Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

TIN CHẤN ĐỘNG: FORMOSA LẤP 300 HA BIỂN ĐỂ CHÔN CHẤT THẢI


Bãi thải lấn biển của Formosa nằm ở phía nam cảng Sơn Dương. 
Cty Formosa: Lấn gần 300ha biển để chôn
hàng chục triệu m3 xỉ thải
 
Tiền Phong
28/07/2017 06:18 
 
TP - Để xử lí lượng xỉ khổng lồ lên đến hàng chục triệu m3 trong quá trình luyện thép, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Cty Formosa) đã hoàn tất được việc xây một hệ thống kè lấn biển để chôn lượng xỉ thải lên tới hàng chục triệu tấn. 

Thủ tướng kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại Formosa
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Formosa: Nếu lại vi phạm, nhất quyết đóng cửa
10 cán bộ Hà Tĩnh có dấu hiệu vi phạm trong vụ Formosa

Chôn 1,3 triệu tấn xỉ thải xuống biển mỗi năm

Theo báo cáo tác động môi trường ở hạng mục đầu tư tổ hợp luyện gang thép công suất 7,5 triệu tấn/năm giai đoạn 1, thuộc Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh đã được Bộ TN&MT thẩm định bằng Quyết định số 1315/QĐ-BTNMT, ngày 30/6/2008 có đoạn viết: “Bãi xỉ lấn biển có diện tích 281,6 ha, quy mô 40.256.072m3. Có thể chứa được 92.595.866 tấn, và thời gian chứa của bãi xỉ là 70 năm. Bình quân mỗi năm thu gom về bãi xỉ khoảng 1.322.790 tấn. Bãi chứa xỉ này áp dụng theo công nghệ đã được sử dụng thành công trên thế giới, đảm bảo không gây ô nhiễm đối với môi trường nước biển. Trong bãi xỉ lấn biển được xây dựng đảm bảo không làm ô nhiễm nước biển. Bãi xỉ lấn biển này có đê bê tông và lưới lọc nước xung quanh, nước mưa không thể trần qua bãi xỉ vì đê có độ cao hơn 6m”.

Còn tại báo cáo đánh giá tác động môi trường ở hạng mục Đầu tư xây dựng nhà máy thép dây, hai trạm xử lí bùn và vật liệu chịu lửa - xỉ thép cũng được Bộ TN&MT thẩm định bằng Quyết định 1623/QĐ-BTN&MT, ngày 24/6/2015 ghi rõ: “Sau khi nghiền từ tính, xỉ thép không thể thu hồi tái sử dụng, sau xác nhận không thuộc chất thải rắn nguy hại, đổ vào bãi chứa xỉ thép (bãi tro xỉ). Số lượng nhiều nhất là 740.000 tấn/năm”.

Để tìm hiểu bãi thải lấn biển, PV Tiền Phong đăng ký làm việc với lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh. Sau khi yêu cầu cung cấp thẻ nhà báo và các câu hỏi liên quan đến bãi xỉ lấn biển, nhân viên đối ngoại của Formosa cho biết: Sẽ gửi những thông tin này lên lãnh đạo Formosa và đợi phản hồi. Tuy nhiên, gần 1 tuần trôi qua, vẫn không nhận được phản hồi từ phía Formosa, PV Tiền Phong buộc phải đi theo đường “tiểu ngạch” để tận mắt thấy bãi thải lấn biển được đề cập trên giấy.

Thực tế, bãi thải nằm ở phía nam cảng Sơn Dương, gồm đất và mặt nước trong tổng thể Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh. Hiện Formosa đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống đê lấn biển dài hàng cây số, tạo thành một lòng hồ rộng lớn hình chữ nhật tính từ bờ ra. Hệ thống đê lấn biển đổ bê tông kiên cố dài tít tắp. Trong lòng hồ nước biển xanh ngắt sẵn sàng cho việc chuẩn bị tiếp nhận hàng triệu tấn xỉ thải khi nhà máy đi vào vận hành sản xuất. 

.
 
Ông Thức nói về bãi thải lấn biển của Formosa.

Đại diện Bộ TN&MT nói gì?

Trao đổi với PV Tiền Phong liên quan đến bãi thải lấn biển của Formosa, ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT xác nhận: Bộ đã phê duyệt 2 báo cáo tác động môi trường vào các năm 2008 và 2015 của Formosa, trong đó có bãi xỉ thải lấn biển. Formosa đã hoàn thành hệ thống đê của bãi thải lấn biển, tuy nhiên phải hoàn thành vài hạng mục như: Trải bạt chống thấm tầng đáy, thân đê… mới đưa vào sử dụng.

Trước sự lo ngại của dư luận về việc bãi thải này sẽ thẩm thấu gây ô nhiễm môi trường nước biển, mạch nước ngầm và các rủi ro do thiên nhiên gây ra, ông Thức cho rằng: Bãi thải này chỉ được phép chứa những chất thải không độc hại, còn gọi là chất thải công nghiệp thông thường nên không gây ô nhiễm môi trường. Trong trường hợp gió bão, động đất, sóng thần có làm vỡ bãi thải cũng không gây ô nhiễm môi trường (!?). Quan điểm của Bộ TN&MT là hết sức cẩn trọng, giám sát chặt việc đổ thải, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra. Tới đây Bộ sẽ yêu cầu Formosa khoan thăm dò địa chất ở lòng bãi thải, trải bạt chống thẩm thấu mặt đáy, mặt ngang đúng quy chuẩn mới cho đưa vào sử dụng.

Trả lời câu hỏi của PV, trong trường hợp Formosa đổ cả chất thải độc hại xuống bãi thải, cơ chế kiểm soát ra sao? Ông Thức nói: “Cái này cơ quan quản lí kiểm soát hết. Tất nhiên mình không mong muốn doanh nghiệp gian dối. Doanh nghiệp phải làm đúng pháp luật. Họ kinh doanh có lợi cho họ, nhưng đồng thời phải đóng góp cho đất nước này. Đặc biệt sau sự cố vừa rồi, Chính phủ và các bộ ngành cũng đã kiểm soát chặt, họ đã tự giác chấp hành và rất nỗ lực để kiểm soát vấn đề môi trường. Vừa rồi họ thông báo tăng vốn đầu tư 360 triệu đô la, đấy là tiền người ta đầu tư vào bảo vệ môi trường. Với doanh nghiệp đã cầu thị như vậy, chắc chắn họ muốn làm ăn lâu dài ở Việt Nam. Sự cố xảy ra hơn 1 năm rồi, nên ta có thể tin tưởng được”.

Ông Thức mong muốn xã hội có cái nhìn rộng lượng hơn với Formosa và tin tưởng vào các cơ quan chức năng có trách nhiệm trong vấn đề môi trường Formosa.
 

11 nhận xét :

  1. Thôi rồi ! Hà Tĩnh mình ơi..
    Thôi rồi ! Biển xanh cát trắng mình ơi..

    Trả lờiXóa
  2. Đúng là rước voi về dầy mả tổ . Rước Formosa về giết biển miền Trung ! Cái gía các QC trả cho ND Hà Tĩnh và cả nước !

    Trả lờiXóa
  3. Trong trường hợp Formosa có biểu hiện gian dối, chính phủ vn sẽ bảo họ rút kinh nghiệm sâu sắc, tự phê bình nghiêm túc, báo cáo đảng bộ thường xuyên, ....

    Trả lờiXóa
  4. Loạn hết rồi, tứ trụ ơi!

    Trả lờiXóa
  5. Hãy tự cứu mình trước khi 'Tàu" cứu.

    Trả lờiXóa
  6. Khởi đầu là đảng và chính phủ âm thầm cấp phép hoạt động cho Fomosa mà toàn dân không được biết. Kế tiếp là một vài quan chức cao cấp nhất trong đảng và chính phủ mở đột phá khẩu nền tư pháp quốc gia, lót đường cho Fomosa hoạt động với thời hạn lên đến 70 năm, rồi tiếp tục cấp phép cho Fomosa xả thải trực tiếp ra biển gây nên thảm họa ô nhiễm vùng biển 4 tỉnh miền trung với thiệt hại cho đến nay vẫn chưa tính hết! Đảng và chính phủ đã dốc lòng che chắn cho Fomosa thoát khỏi tính tự động khởi tố của hệ thống tư pháp quốc gia. Nay thì lại âm thầm cấp phép cho Fomosa lấn biển chôn chất thải. Đảng và chính phủ cấp phép rồi lại chính đảng và chính phủ giám sát độ an toàn trong sự lo sợ của người dân về nguy cơ thảm họa lần hai.
    Vậy thì ngay bây giờ nên đặt lại, nên xem xét lại tính khả tín của đảng với đất nước này!

    Trả lờiXóa
  7. Việc quan trọng nhứt, biển sạch chưa? Nếu chưa, Formosa không có quyền tiếp tục hoạt động, vì nó phạm luật về môi trường. Nếu nói biển sạch rồi, phải chứng minh với dân một cách minh bạch khoa học chính xác độc lập có bằng chứng .
    Đừng vừa ép dân vào chỗ chết vừa kêu gọi dân rộng lượng với Formosa và tin tưởng ở các ông!
    Ngày nào biển còn chưa được tẩy rửa, cá còn chết, tương lai còn đen tối, dân còn tha phương cầu thực thì tại sao dân lại phải rộng lượng và tin tưởng các người?
    Muốn dân tin tưởng, phải ngừng giao biển cho Formosa và bắt đầu tẩy rửa biển một cách đàng hoàng chân thật để trả biển cho dân. Ngoài ra không còn cách gì khác.

    Trả lờiXóa
  8. Quan chức thanh tra nhà nước muốn vào thăm Formosa mà còn không được nó cho phép vào thì có lý gì mai đây khi nó đổ thải hàng triệu tấn ra biển mà nó lại cho ai vào để thanh tra? Formosa nó đã cư xử như một đặc khu tự trị riêng mà quan chức VN đã không dám đụng đến, bây giờ các ông lại cho nó toàn quyền xử dụng biển để chính thức xả thải thì chẳng khác gì giao trứng cho ác, rước voi về giầy mồ, cái khác là ở đây kẻ giao trứng, kẻ rước voi cũng là đồng loã với kẻ ác chứ không phải vì ngu.

    Trả lờiXóa
  9. Mới đây TT tuyên bố trước bàn dân thiên hạ rằng Ông sẽ cho nhà máy đóng cửa NẾU vi phạm. chờ xem TT sẽ xử lí thế nào đây??

    Trả lờiXóa
  10. Trong 70 năm, gần 100 triệu tấn rác thải chưa kể đến sự độc hại sẽ được Formosa tống ra biển, biển VN liệu có đủ cho Formosa thỏa mãn chưa? Xưa "ta" hy sinh hàng triệu dân để đánh Mỹ cho Liên Xô và Trung quốc (Lê Duẩn tuyên bố). Để làm gì nếu không phải là để ngày nay cho Trung quốc có cơ hội dùng "ta" và việc được vinh hạnh làm bãi rác thải cho Trung quốc chỉ là một phần của "quy trình" diệt tộc. Từ một 'dân tộc không chịu phát triển' nay Việt Nam hình như cũng là 'một dân tộc không chịu độc lập' thì phải???????

    Trả lờiXóa