Người Việt Nam xuống đường biểu tình chống TQ năm 2014. Ảnh: AP
Tiếng Dân
Tin trong nước
Căng thẳng trên Biển Đông
Tin từ BBC: Việt Nam ngừng khoan dầu khí ở Biển Đông. “Tin
này đã được một nguồn ngoại giao của Việt Nam xác nhận. Theo nguồn tin
ngành dầu khí này, giới lãnh đạo Repsol được chính phủ tại Hà Nội thông
báo vào tuần trước rằng Trung Quốc đã đe dọa sẽ tấn công các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu không dừng việc khoan thăm dò“.
Bài trên VOA: Việt Nam phải ‘bồi thường lớn’ khi đề nghị Repsol ngừng khoan? Thạc sĩ Hoàng Việt cho biết: “Việt
Nam mà hủy hợp đồng với Repsol, Việt Nam chắc là phải bồi thường số
tiền rất là lớn, bởi vì hợp đồng dầu khí thường là vài trăm triệu đô.
Thứ hai, ảnh hưởng đến các các quốc gia, các công ty khác như thế nào,
thì đây cũng là tác động lớn về tâm lý. Họ phải xem xét vấn đề rủi ro
rất là cao. Ngoài cái việc có dầu hay không, sức ép chính trị sẽ ảnh
hưởng đến tương lai của hợp đồng đó. Cái độ rủi ro này nó cao. Họ sẽ
ngại ngần khi tham gia”.
Không chỉ bồi thường lớn, Việt Nam rút lui theo yêu cầu của Trung
Quốc khỏi khu vực mà VN tuyên bố chủ quyền, chẳng khác nào VN thừa nhận
có tranh chấp ở khu vực này. Nói rõ ra là VN đã tự đánh mất chủ quyền ở
bãi Tư Chính qua hành động rút lui này.
Thêm tin từ các tờ “báo địch” khác: Biển Đông: Việt Nam hối hả tụt xuống chân thang (RFI). – Việt Nam ngưng khai thác dầu khí trước sức ép của Trung Quốc (RFA). – Bị Trung Quốc đe dọa, Việt Nam ngừng dự án dầu khí ở Biển Đông (RFI).
Một vài tờ báo nước ngoài cũng đã đưa tin này. Báo The Diplomat có bài của GS Carl Thayer: Sự leo thang đáng lo ngại ở Biển Đông: Trung Quốc đe dọa nếu Việt Nam tiếp tục thăm dò dầu khí ở Trường Sa. (Tiếng Dân sẽ đăng bản dịch của bài này sau bản tin). Đài CNBC đưa tin: Trung Quốc đe doạ Việt Nam chấm dứt hoạt động thăm dò năng lượng ở Biển Đông. Trang South East Asia Globe có bài: Việt Nam ngừng khoan dầu ở Biển Đông sau khi nhận những lời đe dọa từ Bắc Kinh.
Bình luận của các chuyên gia nước ngoài
Lile Morris, nhà phân tích chính sách cấp cao của RAND Corporation, về chính sách đối ngoại của Trung Quốc và an ninh châu Á – Thái Bình Dương, viết trên Twitter lúc 7h22′ sáng 24/7/2017: “Việt Nam ngưng khoan dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của họ sau khi bị Trung Quốc ‘đe doạ tấn công vào các căn cứ của VN ở Trường Sa’. Wow. Việc cưỡng bức thô bạo như thế sẽ được chịu đựng trong bao lâu?“
Peter Dutton, nhà nghiên cứu chiến lược, Giám đốc Viện nghiên cứu Hàng hải TQ và là GS trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ, viết trên Twitter lúc 8h22′ sáng 24/7/2017 như sau: “Biểu đồ lớn cho thấy, vị trí lô 136 tranh chấp, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mở rộng của Việt Nam. Tòa Trọng tài đã công nhận điều này“.
