Tàu chuyển quân đổ bộ USS San Diego. Ảnh: Hải quân Mỹ
Tin Biển Đông
Tiếng Dân tổng hợp
09-08-2017
VOA đặt câu hỏi: Việt Nam có thể ngả về Mỹ chống TQ ở Biển Đông? Để trả lời câu hỏi này, cần hiểu thêm sự khác biệt về ý thức hệ giữa hai nước, liệu Mỹ có chấp nhận giúp một nước cộng sản chống lại một nước cộng sản khác hay không? Cũng như câu hỏi, quyền lợi giữa Mỹ với TQ so với quyền lợi giữa Mỹ với Việt Nam, bên nào lớn hơn?
RFA có bài: Tàu chiến USS San Diego cập cảng Cam Ranh. “Chặng dừng chân của tàu Hải quân Hoa Kỳ USS San Diego tại cảng Cam Ranh lần đầu tiên được cho là đánh dấu thêm bằng chứng thể hiện chiều sâu của mối quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ thông qua tăng cường quan hệ dân sự và quân sự“.
Về thông tin: Ngoại trưởng Trung-Việt có gặp nhau tại Manila hay không? Báo chí trong nước và nước ngoài đưa tin khác nhau, nơi nói có, chỗ nói không. Thật ra thì ông Vương Nghị và ông Phạm Bình Minh có gặp nhau, nhưng không có cuộc họp song phương như kế hoạch. Họ chỉ gặp nhau bên lề, nghĩa là “kéo nhau ra một bên để nói chuyện, và công bố ảnh hai ông Vương Nghị và Phạm Bình Minh bắt tay nhau“, mà chẳng bàn bạc gì cả.
Báo China Daily công kích Việt Nam: Việt Nam lạc điệu so với tất cả các nước ASEAN còn lại. Bài báo viết, “Hà Nội đã có một phát biểu thiếu hài hòa hơn bởi đạo đức giả, cố gắng đưa ngôn ngữ cứng rắn để chỉ trích việc xây dựng đảo của TQ ở Biển Đông, một điều mà Việt Nam đã làm trước, dẫn đến sự chậm trễ trong việc đưa ra tuyên bố chung hôm thứ Bảy. Nhưng không một nước thành viên ASEAN nào có cùng quan điểm, nên các cụm từ đề nghị của Việt Nam không được đưa vào thông cáo, công bố hôm Chủ nhật“.
RFI có bài tóm lược: Báo Trung Quốc đả kích Việt Nam vì chống Bắc Kinh tại ASEAN. Trích: “Việt Nam giống như một kẻ đi ăn trộm nhưng lại hô ‘bắt trộm’ vì Việt Nam cũng bồi đắp đảo đá tại Biển Đông trong những năm gần đây, đồng thời tăng cường quân đội trong khu vực”.
Về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC), đài VOV có bài: TS Trần Việt Thái: “Không nên đặt tất cả kỳ vọng vào COC”. TS Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, thuộc Học viện Ngoại giao, nói rằng, cho dù có xây dựng bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thành công đi nữa, thì COC vẫn chỉ là một bộ quy tắc ứng xử, không có giá trị nhiều.
Về mặt pháp lý, COC không thể bằng UNCLOS và mức độ giá trị của nó cũng bị giới hạn. COC chỉ có thể giúp duy trì hòa bình ổn định, “đóng góp vào định hướng trong quản lý thái độ và cách hành xử của các nước trên Biển Đông“. COC không phải là công cụ để xử lý các tranh chấp, “càng không phải là công cụ để giải quyết tranh chấp liên quan đến tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ“.
Chuyện đàm phán COC, Facebooker Hưng Phạm Ngọc cho rằng: “Cách TQ đặt điều kiện không có ‘cường quốc bên ngoài’ can thiệp mới đồng ý đàm phán, cho thấy ý định sử dụng quá trình đàm phán để gạt Mỹ, Nhật ra ngoài. Thế nên, trong trò chơi ngôn từ sắp diễn ra, chìa khóa được ngầm hiểu là cụm từ ‘cường quốc bên ngoài’ mà thấy trước là ASEAN có khả năng cao thua cơ một lần nữa“.
Trang Diplomat có bài: Có phải Trung Quốc thắng tại Hội nghị các bộ trưởng ASEAN ở Manila? Bài viết cho biết, trong một buổi họp báo ở Manila, Ngoại trưởng TQ, ông Vương Nghị gọi hội nghị thượng đỉnh ASEAN là “cuộc họp thành công với bầu không khí rất tích cực và thân thiện“. Ông Vương nói thêm rằng quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc-ASEAN đã “bước vào một giai đoạn mới, phát triển toàn diện“. BBC có bài tóm lược các tờ báo nước ngoài: Diễn đàn ASEAN có lợi cho Trung Quốc?
Mời đọc thêm tin về Biển Đông: Chiến hạm chuyển quân Hoa Kỳ cập cảng Cam Ranh (NV). – Tàu Hải quân Mỹ USS San Diego cập cảng Cam Ranh (TN). ASEAN sinh nhật 50 tuổi : Bài học cũ để vượt qua thách thức mới (RFI). – Trung Quốc muốn bộ quy tắc Biển Đông không ràng buộc pháp lý (VOA). – Trung Quốc phản đối khi bị Nhật Bản chỉ trích về Biển Đông (Zing). – Bị Nhật chỉ trích về Biển Đông, Trung Quốc bực tức (VNE).
.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét