'Đừng biến nghệ sĩ thành người đi xin tiền'
Tuổi Trẻ
05/08/2017 16:00 GMT+7
TTO - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có cuộc làm việc với Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật chiều 4-8, khi trực tiếp giải quyết nhiều kiến nghị của giới văn nghệ.
Cuộc làm việc của Thủ tướng với tổ chức đại diện lớn nhất cho giới văn nghệ bắt đầu từ 14h cho đến tối muộn mới kết thúc.
Thủ tướng mời Chủ tịch MTTQ VN Trần Thanh Mẫn, yêu cầu Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân và các thứ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính cùng dự.
Cần có chính sách đào tạo tài năng trẻ
Trước những người đứng đầu Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật và các hội thành viên, Thủ tướng khẳng định: qua các thời kỳ cách mạng, phát triển của đất nước, văn học nghệ thuật (VHNT) đã thể hiện tinh thần đồng hành với quốc gia, dân tộc, đấu tranh với cái xấu, cái ác, cổ vũ cái đẹp, cái tiến bộ.
Hoạt động VHNT đạt nhiều kết quả, giới văn nghệ sĩ VN đã bám sát cuộc sống, sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị cao.
Người đứng đầu Chính phủ biểu dương sự nỗ lực và những kết quả đạt được của Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật với các tổ chức thành viên, gửi lời thăm hỏi ân cần tới 4 vạn nghệ sĩ là thành viên các hội VHNT trong toàn quốc.
Theo Thủ tướng, trong quá trình phát triển từ bao cấp sang cơ chế thị trường, chúng ta cũng không thể biết hết, lường trước được các ngõ ngách, các vấn đề của phát triển VHNT, đặc biệt là các khó khăn.
Nhưng có thể khẳng định Đảng, Nhà nước luôn chăm lo, quan tâm phát triển VHNT. Đường lối, chính sách đã rõ ràng nhưng trong thực hiện thì có vấn đề cụ thể còn những bất cập.
Ông đề nghị Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật có chính sách, giải pháp đào tạo các mầm non, tài năng trẻ trong lĩnh vực VHNT; đổi mới công tác sáng tác, sưu tầm có chiều sâu, tránh dàn trải, hướng tới những tác phẩm có sức lan tỏa rộng rãi; có giải pháp cụ thể để phòng chống sản phẩm phi văn hóa, bạo lực, đồi trụy, đấu tranh chống diễn biến hòa bình trong VHNT...
“Đừng biến nghệ sĩ thành người đi xin tiền”
Đại diện cho Liên hiệp hội, ông Hữu Thỉnh đã nêu tới 9 kiến nghị để giải quyết khó khăn trong hoạt động của Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật và các tổ chức thành viên, chủ yếu là về cơ sở vật chất, kinh phí và đời sống của văn nghệ sĩ.
Ông đề nghị được chuyển khoản kinh phí hỗ trợ hằng năm (khoảng 90 tỉ đồng) thành khoản được chi thường xuyên, Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật không phải lập đề án đi xin trong từng giai đoạn.
Hay một việc khác là hiện nay nhiều văn nghệ sĩ có công, có thành tựu nhưng đời sống khó khăn, đặc biệt là vấn đề nhà ở.
Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật đề nghị Thủ tướng lập đề án xây dựng làng nghệ sĩ khoảng 300 căn nhà để giải quyết vấn đề nhà ở cho các văn nghệ sĩ, để nghệ sĩ yên tâm cống hiến.
Ông Hữu Thỉnh cũng cho biết theo quy định thì chức danh của ông được hưởng chế độ xe như bộ trưởng, trưởng ban Đảng, nhưng 10 năm nay không có xe, phải mượn xe và xe đó đã quá rách nát.
“Tôi từng là người lính, qua mấy cuộc kháng chiến, phương tiện đi lại với người lính không có vấn đề gì. Nhưng đối với người đứng đầu Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật thì không thể đi chiếc xe đi mượn rách nát như vậy” - ông Thỉnh giãi bày.
“Dưa thì giải cứu được, chứ tranh thì không”
Trong khi đó, ông Trần Khánh Chương - chủ tịch Hội Mỹ thuật VN - cũng bức xúc về kinh phí hỗ trợ sáng tác.
