Hà Nội kiến nghị thu hồi đất sân bay Miếu Môn bị chiếm trái phép
VNE
Thứ ba, 25/7/2017 | 08:36 GMT+7
Thông báo kết luận thanh tra Hà Nội công bố sáng nay tiếp tục khẳng định "không có đất nông nghiệp tại xứ đồng Sênh".
Ngày 25/7, thanh tra TP Hà Nội có Thông báo kết luận thanh tra toàn
diện việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước tới nay với diện
tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm,
huyện Mỹ Đức.
Nội dung chính của kết luận không khác so với dự thảo đã công bố tại UBND huyện Mỹ Đức ngày 7/7. Thanh tra thành phố tiếp tục khẳng định "không có đất nông nghiệp diện tích 59 ha xứ đồng Sênh" như ý kiến của ông Lê Đình Kình cùng một số công dân, và "toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm là đất quốc phòng".
Cơ quan thanh tra kiến nghị UBND huyện Mỹ Đức phối
hợp với các đơn vị quốc phòng có biện pháp cương quyết buộc những công
dân đang chiếm giữ trái phép đất quốc phòng di chuyển tài sản, hoa màu,
trả lại mặt bằng cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) để xây dựng
công trình quốc phòng.
Sau hơn 2 tháng thanh tra, TP Hà Nội đã công bố kết luận việc quản
lý sử dụng đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng
Tâm, Mỹ Đức. Ảnh: Võ Hải.
|
236,7 ha khu sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng
Thông báo cho hay, từ năm 1981 đến nay, toàn bộ đất sân bay Miếu Môn
(tổng diện tích 236,7 ha; trong đó có 64,03 ha thuộc địa giới hành chính
xã Đồng Tâm) là đất quốc phòng và do các đơn vị quốc phòng quản lý, sử
dụng.
Tuy nhiên, các đơn vị quốc phòng cũng như UBND xã Đồng Tâm đã buông
lỏng quản lý trong thời gian dài khi để một số hộ dân xây dựng công
trình trái phép, lấn chiếm, cho tặng, chuyển nhượng.
Tháng 2/2017, một số công dân đã có "hành vi chiếm đất quốc phòng, coi
thường pháp luật" khi tổ chức đo đạc, phân lô trên phần diện tích đất
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đang thực hiện dự án trong diện
tích đất sân bay Miếu Môn.
Thanh tra thành phố cho biết, những đơn tố cáo liên quan đến sai phạm
trong quản lý đất đai trên địa bàn xã Đồng Tâm trước đây đã được thành
phố kết luận rõ đúng, sai. 19 cá nhân có sai phạm đã bị kỷ luật về Đảng với 8 người bị khai trừ, 14 người bị khởi tố.
Với kiến nghị của ông Lê Đình Kình và một số công dân cho rằng phần
diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm là
106 ha (có đơn nêu là 96 ha), thanh tra thành phố phản hồi là “không
đúng”.
Cụ thể, hồ sơ quản lý đất nông nghiệp của UBND xã Đồng Tâm thể hiện xã
không có đất nông nghiệp diện tích 59 ha hoặc 49 ha xứ đồng Sênh. Các
mốc giới do công dân dẫn Đoàn thanh tra kiểm tra tại hiện trường và vẽ
trên một phần sơ đồ hiện trạng đất sân bay năm 2013 là các mốc giới hạn
diện tích 50,03 ha do Quân chủng Phòng không Không quân cắm năm 2016 để
giao Viettel xây dựng dự án.
“Thực tế không có diện tích 59 ha hoặc 49 ha đất mà ông Lê Đình Kình và
một số công dân nêu, toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa
giới hành chính xã Đồng Tâm là đất quốc phòng”, kết luận nêu.
Thu hồi dự thảo phương án đền bù 14 hộ dân
Theo thanh tra TP Hà Nội, để giao đất cho Bộ Quốc phòng xây dựng sân
bay Miếu Môn, thành phố đã chỉ đạo UBND huyện Mỹ Đức giải phóng mặt
bằng, di dời các hộ dân đang sử dụng đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới
hành chính xã Đồng Tâm.
Hội đồng Bồi thường hỗ trợ và tái định cư huyện Mỹ Đức đã có dự thảo
phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho 14 hộ dân với tổng kinh
phí hơn 26 tỷ đồng. Nhưng do một số công dân có ý kiến nên đến nay, UBND
huyện Mỹ Đức chưa có quyết định phê duyệt phương án cho các hộ.
Kết quả thanh tra cho thấy, trong 14 hộ dân đang sử dụng đất quốc phòng
chỉ 5 hộ có giấy do Ủy ban hành chính xã, HTX nông nghiệp Đồng Tâm cho
mượn đất để ở và sản xuất từ trước năm 1980, giấy tờ của các trường hợp
khác không có căn cứ pháp luật. Bên cạnh đó, tại thời điểm kiểm
đếm, diện tích sử dụng của các hộ tăng lên rất nhiều (hộ tăng ít nhất là
hơn 1.000 m2, hộ tăng lớn nhất là hơn 16.000 m2).