Ashley Townshend, nhà nghiên cứu và là giảng viên của US Studies Center ở Úc, viết trên Twitter lúc 11h48′ ngày 24/7/2017: “Tấn công tiền đồn của Việt Nam sẽ là bước leo thang quan trọng của Trung Quốc. Tôi không nghi ngờ gì về mối đe dọa này, nhưng chắc chắn điều này nói thêm về sự lo lắng của Hà Nội“.
Báo “lề phải” im lặng
Vẫn chưa thấy báo “lề phải” có động tĩnh gì về thông tin mà các “báo địch” đưa ra. TS Trần Công Trục lên tiếng trên báo GDVN: “Đưa tin về biển đảo phải kịp thời, phù hợp và đúng sự thật”.
Trong bài có trích ý kiến của Thứ trưởng Bộ 4 T, ông Hoàng Vĩnh Bảo phê bình báo chí, “bên
cạnh các kết quả đạt được, công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại
về chủ quyền biển đảo vẫn còn một số hạn chế, nhất là so với yêu cầu
trong tình hình mới… Nhiều cơ quan báo chí vẫn chưa mở chuyên trang,
chuyên mục để thông tin, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời; mức độ, liều
lượng tin, bài về biển đảo chưa đều”.
Vì sao báo chí VN không dám đăng những tin tức quan trọng về chủ
quyền biển đảo, chẳng hạn như thông tin nói trên? Câu trả lời dành cho
Bộ 4T và Ban Tuyên giáo Trung ương.
Ý kiến của cư dân mạng về sự kiện VN rút lui khỏi bãi Tư Chính
Facebooker Hưng Phạm Ngọc đặt câu hỏi: “Thực sự, chính quyền đang coi dân là gì?” Ông viết: “Việc
chính quyền yêu cầu Repsol S.A. bỏ khoan ở bãi Tư Chính sẽ mang lại hệ
luỵ nặng nề. Hành động đó có ý nghĩa thừa nhận rằng bãi Tư Chính đang
trong tình trạng tranh chấp thực tế.
Vì bãi Tư Chính là một khu vực đại diện, nên toàn bộ vùng đặc
quyền kinh tế chồng lấp với lưỡi bò cũng rơi vào chung tình trạng. Trong
vùng tranh chấp ấy, chúng ta không thể khai thác dầu khí, thậm chí bị
đe doạ mất luôn quyền đánh cá. Tức là có khả năng chúng ta đã bị tước
mất khoảng 40% diện tích EEZ của mình. Đấy là một tổn thất nghiêm trọng cho chủ quyền quốc gia. Thế nhưng những gì chúng ta—chủ nhân của mảnh đất này—được biết lại chỉ qua vài nguồn tin không chính thức“.
Người Việt Nam xuống đường biểu tình chống TQ năm 2014. Ảnh: AP
Facebooker Nguyễn Anh Tuấn
nói về thế “tiến thoái lưỡng nan” của lãnh đạo CSVN, rằng giữ biển đảo
cũng không xong, mà mất biển đảo thì cũng mệt, bởi vì nó: “(1) Quét
sạch tính chính danh cầm quyền của họ chính trên nền tảng mà họ xây
dựng; con dao chủ nghĩa dân tộc bài Tàu mà họ mài dũa lâu nay rất có thể
sẽ “cắt” họ bằng cái lưỡi thứ hai của nó; (2) Không để cho họ lựa chọn
nào ngoài việc phải sát lại với Tây phương và chịu mọi áp lực cải cách
chính trị từ đó – đồng nghĩa với việc quyền lực độc tôn của họ sẽ bị đe
dọa“.
Nhà báo Nguyễn Tiêu Quốc Đạt nhận định, người dân VN sẽ chẳng bận tâm về chuyện mất chủ quyền ở lô dầu khí 136/3 này, bởi chuyện chủ
quyền cây xanh, chủ quyền thức ăn, chủ quyền nước sạch, chủ quyền không
khí sạch… cũng không được nhà nước bảo vệ. Ông viết: “Ngay những
thứ sát sườn đến vậy, khi có những con người lên tiếng để bảo vệ đều bị
đàn áp, bắt bở. Vậy hà cớ gì, cái lô dầu khí được vận hành phối hợp bởi
một tập đoàn nhà nước bị xâm phạm khiến họ bận lòng?”