“Bây giờ cơ chế thị trường, nếu sáng tác các đề tài bảo vệ Tổ quốc thì không ai mua, đến bảo tàng, chính quyền cũng không mua.
Dưa thì có thể giải cứu được chứ tranh thì không giải cứu được. Chúng tôi rất khổ. Giờ không ai muốn về đây làm. Tôi già rồi muốn có người thay thế nhưng đi mời chẳng ai chịu về” - ông Chương tâm sự.
Kết luận về vấn đề này, Thủ tướng đã giao Phó thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với Liên hiệp hội giải quyết kinh phí hỗ trợ hằng năm để Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật và các tổ chức thành viên sớm nhận được tiền, thủ tục đơn giản, đúng pháp luật.
“Vấn đề nhà ở xã hội, tôi giao TP Hà Nội giải quyết đất, trung ương hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng hạ tầng, có cơ chế hợp lý để xây dựng nhà ở cho các văn nghệ sĩ có đóng góp nhưng đang gặp khó khăn về nhà ở. Bước đầu có thể xây dựng 200 căn hộ dạng này” - Thủ tướng nói.
Về phương tiện đi lại, Thủ tướng đồng ý để Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật được thanh lý 5/7 ôtô đã quá cũ, mua mới một ôtô và nhận chuyển giao từ Văn phòng Chính phủ một ôtô còn sử dụng tốt.
“Như tôi đã nói từ đầu, hôm nay tôi đến đây không phải là để bàn về đường lối, tư tưởng đối với hoạt động VHNT, bởi các nghị quyết của Đảng đã thể hiện rất rõ rồi.
Tôi đến đây để lắng nghe, bàn cách tháo gỡ những khó khăn, hỗ trợ Liên hiệp hội thực hiện tốt vai trò, sứ mạng của mình. Thủ tướng luôn lắng nghe mọi ý kiến của văn nghệ sĩ” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Tuổi Trẻ
05/08/2017 16:00 GMT+7
TTO - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có cuộc làm việc với Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật chiều 4-8, khi trực tiếp giải quyết nhiều kiến nghị của giới văn nghệ.
.
Cuộc làm việc của Thủ tướng với tổ chức đại diện lớn nhất cho giới văn nghệ bắt đầu từ 14h cho đến tối muộn mới kết thúc.
Thủ tướng mời Chủ tịch MTTQ VN Trần Thanh Mẫn, yêu cầu Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân và các thứ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính cùng dự.
Cần có chính sách đào tạo tài năng trẻ
Trước những người đứng đầu Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật và các hội thành viên, Thủ tướng khẳng định: qua các thời kỳ cách mạng, phát triển của đất nước, văn học nghệ thuật (VHNT) đã thể hiện tinh thần đồng hành với quốc gia, dân tộc, đấu tranh với cái xấu, cái ác, cổ vũ cái đẹp, cái tiến bộ.
Hoạt động VHNT đạt nhiều kết quả, giới văn nghệ sĩ VN đã bám sát cuộc sống, sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị cao.
Người đứng đầu Chính phủ biểu dương sự nỗ lực và những kết quả đạt được của Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật với các tổ chức thành viên, gửi lời thăm hỏi ân cần tới 4 vạn nghệ sĩ là thành viên các hội VHNT trong toàn quốc.
Theo Thủ tướng, trong quá trình phát triển từ bao cấp sang cơ chế thị trường, chúng ta cũng không thể biết hết, lường trước được các ngõ ngách, các vấn đề của phát triển VHNT, đặc biệt là các khó khăn.
Nhưng có thể khẳng định Đảng, Nhà nước luôn chăm lo, quan tâm phát triển VHNT. Đường lối, chính sách đã rõ ràng nhưng trong thực hiện thì có vấn đề cụ thể còn những bất cập.
Ông đề nghị Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật có chính sách, giải pháp đào tạo các mầm non, tài năng trẻ trong lĩnh vực VHNT; đổi mới công tác sáng tác, sưu tầm có chiều sâu, tránh dàn trải, hướng tới những tác phẩm có sức lan tỏa rộng rãi; có giải pháp cụ thể để phòng chống sản phẩm phi văn hóa, bạo lực, đồi trụy, đấu tranh chống diễn biến hòa bình trong VHNT...
“Đừng biến nghệ sĩ thành người đi xin tiền”
Đại diện cho Liên hiệp hội, ông Hữu Thỉnh đã nêu tới 9 kiến nghị để giải quyết khó khăn trong hoạt động của Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật và các tổ chức thành viên, chủ yếu là về cơ sở vật chất, kinh phí và đời sống của văn nghệ sĩ.
Ông đề nghị được chuyển khoản kinh phí hỗ trợ hằng năm (khoảng 90 tỉ đồng) thành khoản được chi thường xuyên, Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật không phải lập đề án đi xin trong từng giai đoạn.
Hay một việc khác là hiện nay nhiều văn nghệ sĩ có công, có thành tựu nhưng đời sống khó khăn, đặc biệt là vấn đề nhà ở.
Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật đề nghị Thủ tướng lập đề án xây dựng làng nghệ sĩ khoảng 300 căn nhà để giải quyết vấn đề nhà ở cho các văn nghệ sĩ, để nghệ sĩ yên tâm cống hiến.
Ông Hữu Thỉnh cũng cho biết theo quy định thì chức danh của ông được hưởng chế độ xe như bộ trưởng, trưởng ban Đảng, nhưng 10 năm nay không có xe, phải mượn xe và xe đó đã quá rách nát.
“Tôi từng là người lính, qua mấy cuộc kháng chiến, phương tiện đi lại với người lính không có vấn đề gì. Nhưng đối với người đứng đầu Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật thì không thể đi chiếc xe đi mượn rách nát như vậy” - ông Thỉnh giãi bày.
“Dưa thì giải cứu được, chứ tranh thì không”
Trong khi đó, ông Trần Khánh Chương - chủ tịch Hội Mỹ thuật VN - cũng bức xúc về kinh phí hỗ trợ sáng tác.
“Bây giờ cơ chế thị trường, nếu sáng tác các đề tài bảo vệ Tổ quốc thì không ai mua, đến bảo tàng, chính quyền cũng không mua.
Dưa thì có thể giải cứu được chứ tranh thì không giải cứu được. Chúng tôi rất khổ. Giờ không ai muốn về đây làm. Tôi già rồi muốn có người thay thế nhưng đi mời chẳng ai chịu về” - ông Chương tâm sự.
Kết luận về vấn đề này, Thủ tướng đã giao Phó thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với Liên hiệp hội giải quyết kinh phí hỗ trợ hằng năm để Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật và các tổ chức thành viên sớm nhận được tiền, thủ tục đơn giản, đúng pháp luật.
“Vấn đề nhà ở xã hội, tôi giao TP Hà Nội giải quyết đất, trung ương hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng hạ tầng, có cơ chế hợp lý để xây dựng nhà ở cho các văn nghệ sĩ có đóng góp nhưng đang gặp khó khăn về nhà ở. Bước đầu có thể xây dựng 200 căn hộ dạng này” - Thủ tướng nói.
Về phương tiện đi lại, Thủ tướng đồng ý để Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật được thanh lý 5/7 ôtô đã quá cũ, mua mới một ôtô và nhận chuyển giao từ Văn phòng Chính phủ một ôtô còn sử dụng tốt.
“Như tôi đã nói từ đầu, hôm nay tôi đến đây không phải là để bàn về đường lối, tư tưởng đối với hoạt động VHNT, bởi các nghị quyết của Đảng đã thể hiện rất rõ rồi.
Tôi đến đây để lắng nghe, bàn cách tháo gỡ những khó khăn, hỗ trợ Liên hiệp hội thực hiện tốt vai trò, sứ mạng của mình. Thủ tướng luôn lắng nghe mọi ý kiến của văn nghệ sĩ” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
LÊ KIÊN - VŨ VIẾT TUÂN
Xót tiền dân.