Ngày 24/5, Đoàn Thanh tra đã tổ chức hội nghị với sự tham gia của các
đơn vị liên quan và đi đến thống nhất: do chưa xác định nguyên nhân và
thời điểm tăng diện tích đất, thời điểm xây dựng công trình của các hộ
dân nên đề nghị thành phố chỉ đạo huyện Mỹ Đức thu hồi các dự thảo
phương án bồi thường hỗ trợ của 14 hộ trước đây, lập lại phương án bồi
thường hỗ trợ cho 14 hộ dân theo quy định của pháp luật.
Xử lý nghiêm sai phạm của cá nhân, tổ chức liên quan
Từ kết luận trên, thanh tra kiến nghị UBND TP Hà Nội có văn bản gửi Bộ
Quốc phòng đề nghị có biện pháp quản lý chặt đất quốc phòng, trong đó có
diện tích 236,7 ha đất sân bay Miếu Môn; thu hồi ngay diện tích đất
quốc phòng đang cho thuê, cho mượn, bị lấn chiếm, chuyển nhượng trái
phép.
Trưởng ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố, Chủ tịch UBND huyện
Mỹ Đức được yêu cầu kiểm điểm về những thiếu sót đã nêu; phối hợp với Lữ
đoàn 28 rà soát kỹ nguồn gốc, nguyên nhân và thời điểm tăng diện tích
đất, thời điểm xây dựng công trình của các hộ dân để làm lại phương án
bồi thường hỗ trợ; trường hợp phát hiện vi phạm thì xử lý nghiêm.
Công an thành phố phối hợp với Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng
làm rõ các vi phạm của cán bộ, công chức và cá nhân trong việc quản lý,
sử dụng đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm,
huyện Mỹ Đức.
Trao đổi với VnExpress sáng 25/7,
ông Lê Đình Kình vẫn bảo lưu quan điểm đất sân bay Miếu Môn thuộc địa
giới hành chính xã Đồng Tâm chỉ có 47,36 ha đã được cắm mốc giới rõ
ràng, còn lại là đất nông nghiệp của người dân.
Ông cũng cho biết các thành viên tổ đồng thuận sẽ tiếp tục kiến nghị
lên Thanh tra Chính phủ. "Hôm 20/7, thành viên tổ đồng thuận đã lên
thanh tra thành phố trao văn bản phản bác, đồng thời đề nghị xin một bản
dự thảo kết luận thanh tra nhưng không được đồng ý vì nguyên tắc", ông Kình nói.
Trước đó hôm 7/7, thanh tra TP Hà Nội đã công bố dự thảo kết luận thanh tra với sự tham dự của 200 người tại UBND huyện Mỹ Đức.
Võ Hải
_______________________
Lật chồng báo cũ:
VIETTEL XÂY CÔNG TRÌNH GÌ Ở MỸ ĐỨC?
Nguyễn Anh Tuấn
Trong Thông cáo Báo chí của Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội về vụ việc ở Mỹ Đức, như để tô vẽ thêm sự ‘thiếu hiểu biết pháp luật’, ‘tham lam’, ‘cố chấp’ của dân làng Đồng Tâm trong mắt công chúng và tranh thủ sự ủng hộ của dư luận cho khả năng đàn áp tới đây, họ đã nhắc đến chi tiết Viettel được cấp đất để xây dựng công trình quốc phòng cấp A1. Dù đa số công chúng không hiểu đây là loại công trình gì nhưng nghe qua thì có vẻ rất quan trọng với quốc gia và vì thế nên được ủng hộ.
Nhưng sự thực thì Viettel có dự án xây công trình quốc phòng tại đây?
Thật khó để có câu trả lời chính xác trong bối cảnh thiếu thông tin (đây là lần đầu tiên họ nhắc tới công trình quốc phòng A1 ở đây) nhưng có thể chỉ ra vài điểm đáng bàn.
Trong Biên bản Hợp tác Đầu tư [nhấn mạnh là "hợp tác đầu tư"] giữa UBND Hà Nội và Viettel tháng 6 năm ngoái có ghi rõ:
“UBND thành phố Hà Nội sẽ có trách nhiệm: Tạo điều kiện, hỗ trợ các thủ tục hành chính để Tập đoàn Viettel đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trước mắt, tháo gỡ khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng tại huyện Mỹ Đức để xây dựng nhà máy sản xuất”
Nghĩa là dự án của Viettel ở đây thuần tuý là sản xuất kinh doanh.
Trong khi đó theo Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 1994 thì công trình quốc phòng được định nghĩa là để phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc.
Tóm lại đây là công trình quốc phòng hay dự án đầu tư kinh doanh đơn thuần của Viettel?
Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự
http://moj.gov.vn/…/l…/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx…
Tin về Biên bản Hợp tác Đầu tư giữa UBND Hà Nội và Viettel
https://www.sogtvt.hanoi.gov.vn/…/ay-manh-phat-trien-vien-t…
VIETTEL XÂY CÔNG TRÌNH GÌ Ở MỸ ĐỨC?
Nguyễn Anh Tuấn
Trong Thông cáo Báo chí của Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội về vụ việc ở Mỹ Đức, như để tô vẽ thêm sự ‘thiếu hiểu biết pháp luật’, ‘tham lam’, ‘cố chấp’ của dân làng Đồng Tâm trong mắt công chúng và tranh thủ sự ủng hộ của dư luận cho khả năng đàn áp tới đây, họ đã nhắc đến chi tiết Viettel được cấp đất để xây dựng công trình quốc phòng cấp A1. Dù đa số công chúng không hiểu đây là loại công trình gì nhưng nghe qua thì có vẻ rất quan trọng với quốc gia và vì thế nên được ủng hộ.
Nhưng sự thực thì Viettel có dự án xây công trình quốc phòng tại đây?
Thật khó để có câu trả lời chính xác trong bối cảnh thiếu thông tin (đây là lần đầu tiên họ nhắc tới công trình quốc phòng A1 ở đây) nhưng có thể chỉ ra vài điểm đáng bàn.
Trong Biên bản Hợp tác Đầu tư [nhấn mạnh là "hợp tác đầu tư"] giữa UBND Hà Nội và Viettel tháng 6 năm ngoái có ghi rõ:
“UBND thành phố Hà Nội sẽ có trách nhiệm: Tạo điều kiện, hỗ trợ các thủ tục hành chính để Tập đoàn Viettel đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trước mắt, tháo gỡ khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng tại huyện Mỹ Đức để xây dựng nhà máy sản xuất”
Nghĩa là dự án của Viettel ở đây thuần tuý là sản xuất kinh doanh.
Trong khi đó theo Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 1994 thì công trình quốc phòng được định nghĩa là để phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc.
Tóm lại đây là công trình quốc phòng hay dự án đầu tư kinh doanh đơn thuần của Viettel?
Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự
http://moj.gov.vn/…/l…/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx…
Tin về Biên bản Hợp tác Đầu tư giữa UBND Hà Nội và Viettel
https://www.sogtvt.hanoi.gov.vn/…/ay-manh-phat-trien-vien-t…
Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi.
Trả lờiXóaCơm áo cho ai? hạnh phúc cho ai?
Ôi Việt Nam!!!
Bảo đất đồng Sênh không phải đất nông nghiệp cũng giống như bảo cụ Kình không phải là nông dân.
Trả lờiXóaSao trong kết luận thanh tra không nêu rõ: Bản đồ ranh đất sân bay Miếu Môn, ranh đất huyện Chương Mỹ, ranh đất xã Đồng Tâm, khu đất ảnh hưởng do thi công , khu vực 59 (49) ha đất đang tranh chấp, các mốc bê tông..v..v..có như vậy mới sáng tỏ được. Còn như vầy thấy tù mù quá.
Trả lờiXóaBài báo trên cổng giao tiếp điện tử của Hà Nộihình như đã bị gỡ xuống. Bản ghi nhớ ngày 4/6/2016 giữa Hà Nội và Viettel không có gì đáng nói, nếu như không có vụ cưỡng chiếm đất Đồng Sênh để giao cho Viettel. Những ông chủ của Viettel kinh khủng lắm. Cái vòi bạch tuộcnày đã vươn cả vào Huế, Tp Hồ Chí Minh với nội dung giúp địa phương ngầm hóa viễn thông. Đằng sau sự hợp tác này là gì? Là đất! Huế cũng sẽ có những khu đất mà Viettel nhắm tới. TP HCM thì hơi khó vì TP này có nhiều đối tác có chuyên môn hơn, không mafia như Viettel. Viettel chỉ làm mưa làm gió ở các nơi khác, nhưng không làm mưa gió được ở TP HCM. Phải nói đây là tập ddaonf tư bản quân đội. Nhưng ông tướng này lo làm giàu, không biết trận mạc. Viettel có nuôi quân đội không? Chắc chắn không! Nhân dân nuôi. Ngân sách quốc phòng là từ tiền thuế của dân.
Trả lờiXóaCụ Kình đã 82 tuổi, nhưng đã bị thằng Chung lừa, nó đén thăm cụ cứ tưởng là nó tốt. Chẳng tốt tí nào. Đó là vì dân Đồng Tâm còn đang giữ con tin lầ sai nha của nó. Vì chúng bắt cụ Kình vô cớ nên dân mới phải làm cái việc cực chẳng đã đó. Nếu không có cái vụ giữ con tin thì có lẽ Cụ Kình toi rồi. Cuộc chiến giữ đất của dân Đồng Tâm sẽ còn dai dẳng.