Nhà báo Trung Bảo cho rằng, đó là nhờ công tuyên truyền của Ban Tuyên giáo. Ông viết: “Từ người dân sôi sục xuống đường khi Tàu chỉ mới ‘tuyên bố chủ quyền’ nay thờ ơ khi tàu chiến chúng ra biển. Công của Tuyên giáo“.
Trước đó, Luật khoa Tạp chí có bài: Kiện Trung Quốc trên biển Đông: Khẳng định chủ quyền là làm gì? “Hơn
bất kỳ tuyên bố nào về mặt ngoại giao nhằm khẳng định chủ quyền, hành
động dùng luật pháp quốc tế để bảo vệ cho người ngư dân, người lính trên
biển mới thật là lời khẳng định rõ ràng và cứng rắn nhất về sự có mặt
của Việt Nam trên biển Đông“.
Vụ 4 ngư dân bị bắn trọng thương
Bài trên báo Tuổi Trẻ: Tàu cá Bình Định bị truy sát, 4 ngư dân bị thương.
Bài nói về vụ 4 ngư dân tàu BĐ 31153 TS bị bắn trọng thương đêm 22/7,
theo ông Nguyễn Thành Ngọc, thuyền trưởng tàu này cho biết, “chiếc tàu treo cờ Indonesia”.
Nếu đúng như vậy thì sự kiện này không liên quan tới sự kiện đang nóng ở
bãi Tư Chính, Vũng Tàu, dù nó đã xảy ra ở khu vực gần đó.
Mời đọc thêm: Tàu cá Việt Nam bị Hải quân Indonesia bắn (BBC). – 4 ngư dân bị hải quân Indonesia bắn trọng thương (TN).
Người Trung Quốc mua đất Quảng Nam
Báo Đất Việt đưa tin: Xác minh người Trung Quốc mua đất Quảng Nam: Thông tin nóng. “Theo
xác minh, bà Vân đã mua số lượng rất lớn đất ven biển, vị trí những khu
đất này quay mặt ra biển, cách biển Tam Thanh vài chục mét, hiện đang
có rừng cây dương liễu do người dân trồng chắn sóng, chắn cát hàng chục
năm nay. Điểm đáng chú ý là những khu đất này nằm ngay tuyến đường Thanh
niên ven biển Tam Thanh“.
Trong bản tin hôm 16/7/2017, báo Tiếng Dân có nói tới vụ này. Báo Tuổi Trẻ đưa tin, ông Văn Anh Tuấn, chủ tịch TP Tam Kỳ “khẳng định chính quyền thành phố đã kiểm tra, đến giờ này không có tình trạng người Việt mua đất rồi chuyển nhượng cho người Trung Quốc“.
Thêm hai nhà hoạt động bị bắt
Ông Lê Đình Lượng và Thái Văn Hòa đã bị bắt: Chiến dịch bắt người trước phiên xử bà Trần Thị Nga. Báo Nghệ An đưa tin, “Cơ quan an ninh điều tra Công an Nghệ An bắt khẩn cấp Lê Đình Lượng về hành vi ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.”
Facebooker Paulus Lê Sơn cho biết, ông Thái Văn Hòa đã được thả ra. Mời nghe clip phỏng vấn ông Thái Văn Hòa.
Formosa và trách nhiệm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Sau khi Formosa nhận tội đã xả nước thải giết chết các sinh vật biển ở khu vực biển 4 tỉnh miền Trung hồi tháng 4/2016, ngày 3/8/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố, sẽ đóng cửa Formosa nếu họ tái phạm.
