!

    Trả lờiXóa
  2. Đại hội nhà văn Hà Nội xem ra cũng căng quá. Thế mới biết các nhà văn cũng ham hố quyền lực nhỉ? Bác Trần Nhương cũng tự lượng sức mình, giá như bác không xin rút để xem hội viên tin bác đến mức nào. Cụ tổng họ Nguyễn 74 tuổi còn được bầu trăm phần trăm, huống gì bác mới có 77 tuổi. Chức tước nghe oai, nhưng chỉ là phù phiếm thôi.

    Trả lờiXóa
  3. Văn có nghĩa là Đẹp . Nhà văn bước đi khoan thai, hơi thở nhẹ nhàng, nói lời êm dịu . Không phải lời nịnh bợ . Văn chính là người mà . Một nhà văn Pháp đã nói thế . Chúc Chị tân Chủ Tịch làm cho Văn giữ mãi vẻ đẹp !

    Trả lờiXóa
  4. Không biết có đâu như ta, bất kì đại hội văn nghệ nào cũng chỉ nhăm nhăm vào bầu bán, chẳng thấy bàn bạc gì về việc viết thế nào để mở mang dân trí, chấn hưng dân khí, chẳng thấy kế hoạch gì cho việc bán sản phẩm (sách) trong nước và ngoài nước …Cũng chả thấy trong nhiệm kì này hội có phương hướng hỗ trợ đời sống hội viên (mua nhà chẳng hạn), hay tự xây trụ sở, mua ô tô…không?... Tức là những cái thiết yếu cho sự tồn tại của hội thì không được chú ý. Đằng này chỉ tập trung vào chức chủ tịch hội. Chủ tịch hội nhà văn Hà Nội ngang với phó phòng sở Văn hóa TTDL thôi, Có gì mà hau háu thế ?!
    Nói các bạn đừng giận, hội văn của các bạn đã lớn tuổi mà vẫn bú tí mẹ. Phải thôi, viết thì toàn chi hồ giả dã, nói thì chém gió như rồng bay, còn uống (bia, rượu) thì siêu quá trời, nó cuồn cuộn hơn rồng cuốn…., thì không háo hanh mới là lạ !.
    Đại Toàn 10-8-2017

    Trả lờiXóa
  5. Cứ góp ý hay phán đoán này nọ, nhưng cái cốt tử vấn đề thì hình như mọi người ngại nói ra, văn nghệ sỹ sống bằng gì ? Bằng tác phẩm hay bằng nguồn ngân sách do dân đóng thuế ? Hàng ngày nhà văn có chức danh đến cơ quan là có chi phí ( từ nước uống, điều hoà, ghế ngồi vv... đi cơ sở thì được đón tiếp mà tiền ấy do ngân sách cấp cho hội đoàn cơ sở cấp đó . ...) Người lao động nghỉ làm một ngày lập tức không có tiền ăn ngày đó ...
    Đến ngay bài đăng báo ( mà báo cũng do tiền thuế dân nuôi... có hỗ trợ của cơ sở cần quảng cáo ) cũng do quen biết mà cho in ... vậy thì cần chức danh này nọ là dễ hiểu thôi .
    Hãy hỏi xem mấy bác văn nghệ sỹ TRỤ Ở CÁC CƠ QUAN HỘI VHNT cấp TW và cấp tỉnh huyện về già có SỔ HƯU KHÔNG ? Bao người sống bằng ngòi bút ?

    Trả lờiXóa