Trả lờiXóaThế là các văn nghệ sĩ chỉ thích thời bao cấp thôi! Thời cơ chế thị trường thì tay làm hàm nhai tay quai miệng trễ đâu có dễ! bây giờ đã mấy chục năm theo kinh tế thị trường mà còn xin nhà? Té ra xã hội bây giờ chỉ có mấy ông văn nghệ sĩ cống hiến thôi sao? Đúng là nửa nạc nửa mỡ! Xin đã thành cái nghiệp nên không biết ngượng! ÔI BAO GIỜ CHO ĐẾN NGÀY XƯA CÁC ÔNG VĂN NGHỆ SĨ ƠI!
XóaNói thẳng ra là vẫn muốn được bao cấp, muốn 'bú sữa" không chịu lớn. làm văn nghệ nhwung cứ muốn phong cách "quan văn nghệ" khi đòi xe riêng, đòi tiền hỗ trợ. Nếu thế thì văn học nghệ thuật Việt Nam muôn đời không khá được.
Trả lờiXóaTrên thế giới, chắc chỉ văn nghệ sỹ Tầu khựa với An nam mít là đói ăn bổng lộc, hưởng tiền thuế của dân để làm bồi bút, xu nịnh chính quyền.
TÁM CHỤC TUỔI MÀ KHÔNG HỀ CHỊU LỚN!
XóaChung quy là muốn làm việc riêng nhưng muốn hưởng quyền lợi như bao cấp từ tiền thuế của dân. Quá hèn.
Trả lờiXóaMột lủ ĂN HẠI ĐÁI NÁT HẾT SỦA ĐẾN TRU.
Trả lờiXóaMấy năm trước,tay Thỉnh có thâu nạp gã thơ thần và gửi đi tranh giải Nobel.
Trả lờiXóaNghe nói hắn cũng khá giàu,sao không kêu hắn xì ra ít tiền trả công nhỉ?
Hội, Hiệp hội nghề nghệp là tự nguyện theo khuông khổ PL. Bản chất VHNT không phải là chính trị, Hội , Liên hiệp hội VHNT càng không phải là tổ chức chính trị . Có như vậy thì VHNT mới có tính độc lập và là sản phẩm tinh thần đa dạng của cuộc sống XH . Có lẽ các vị này trong tiềm thức , tư duy vẫn muốn là công cụ phục vụ tuyên truyền , đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước. Những điều kêu ca, đòi hỏi của Liên Hội VHNT VN thật đáng buồn và xấu hổ cho những văn nghệ sỹ chân chính. Có lẽ đã đến lúc xóa cái Hội VHNT mang tính chính trị này.
Trả lờiXóaÔng Hữu Thỉnh nên về đi. Bao năm nay Hội có ra được một tác phẩm nào cho ra hồn đâu mà cứ ngồi lì lại đây mà lải nhải
Trả lờiXóaGởi Nặc Danh 13:44 6 tháng 8, 2017 :
Trả lờiXóaMột lời còm quá hay, quá chính xác !
Chúc sức khỏe.
Chỉ cần mang con xe biển xanh của Trịnh xuân Thanh cho bác Hữu Thỉnh dùng vừa tiết kiệm được Ngân sách vừa được tiếng quan tâm đến nhà văn nhà thơ
Trả lờiXóaSản phẩm của hội liên hiệp VHNTVN có xuất khẩu được không? Đã có bao nhiêu tiểu thuyết, tập thơ, bức tranh, phim ảnh…được nước ngoài mua? Hội có hàng ngàn hội viên, toàn sức dài vai rộng, tự làm ra mà ăn, sao phải ngửa tay xin xỏ thế hả ông Thỉnh?. Tiền thuế của dân cả đấy. Thử hỏi hiện nay văn nghệ của ta đã giúp được gì cho Đảng trong đấu tranh chống các thế lực phản động? Thử hỏi ông Mạc Ngôn Trung Quốc xem ông ấy được tài trợ bao nhiêu tiền để lấy giải Nobel Văn học? Tôi đề nghị chính phủ hãy mua trực tiếp tác phẩm, không đầu tư chung chung. Cứ mang giải Nobel (hoặc bất kì giải nào của thế giới) đến, chính phủ sẽ mua theo thời giá.
Trả lờiXóaLã Thị -07-8-2017
Nên đổi Liện hiệp Hội này thành Liên hiệp Hội cái bang cho đúng với thực tế
Trả lờiXóa