Ngày 11/7/2016, Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà cho biết, Formosa có 53 hành vi vi phạm. Ngày 18/8/2016, ông Lương Duy Hanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường, thuộc Bộ TNMT, cho biết, các cơ quan như Bộ Tư pháp, Bộ Công an, VKSND Tối cao, TAND Tối cao, Bộ Tài nguyên và Môi trường họp bàn biện pháp xử lý 53 sai phạm này của Formosa.
Ngày 5/4/2017, ông Dương Tất Thắng, Phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh, nói rằng, Bộ TN-MT cùng các nhà khoa học cho biết, Formosa khắc phục được 52 vi phạm nên Bộ TNMT cho phép lò cao số 1 của Formosa hoạt động trở lại vào ngày 29/5/2017.
Nhưng 24h sau khi được phép vận hành trở lại Formosa đã bị cháy nổ dữ dội, vì 53 vi phạm tưởng như đã khắc phục đó, chính là sự đánh tráo lò làm nguội từ khô ít ô nhiễm sang ướt nhiều ô nhiễm. Nếu không kiểm tra, chắc chắn không ai biết vi phạm cố ý này của Formosa. Mới đây, vào ngày 15/7/2017, người dân phát hiện một ống xả thải ngầm trái phép của Formosa và nó đã bị buộc phải cắt bỏ.
Trước những vi phạm và trò gian lận của Formosa liên tục diễn ra trong một thời gian dài, thách thức luật pháp và công luận, thế nhưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chẳng những không thực hiện lời hứa của ông hồi tháng 8/2016 là đóng cửa Formosa, hôm qua 24/7/2017, ông Phúc lại viếng thăm Fomosa và “đánh giá cao sự cố gắng khắc phục nghiêm túc của Formosa“.
Cũng như lần trước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục nhấn mạnh, “nếu vi phạm trở lại, Công ty TNHH Formosa Hưng Nghiệp Hà Tĩnh phải đóng cửa nhà máy“. Ông Phúc đã vi phạm những điều ông hứa với dân, bởi từ khi ông đòi đóng cửa Formosa đến nay, nó đã không ngừng vi phạm. Vậy ông Phúc chờ Formosa vi phạm kiểu nào ông mới chịu đóng cửa nhà máy này? Thủ tướng đã vi phạm cam kết với dân, khi nào thì chính phủ của ông Phúc phải bị đóng cửa?
Vụ Vĩnh Tân và môi trường biển Bình Thuận
Bài trên báo PLTP: Bình Thuận đề xuất phương án sử dụng vật chất nạo vét. Bài viết cho thấy, trách nhiệm của Bộ Tài nguyên – Môi trường trong việc cấp phép cho Vĩnh Tân 1 đổ chất thải. Bất kể khuyến cáo của các thành viên trong hội đồng thẩm định, Bộ TNMT vẫn cấp phép cho Vĩnh Tân 1 đổ gần 1 triệu m3 chất thải xuống biển.
Chuyện ồn ào ở Vĩnh Tân 1 vẫn chưa giải quyết xong, bây giờ tới chuyện Tổng công ty phát điện 3 (Vĩnh Tân 4), làm thủ tục xin phép đổ thêm 2,4 triệu m3 chất thải xuống biển, mà họ gọi là “vật chất”. Bài báo Tiền Phong: Bình Thuận đề xuất dùng bùn nạo vét Vĩnh Tân để ‘lấn biển’.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, đề nghị: “Để tránh ảnh hưởng môi trường, chúng tôi kiến nghị xem xét có thể sử dụng vật chất nạo vét làm vật liệu bồi lấp, phục vụ các công trình lấn biển“.
Mời đọc thêm: Vụ nhận chìm bùn thải: Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 ‘trần tình’ (DV). – Xem xét kỹ việc nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn cát ở biển Vĩnh Tân (VOV).
