24 - 08 - 2017
TRÁCH NHIỆM VÀ LIÊM SỶ CỦA VIỆC TỪ CHỨC
Nữ Bộ trưởng xinh đẹp 29 của Thuỵ Điển chỉ vì lái xe khi có men rượu sau khi cảnh sát kiểm tra nồng độ cồn đã lập tức từ chức vì thấy mình không còn đủ tư cách để đảm nhận chức vụ đó nữa.
Thủ tướng Hàn Quốc đã cúi đầu xin lỗi nhân dân nước Đại Hàn khi nhận toàn bộ trách nhiệm về sự "chậm trễ trong xử lý và ứng cứu" vụ chìm phà Sewol vào năm 2014.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp đã nộp đơn xin từ chức ngay sau cáo buộc dính líu đến bê bối dùng tiền của Nghị viện Châu Âu để trả lương cho các nhân viên của bộ mình, dù bà mới nhậm chức 38 ngày và được Tổng thống Marcon đảm bảo rằng sẽ sớm mang lại niềm tin và sự trong sạch cho nội các của ông.
Bộ trưởng về tái thiết sau thảm hoạ ở Nhật Bản chỉ vì lỡ lời sau trận động đất lớn ở một thành phố vào tháng 4/2017, khi nói về tình trạng nơi này vẫn còn "tốt", liền sau đó đã phải từ chức vì chính điều này.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản mới đây đã tự xin rút lui khỏi chức vị Bộ trưởng vì dính đến bê bối che giấu và bưng bít thông tin, tài liệu trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Và đồng thời Thủ tướng Shinzo Abe cũng đã cúi đầu trước nhân dân Nhật để xin lỗi vì đã để người trong nội các (cũng thuộc đảng LDP của ông) đã "gây ra lỗi lầm". Trước đó vào năm 2007, chính vị Thủ tướng này cũng đã có đơn xin từ chức vì có nhiều tai tiếng liên quan trong thời kỳ mà ông đảm nhiệm dẫn dắt nền kinh tế và chính trường Nhật không mấy khả quan.
Thời Tổng thống Mỹ là Nixon đứng đầu hành pháp Hoa Kỳ, khi tiến hành đẩy mạnh chiến tranh ở Việt Nam, đã bị nhân dân nước Mỹ biểu tình đòi từ chức và phải chấm dứt cuộc chiến tranh này ở Việt Nam. Nó đã tạo ra những sức ép và sự chuyển biến tích cực trong chính trường và các sách lược sau này của nhà trắng thời Nixon. Và sau vụ nghe lén Watergate thì ông này đã phải từ chức nếu không muốn bị luận tội và xét xử theo Hiến pháp.
Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, sau khi để xảy ra nhiều sự kiện đầy tai tiếng, đặc biệt là sau vụ việc rúng động về nhập khẩu và buôn bán số lượng lớn thuốc điều trị ung thư giả vừa bị phát hiện và điều tra, xét xử mới đây - khi có nhiều người đưa ra thông tin bà này có đơn xin từ chức, thì hôm nay trên báo chí chính thống xuất hiện lời tuyên bố của bà này với "đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm các tin đồn, bịa đặt gây ảnh hưởng xấu đến tình hình chính trị và an ninh" (cũng như vị trí của Bà ta đang đảm nhận). Dân ta rất hiền và phải chăng không có quyền yêu cầu lãnh đạo nào đó từ chức hoặc lên tiếng xin lỗi dân? Và quan ta thật là nghiêm khắc trước những mưu cầu và bằng tiếng nói trong sự phẫn nộ cùng nỗi đau của dân chúng.
Ảnh 1: Nữ Bộ trưởng Giáo dục Thuỵ Điển trẻ nhất trong lịch sử chính trường nước này từ chức sau khi uống 2 ly rượu.
TRÁCH NHIỆM VÀ LIÊM SỶ CỦA VIỆC TỪ CHỨC
Nữ Bộ trưởng xinh đẹp 29 của Thuỵ Điển chỉ vì lái xe khi có men rượu sau khi cảnh sát kiểm tra nồng độ cồn đã lập tức từ chức vì thấy mình không còn đủ tư cách để đảm nhận chức vụ đó nữa.
Thủ tướng Hàn Quốc đã cúi đầu xin lỗi nhân dân nước Đại Hàn khi nhận toàn bộ trách nhiệm về sự "chậm trễ trong xử lý và ứng cứu" vụ chìm phà Sewol vào năm 2014.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp đã nộp đơn xin từ chức ngay sau cáo buộc dính líu đến bê bối dùng tiền của Nghị viện Châu Âu để trả lương cho các nhân viên của bộ mình, dù bà mới nhậm chức 38 ngày và được Tổng thống Marcon đảm bảo rằng sẽ sớm mang lại niềm tin và sự trong sạch cho nội các của ông.