Cập nhật tin Đồng Tâm
Facebooker Nguyễn Anh Tuấn có bài: Con số 14 ma quái ở Đồng Tâm. Sau khi liệt kê một loại sự kiện gắn liền với con số 14, ông Tuấn kết luận: “14 cán bộ Đồng Tâm bị khởi tố, là những người mắc các sai phạm trong việc chiếm đoạt, mua bán trái pháp luật các miếng đất mặt đường DT429 của hai mảnh B, C. Chả liên quan gì đến tranh chấp hiện tại cả, mà được lôi vào để cứ như là chính quyền đã xử nghiêm cán bộ có tội liên quan“.
World Bank ngưng tài trợ chống ngập ở sân bay Tân Sơn Nhất
Bài trên báo Hà Nội Mới: Hóa giải tình trạng mưa là ngập. Trong bài có chi tiết, Ngân hàng Thế giới ngưng tài trợ cứu phi trường Tân Sơn Nhất ngập nước.
Ông Trần Đăng Nghĩa, Phó ban Quản lý dự án xây dựng công trình, thuộc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước ở Sài Gòn, cho biết: “Đáng lo ngại là trong tháng 6, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam thông báo ngưng tài trợ 400 triệu USD vốn ODA cho dự án Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên. Đây là dự án được kỳ vọng sẽ giải quyết ngập lụt tại địa bàn 8 quận, khu vực phía Bắc TP Hồ Chí Minh, trong đó có tác dụng chống ngập cho cả Sân bay Tân Sơn Nhất“.
Con trai ông Vũ Huy Hoàng rời khỏi Sacobeo
Báo Đất Việt có bài: Ông Vũ Quang Hải không còn giữ chức vụ nào ở Sabeco. Ông Vũ Quang Hải, con trai cựu Bộ trưởng Công Thương, Vũ Huy Hoàng, từng được ông Hoàng bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng Quản trị, công ty cổ phần Nhà nước tại Sabeco, kiêm chức Phó tổng giám đốc. Trong chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” của TBT Nguyễn Phú Trọng, ông Vũ Huy Hoàng đã bị “cách chức” hồi tháng 11/2016, dù ông chẳng còn giữ chức Bộ trưởng. Kể từ đó, sự nghiệp chính trị của con trai ông và những người thân cận của ông, coi như đã xong.
Ông Lê Đình Lượng và Thái Văn Hòa đã bị bắt: Chiến dịch bắt người trước phiên xử bà Trần Thị Nga. Báo Nghệ An đưa tin, “Cơ quan an ninh điều tra Công an Nghệ An bắt khẩn cấp Lê Đình Lượng về hành vi ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.”
Thông cáo báo chí của Công an tỉnh Nghệ Anh. Nguồn: FB Nguyễn Thị Lý
Facebooker Paulus Lê Sơn cho biết, ông Thái Văn Hòa đã được thả ra. Mời nghe clip phỏng vấn ông Thái Văn Hòa.
Formosa và trách nhiệm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Sau khi Formosa nhận tội đã xả nước thải giết chết các sinh vật biển ở khu vực biển 4 tỉnh miền Trung hồi tháng 4/2016, ngày 3/8/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố, sẽ đóng cửa Formosa nếu họ tái phạm.
Ngày 11/7/2016, Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà cho biết, Formosa có 53 hành vi vi phạm. Ngày 18/8/2016, ông Lương Duy Hanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường, thuộc Bộ TNMT, cho biết, các cơ quan như Bộ Tư pháp, Bộ Công an, VKSND Tối cao, TAND Tối cao, Bộ Tài nguyên và Môi trường họp bàn biện pháp xử lý 53 sai phạm này của Formosa.
Ngày 5/4/2017, ông Dương Tất Thắng, Phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh, nói rằng, Bộ TN-MT cùng các nhà khoa học cho biết, Formosa khắc phục được 52 vi phạm nên Bộ TNMT cho phép lò cao số 1 của Formosa hoạt động trở lại vào ngày 29/5/2017.
Nhưng 24h sau khi được phép vận hành trở lại Formosa đã bị cháy nổ dữ dội, vì 53 vi phạm tưởng như đã khắc phục đó, chính là sự đánh tráo lò làm nguội từ khô ít ô nhiễm sang ướt nhiều ô nhiễm. Nếu không kiểm tra, chắc chắn không ai biết vi phạm cố ý này của Formosa. Mới đây, vào ngày 15/7/2017, người dân phát hiện một ống xả thải ngầm trái phép của Formosa và nó đã bị buộc phải cắt bỏ.
Trước những vi phạm và trò gian lận của Formosa liên tục diễn ra trong một thời gian dài, thách thức luật pháp và công luận, thế nhưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chẳng những không thực hiện lời hứa của ông hồi tháng 8/2016 là đóng cửa Formosa, hôm qua 24/7/2017, ông Phúc lại viếng thăm Fomosa và “đánh giá cao sự cố gắng khắc phục nghiêm túc của Formosa“.
Cũng như lần trước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục nhấn mạnh, “nếu vi phạm trở lại, Công ty TNHH Formosa Hưng Nghiệp Hà Tĩnh phải đóng cửa nhà máy“. Ông Phúc đã vi phạm những điều ông hứa với dân, bởi từ khi ông đòi đóng cửa Formosa đến nay, nó đã không ngừng vi phạm. Vậy ông Phúc chờ Formosa vi phạm kiểu nào ông mới chịu đóng cửa nhà máy này? Thủ tướng đã vi phạm cam kết với dân, khi nào thì chính phủ của ông Phúc phải bị đóng cửa?
Vụ Vĩnh Tân và môi trường biển Bình Thuận
Bài trên báo PLTP: Bình Thuận đề xuất phương án sử dụng vật chất nạo vét. Bài viết cho thấy, trách nhiệm của Bộ Tài nguyên – Môi trường trong việc cấp phép cho Vĩnh Tân 1 đổ chất thải. Bất kể khuyến cáo của các thành viên trong hội đồng thẩm định, Bộ TNMT vẫn cấp phép cho Vĩnh Tân 1 đổ gần 1 triệu m3 chất thải xuống biển.
Chuyện ồn ào ở Vĩnh Tân 1 vẫn chưa giải quyết xong, bây giờ tới chuyện Tổng công ty phát điện 3 (Vĩnh Tân 4), làm thủ tục xin phép đổ thêm 2,4 triệu m3 chất thải xuống biển, mà họ gọi là “vật chất”. Bài báo Tiền Phong: Bình Thuận đề xuất dùng bùn nạo vét Vĩnh Tân để ‘lấn biển’.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, đề nghị: “Để tránh ảnh hưởng môi trường, chúng tôi kiến nghị xem xét có thể sử dụng vật chất nạo vét làm vật liệu bồi lấp, phục vụ các công trình lấn biển“.
Mời đọc thêm: Vụ nhận chìm bùn thải: Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 ‘trần tình’ (DV). – Xem xét kỹ việc nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn cát ở biển Vĩnh Tân (VOV).
Cập nhật tin Đồng Tâm
Facebooker Nguyễn Anh Tuấn có bài: Con số 14 ma quái ở Đồng Tâm. Sau khi liệt kê một loại sự kiện gắn liền với con số 14, ông Tuấn kết luận: “14 cán bộ Đồng Tâm bị khởi tố, là những người mắc các sai phạm trong việc chiếm đoạt, mua bán trái pháp luật các miếng đất mặt đường DT429 của hai mảnh B, C. Chả liên quan gì đến tranh chấp hiện tại cả, mà được lôi vào để cứ như là chính quyền đã xử nghiêm cán bộ có tội liên quan“.
World Bank ngưng tài trợ chống ngập ở sân bay Tân Sơn Nhất
Bài trên báo Hà Nội Mới: Hóa giải tình trạng mưa là ngập. Trong bài có chi tiết, Ngân hàng Thế giới ngưng tài trợ cứu phi trường Tân Sơn Nhất ngập nước.
Ông Trần Đăng Nghĩa, Phó ban Quản lý dự án xây dựng công trình, thuộc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước ở Sài Gòn, cho biết: “Đáng lo ngại là trong tháng 6, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam thông báo ngưng tài trợ 400 triệu USD vốn ODA cho dự án Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên. Đây là dự án được kỳ vọng sẽ giải quyết ngập lụt tại địa bàn 8 quận, khu vực phía Bắc TP Hồ Chí Minh, trong đó có tác dụng chống ngập cho cả Sân bay Tân Sơn Nhất“.
Con trai ông Vũ Huy Hoàng rời khỏi Sacobeo
Báo Đất Việt có bài: Ông Vũ Quang Hải không còn giữ chức vụ nào ở Sabeco. Ông Vũ Quang Hải, con trai cựu Bộ trưởng Công Thương, Vũ Huy Hoàng, từng được ông Hoàng bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng Quản trị, công ty cổ phần Nhà nước tại Sabeco, kiêm chức Phó tổng giám đốc. Trong chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” của TBT Nguyễn Phú Trọng, ông Vũ Huy Hoàng đã bị “cách chức” hồi tháng 11/2016, dù ông chẳng còn giữ chức Bộ trưởng. Kể từ đó, sự nghiệp chính trị của con trai ông và những người thân cận của ông, coi như đã xong.
Tin quốc tế
Vụ bê bối Trump – Nga
Vài tiếng trước khi ra điều trần tại Ủy ban Tình báo Thượng viện hôm
nay, con rể Trump và là cố vấn cao cấp của Nhà Trắng, Jared Kushner đã
đưa ra tuyên bố dài 11 trang.
Tuyên bố liệt kê chi tiết 4 cuộc gặp gỡ với người Nga trong suốt chiến
dịch tranh cử và thời kỳ chuyển tiếp, nhưng cũng phủ nhận bất kỳ sự
thông đồng nào với phía Nga.
Jared Kushner viết trong 11 trang tuyên bố: “Tôi không thông đồng với Nga, cũng như không biết ai khác trong chiến dịch tranh cử có sự thông đồng [với Nga]“.
Còn đây là clip phát biểu của ông Jared Kushner sau khi điều trần tại
Ủy ban Tình báo Thượng viện. Phát biểu xong, ông ta không trả lời câu
hỏi nào của các phóng viên:
Mời đọc thêm: Con rể ông Trump trao tài liệu dài 11 trang trước phiên điều trần (VOA). – Con rể TT Trump: ‘4 lần gặp phía Nga, không thông đồng’ (NV). – Con rể ông Trump tiết lộ chi tiết các cuộc tiếp xúc với Nga (VOA).
Ông Jared Kushner còn một buổi điều trần ngày mai ở Ủy ban Tình báo Hạ viện.
Cũng chuyện TT Trump, Jeb Bush, Mark Cuban: TT Trump gây thiệt hại cho Cộng Hòa. “Các
hành động hiện nay của Tổng Thống Donald Trump trong Tòa Bạch Ốc sẽ tạo
nhiều khó khăn hơn cho các chính trị gia đảng Cộng Hòa cũng như các nhà
tỉ phú muốn tham gia chính trường, trong các cuộc bầu cử tới đây, theo
lời hai nhân vật nổi tiếng thường có lời chỉ trích ông Trump“.
Về bộ luật gây tranh cãi ở Ba Lan
BBC đưa tin: Tổng thống Ba Lan phủ quyết luật về Toà Tối cao.
Tin cho biết, ông Andrzej Duda, Tổng thống Ba Lan cho biết ông sẽ phủ
quyết bộ luật mới đang gây tranh cãi. Bộ luật mới này nếu có hiệu
lực, sẽ “cho phép chính phủ cánh hữu sa thải hết các thẩm phán Tòa
Tối cao của Cộng hòa Ba Lan và thay họ bằng các nhân vật chính phủ ủng
hộ“.