Bộ trưởng về tái thiết sau thảm hoạ ở Nhật Bản chỉ vì lỡ lời sau trận động đất lớn ở một thành phố vào tháng 4/2017, khi nói về tình trạng nơi này vẫn còn "tốt", liền sau đó đã phải từ chức vì chính điều này.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản mới đây đã tự xin rút lui khỏi chức vị Bộ trưởng vì dính đến bê bối che giấu và bưng bít thông tin, tài liệu trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Và đồng thời Thủ tướng Shinzo Abe cũng đã cúi đầu trước nhân dân Nhật để xin lỗi vì đã để người trong nội các (cũng thuộc đảng LDP của ông) đã "gây ra lỗi lầm". Trước đó vào năm 2007, chính vị Thủ tướng này cũng đã có đơn xin từ chức vì có nhiều tai tiếng liên quan trong thời kỳ mà ông đảm nhiệm dẫn dắt nền kinh tế và chính trường Nhật không mấy khả quan.
Thời Tổng thống Mỹ là Nixon đứng đầu hành pháp Hoa Kỳ, khi tiến hành đẩy mạnh chiến tranh ở Việt Nam, đã bị nhân dân nước Mỹ biểu tình đòi từ chức và phải chấm dứt cuộc chiến tranh này ở Việt Nam. Nó đã tạo ra những sức ép và sự chuyển biến tích cực trong chính trường và các sách lược sau này của nhà trắng thời Nixon. Và sau vụ nghe lén Watergate thì ông này đã phải từ chức nếu không muốn bị luận tội và xét xử theo Hiến pháp.
Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, sau khi để xảy ra nhiều sự kiện đầy tai tiếng, đặc biệt là sau vụ việc rúng động về nhập khẩu và buôn bán số lượng lớn thuốc điều trị ung thư giả vừa bị phát hiện và điều tra, xét xử mới đây - khi có nhiều người đưa ra thông tin bà này có đơn xin từ chức, thì hôm nay trên báo chí chính thống xuất hiện lời tuyên bố của bà này với "đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm các tin đồn, bịa đặt gây ảnh hưởng xấu đến tình hình chính trị và an ninh" (cũng như vị trí của Bà ta đang đảm nhận). Dân ta rất hiền và phải chăng không có quyền yêu cầu lãnh đạo nào đó từ chức hoặc lên tiếng xin lỗi dân? Và quan ta thật là nghiêm khắc trước những mưu cầu và bằng tiếng nói trong sự phẫn nộ cùng nỗi đau của dân chúng.
Ảnh 1: Nữ Bộ trưởng Giáo dục Thuỵ Điển trẻ nhất trong lịch sử chính trường nước này từ chức sau khi uống 2 ly rượu.
Ảnh 2: Thủ tướng Hàn Quốc cúi đầu và xin từ chức sau vụ chìm phà sewol năm 2014 làm 300 học sinh và thày cô thiệt mạng.
Ảnh 3: Nữ Bộ trưởng Quốc phòng Pháp trong nội các của Marcon 2017 từ vị sau 38 ngày nhậm chức.
Ảnh 4: Bộ trưởng Tái thiết sau thảm hoạ Nhật Bản, Masahiro, cúi đầu từ chức chỉ vì bất cẩn lỡ lời.
Ảnh 5: Nữ Bộ trưởng Quốc phòng xứ nặt trời mọc xin từ chức sau bê bối mới đây và Thủ tướng Shinzo Abe cũng đồng thời cúi đầu xin lỗi các quốc dân Nhật Bản vì các nhân viên nội các phạm sai lầm.
Thêm ví dụ từ Đức: Tổng thống Đức Horst Köhler từ chức ngay sau khi phát biểu của ông ta trên máy bay về việc tham gia của quân đội Đức vào Afghanistan trong trường hợp khẩn: „tham gia về quân sự là cần thiết …, để bảo vệ các quyền lợi của chúng ta, ví dụ như đường thương mại thông suốt“ và sau đó bị dư luận phản ứng mạnh. Köhler sau đó từ chức ngay với lí do sau này kể ra là để bảo vệ cho vị trí này (Tổng thống) không bị tổn hại. Văn hóa từ chức của họ thể hiện khi cá nhân đã quyết định thì không tổ chức nào có thể bắt buộc họ phải ở lại, điều khác biệt lớn với văn hóa „từ chức hay miễn nhiệm“ của Việt nam, mà ở đây nhắc lại lời của cựu TT Nguyễn Tấn Dũng trả lời ĐB Dương Trung Quốc để thấy việc từ chức của Việt nam là không thể, - nếu được Đảng … tín nhiệm!
Trả lờiXóa„Đảng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội, Đảng tiếp tục phân công tôi ứng cử, làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ và tiếp tục làm Thủ tướng Chính phủ. Quốc hội đã bỏ phiếu bầu tôi làm Thủ tướng Chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, BCH Trung ương Đảng, Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất. Cả cuộc đời tôi theo Đảng, hoạt động cách mạng, tôi sẽ không thoái thác, từ chối bất cứ nhiệm vụ nào được Đảng giao phó. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện và nghiêm túc thực hiện như những gì tôi đã làm suốt 51 năm qua“