Hiện đảng PiS đang lãnh đạo nước này. Từ khi lên nắm quyền năm 2015,
đảng này đã liên tiếp ban hành cách chính sách gây tranh cãi và “thanh
lọc bộ máy dựa trên tiêu chuẩn ý thức hệ… PiS bổ nhiệm vào chức
Chánh án Tòa Hiến pháp Ba Lan một nữ luật sư theo tư tưởng cánh hữu,
bà Julia Przylebska, vốn đã không hành nghề trong 9 năm liền“.
Ba Lan là thành viên của Liên Hiệp châu Âu, đã bị tổ chức này cảnh
báo, nếu tiếp tục ra các luật lệ hạn chế tư pháp và tự do ngôn luận,
thì Warsaw sẽ phải chịu hình phạt.
Dân Moscow xuống đường
RFI có bài: Biểu tình ở Matxcơva chống kiểm soát internet.
Khoảng trên dưới 1000 người Nga đã xuống đường biểu tình ở Matxcơva,
phản đối chính phủ về việc gia tăng giám sát và hạn chế internet.
Trích: “Cảnh sát ước tính số người biểu tình là 800, nhưng theo
một phóng viên AFP có mặt tại chỗ thì có đến 1.000 đến 1.500 người đã
đáp ứng lời kêu gọi xuống đường của đảng Parnas, do cựu thủ tướng
Mikhail Kassianov lãnh đạo. Ba người biểu tình đã bị bắt, trong đó có
một người phân phát các tờ rơi kêu gọi ủng hộ nhà đối lập Alexei Navalny“.
Chính trường Trung Quốc
Bài trên RFI: Một ủy viên bộ Chính Trị Trung Quốc bị điều tra tham nhũng.
Ông Tôn Chính Tài, cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, và là Ủy viên bộ
Chính Trị Trung Quốc, sau khi bị hạ bệ ở Trùng Khánh, hiện đang bị điều
tra về tội tham nhũng.
Trích: “Ông Tôn Chính Tài là thành viên đầu tiên trong số 25 ủy
viên bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc bị điều tra, kể từ khi người
tiền nhiệm ở Trùng Khánh là Bạc Hy Lai – một trong những đối thủ tiềm
năng của ông Tập Cận Bình – bị bắt giam năm 2013 và bị lãnh án tù chung
thân. Tuy nhiên, bản tin của Tân Hoa Xã không đề cập đến việc ông Tôn
Chính Tài có còn là ủy viên bộ Chính Trị hay không”.
VOA có bài: Vụ Tôn Chính Tài, liệu lịch sử có tái diễn ở Trùng Khánh? “New
York Times cho rằng ông Tôn là quan chức đương nhiệm cấp cao nhất cho
đến nay bị thanh trừng trong chiến dịch chống tham nhũng mà ông Tập phát
động từ khi ông lên nắm quyền hồi cuối năm 2012“.
Vụ bê bối ở Nhật
VOA có bài: Thủ tướng Nhật bác bỏ cáo buộc thiên vị bạn thâm niên.
Thủ tướng Nhật bản liên tục bác bỏ các cáo buộc về việc ông chỉ thị
thuộc quyền đối xử đặc biệt với ông Kotaro Kake, một người bạn thâm niên
của thủ tướng Abe, về việc xây trường thú y Kake Gakuen trong một khu
kinh tế đặc biệt của chính phủ.
Mời đọc thêm: Tỉ lệ ủng hộ Thủ tướng Nhật xuống đáy vì bê bối thiên vị bạn thân (CL).
Israel – Jordan
Tin từ VOA: Nhân viên an ninh sứ quán Israel bắn chết hai người Jordan. Thông báo của Bộ Ngoại giao Israel cho biết, “một
nhân viên an ninh Israel tại đại sứ quán nước này ở Jordan đã giết chết
hai công dân Jordan trong một vụ nổ súng xảy ra sau khi một trong hai
người tấn công nhân viên an ninh bằng một chiếc tuộc nơ vít“. Bộ An ninh của Jordan đang điều tra sự việc này.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét