Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

LỊCH SỬ MAI DỊCH & XU HƯỚNG TỪ CHỐI MAI DỊCH


Từ nghĩa trang liệt sĩ 
biến thành nghĩa trang cán bộ cấp cao

Lại Nguyên Ân
27.07 - 2017

Trong ngày 27/7 hàng năm, gia đình tôi luôn luôn đến nghĩa trang Mai Dịch thắp hương trên phần mộ bố vợ tôi, một liệt sĩ thời KC 9 năm. 

Năm ngoái lên đây thấy nghĩa trang đang cho ốp đá mới tất cả các phần mộ liệt sĩ, tiếc rằng tấm bia làm lại có khi khắc sai một vài dữ liệu tiểu sử liệt sỹ so với nguyên gốc. 

Ví dụ bố vợ tôi được thông báo hy sinh ngày 7/12/1950 trong chiến dịch Sơn Tây, thì nay bia ghi ngày cụ hy sinh là 7/2/1950, -- sớm 10 tháng, có khi lúc ấy chiến dịch kể trên còn chưa mở màn! 

Chưa biết đề nghị với ai để yêu cầu sửa lại cho đúng?!

Nhân đây nói thêm, nghĩa trang Mai Dịch khi mới lập, là nghĩa trang liệt sỹ; về sau đã biến thành nghĩa trang cán bộ cấp cao, nên đã sửa tên lại thành Nghĩa trang Mai Dịch (bỏ chữ "liệt sỹ").

Vốn là sau hòa bình lập lại 1954, chính quyền Hà Nội mới lập 1 nghĩa trang liệt sĩ của thành phố, và tiến hành quy tập hài cốt liệt sỹ các địa phương thuộc thành phố Hà nội. Tiểu khu Vĩnh Tuy Đoài, thuộc Quận 7, cũng như nhiều đơn vị tương tự, đã tiến hành chuyển di hài các liệt sỹ ở nơi mình đến nghĩa trang mới này. Trong khu vực gọi là D6 nghĩa trang Mai Dịch, cạnh phần mộ bố vợ tôi là khá nhiều phần mộ liệt sỹ cùng làng cũ Vĩnh Tuy Đoài với cụ.

Sau đó, người ta đưa đến chôn ở đây những cán bộ cấp cao, lâu dần, đây trở thành một thứ nghĩa trang trung ương!

Trước đây, cho đến những năm 1980, trong nghĩa trang này, phần mộ liệt sĩ vẫn lớn hơn các phần mộ cán bộ cấp cao (chết từ 1960).

Nay thì phần mộ liệt sỹ chỉ là phần nhỏ, trong khi những khu vực các con đường đi, các lề cỏ để trống trước đây, đều bị lấn để đặt phần mộ các ... cán bộ cấp cao. Các ngôi mộ ấy đều có kích thước to lớn, bia mộ có ảnh màu, ghi chữ to, nêu các chức vụ lớn nhất người quá cố từng trải qua.

Mộ liệt sỹ thì kích cỡ vẫn nhỏ thó, kiểu cách đồng nhất, bia đồng loạt, thậm chí còn ghi sai dữ kiện tiểu sử, như ví dụ trên
  
Hóa ra chính thể chả công bằng gì đối với những người có công với chế độ,-- đây là nói những liệt sỹ chống Pháp so với những người khi chết là cán bộ cao cấp ...
________________




Xu hướng từ chối Mai Dịch để "về quê" đang khá phổ biến trong giới lãnh đạo cao cấp trong những năm gần đây. Trước đây, Ông Võ Văn Kiệt có nguyện vọng "về quê" nhưng không được chấp nhận. Từ khi Ông Võ Nguyên Giáp có để lại di chúc nói rõ ý nguyện về quê và được chấp nhận thì nhiều người đã học tập và làm theo.

Sau Tướng Giáp là đến ông Phan Văn Khải cũng được an táng tại quê nhà theo sở nguyện.

Hai cựu Tổng bí thư Đỗ Mười và Lê Khả Phiêu cũng có nguyện vọng được yên nghỉ tại quê nhà.

Được biết, gia đình ông Đỗ Mười đã chuẩn bị xong hậu sự tại quê nhà từ cả năm nay: Làng Đông Phù; xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Trước đó, nguyện vọng an táng ở quê nhà đã được Bộ Chính trị đồng ý, và chỉ đạo Ông Phạm Quang Nghị, lúc đó là Bí thư thành ủy trực tiếp về huyện Thanh Trì lo liệu.

Người dân địa phương cho biết lúc đầu con gái ông và thầy địa lý muốn xây khu lăng mộ tại mảnh đất đang là trường tiểu học khang trang. Dân làng phản đối. Sau lấy đất khu Vườn Đào rộng 1.500 m2 ở bìa làng để làm khu lăng mộ, nằm bên một lạch nước. Đường vào và huyệt chờ đã sẵn sàng.

Ông Lê Khả Phiêu cũng đã chuẩn bị xong cho mình phần mộ tại quê nhà xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, xứ Thanh, kề bên một ngôi chùa và một ngôi đền.

Được biết, Ông Trần Đại Quang vừa từ trần cũng sẽ được an táng tại quê nhà sau khi lễ viếng, lễ truy điệu được tổ chức tại Hà Nội. Khu mộ chôn ông Quang khoảng 3 ha (ba mươi ngàn mét vuông), là một cánh đồng lớn ở xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Trong khi đó,
Nghĩa trang Mai Dịch rộng 5,9ha, là nơi an táng của 394 lãnh đạo cấp cao cộng sản & 1228 mộ liệt sỹ.

 

33 nhận xét :

  1. Giành ăn, giành ở và giành cả phần mộ khi chết. Nếu không trung thành bảo vệ chế độ thì những ưu đãi đó còn đâu?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong dân gian truyền rằng: Nơi đây là nơi mai táng những người bị chết vì dịch bệnh ( Ngày xưa khu này là ngoại thành, xa trung tâm. Những người chết vì dịch bệnh ở khắp nơi được đưa về đây mai táng, đề phòng lây nhiễm. Vì thế mới có tên MAI DỊCH.

      Xóa
    2. Cán bộ hưởng quá nhiều so với công lao rồi, khi chết đưa về nhà tự lo lấy, đừng bóc lột dân đến khi chết.

      Xóa
  2. Chết cũng phải đúng giai cấp, đẳng cấp mà!. Giai cấp, đẳng cấp là lí luận cơ bản...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có kẻ gia đình đã phải hốt hài cốt bỏ chạy khỏi MD rồi đấy.

      Xóa
  3. Tôi cũng đã vào viếng mộ bà Nguyễn Thị Quang Thái, bên khu liệt sĩ. Khu mộ liệt sĩ so với khu mộ cán bộ cao cấp chẳng khác gì giữa cảnh làng quê nghèo khó với thành phố sầm uất. Tôi hỏi một ông ở Hà Nội thì được biết, vùng này vốn là đất ruộng của dân. Nếu để mồ mả thì đất Thanh Tước tốt hơn.

    Trả lờiXóa
  4. "Vị quy tam xích thổ, nan bảo bách niên thân
    Ký quy tam xích thổ, nan bảo bách niên phần!"
    Người có trí nên biết lo xa!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gia đình ông Võ Nguyên Giáp và ông Giáp đã tiên liệu được tương lai của chế độ csVN và họ không muốn ở Mai Dịch.
      Làng tôi có ông tướng (thuộc dạng tiền khởi nghĩa) trước khi chết đã bảo con không để mộ ở Nghĩa trang thành phố với các ông to ở TW mà đem về quê.
      Nghe đâu, cụ thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cũng đã dặn con cháu không chôn cụ ở Mai dịch (dù cụ nguyên là ủy viên dự khuyết TW, đại sứ ĐMTQ VN tại Trung quốc nên có tiêu chuẩn được táng ở đó, và vợ cụ cũng là cán bộ cao cấp đã chôn ở đó)....
      Đảng nhất thời, dân tộc mới là vạn đại- ai không biết được điều đó sẽ rất sai lầm, và thậm chí còn gây tai họa cho dân tộc, mang trọng tội với dân tộc./

      Xóa
  5. Xin hỏi Tễu là người am tường chữ nghĩa. 'Mai Dịch' là thế nào, chết phải mô yên mả đẹp chứ. Đã bảo 'mai dịch' sao cứ để mả vào. Hà Nọi có điềm 'thế thảo', thế là có nạn dịch thay cây. Nghe nói nhiều người lẳng lặng mang phần mộ người thân khỏi đát Mai dịch. Thế là người tài mà thức thời, chủ động chạy trước. Nếu thế xin đề nghị đổi tên là 'kia,kìa dịch' cho nó được lâu, được lành.
    Còn về việc này, tôi từng được nghe bàn tìm đất khác để mở rộng bãi này, mà chính là TTg Phạm Văn Đồng chủ động nêu nhưng cũng không làm được, không thuộc quyền ông. Đừng tưởng TTg là to nhé, có việc ấy cũng không quyết được, ông ngửa mặt nhìn trần nhà mà rằng: đến chết còn phân biệt chỗ chôn, chia dưới âm ty, chia trên trời và cũng lại cười 'khà khà'. Thế đấy.

    Trả lờiXóa
  6. sống chiếm đất thủ đô, chết cũng có phần đất ở thủ đô!

    Trả lờiXóa
  7. Không sớm thì muộn sẽ phải MAI DỊCH .Không có gì là vĩnh cửu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. có lẽ Mai dịch là chữ này:枚驛 (Mai dịch- chỉ nơi này là một dịch trạm, nối con đường huyết mạch từ thành Thăng Long với trấn Sơn Tây) do đó mà thành tên. Muốn biết cụ thể thì hãy đến làng Mai Dịch (nay là phường Mai Dịch) mà xem câu đối ở các công trình di tích như Đình làng., Đền , Miếu sẽ rõ.

      Xóa
  8. Trước đây, quãng năm 1989- 1990, Nghĩa trang Mai Dịch vẫn đề tên cũ tại cổng chính là Nghĩa trang liệt sĩ Hà Nội
    Không biết người ta thay đổi lúc nào

    Trả lờiXóa
  9. Qua thế giới bên kia vẫn còn mang hàm trần thế . Nhưng chắc phải nhường Diêm Vương . Hơn nữa thế giới bên kia còn nhiều người vĩ đại hơn mình . Trên mộ tướng de Gaulle , ông chỉ cho ghi mấy chữ : Ci-jit Charles de Gaulle ( Nơi đây Charles de Gaulle an nghỉ ) !

    Trả lờiXóa
  10. Tôi cũng đã viếng thăm nghĩa trang này hơn 2 giờ đồng hồ vì có mộ của em ông ngoại tôi đang nằm trong đó.
    Phải gọi những nơi chôn mấy ông chóp bu bằng...lăng mới đúng với quy mô,kiến trúc và vị trí của nó.
    Còn nơi yên nghỉ của các liệt sĩ chống Pháp thì đúng là...mộ.Vì cái nào cũng nhỏ,nằm trong góc,xây sơ sài giống nhau.
    Cũng như mấy ông hưu trí rứa thôi.Về hưu rồi nhưng mấy tay chóp bu sinh hoạt một ngày riêng còn hạng tôm tép thì sinh hoạt vào ngày khác.
    "Đó chính là nét ưu việt của chế độ ta" - Hồ Xuân Mãn

    Trả lờiXóa
  11. Ông Phi đen thế mà khá, chỉ cho đề trên mộ hai chữ Phi đen.
    Hôm rồi đọc cái tin nói có mộ tổng thống đặt cạnh mộ một cậu bé ở đâu đó. Cũng đọc được tin mộ nhiều tổng thống cũng nằm cùng với mộ dân thường ở đâu đó. Còn ở VN thì khác, họ phân chia đẳng cấp cả khi sống và khi chết. Ngay nghĩa trang Văn Điển cũng có khu A khu B phân biệt. Tôi ngờ rằng chính quyền bây giờ không phải là Cộng sản thật của cụ Mác, cụ Mác bảo phải xóa bỏ giai cấp, chính quyền VN lại duy trì và bảo vệ giai cấp đến chết?
    Còn về chữ Mai Dịch, trộm nghĩ cũng như chữ thế thảo (chặt cây), nghĩa là "động mả" hay "chuyển mồ"(mai táng, mồ mả + dịch chuyển). Trước đây chọn đất này làm nghĩa trang là vạn bất đắc dĩ, vì là đất ruộng. Chuyện động mồ động mả là khó tránh. Nên một số quan chức đã tính trước việc chuyển cốt rồi, chỉ còn là mộ giả thôi.

    Trả lờiXóa
  12. Mai Dịch (梅驛) có lẽ trước đây là một trạm đổi ngựa (trạm ngựa làng Mai)để chuyển thư từ, công văn của triều đình chăng? Nhân đọc cuốn "Ngọ Mùi hương hội"(午未鄉會), tôi thấy trong danh sách 60 cử nhân của trường thi Hà Nam (Hà Nội và Nam Định hợp thí) có dòng chữ: Đoàn Văn Huy, Hà Nội, Từ Liêm, Mai Dịch (段文輝河內慈廉梅驛). Cụ Huy đỗ thứ 16. Như vậy vào thời kỳ 1895, 1896, Mai Dịch là một làng thuộc huyện Từ Liêm...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là vậy ạ, Mai Dịch là một làng thuộc huyện Từ Liêm có tên trước thời kỳ 1895 là một "trạm dịch" nơi chuyển công văn, đổi ngựa gần như trạm bưu điện sau này.

      Xóa
    2. Năm 1962 các huyện: Từ Liêm, Thanh Trì (Hà Đông); Gia Lâm (Bắc Ninh); Đông Anh (Vĩnh Phúc) mới nhập về Hà Nội!

      Xóa
  13. Đáng ra họ còn làm hòm thủy tinh nữa cơ. Tỵ nạnh gì!

    Trả lờiXóa
  14. ĐCS hô hô hào toàn dân chiến đấu, đấu tranh để xóa bỏ giai cấp , nhưng khi người CS cướp được chính quyền , nếu người được làm quan thì khi sống hoặc chết cũng lại chia giai tầng. Thực tế đó chứng minh người ĐCSVN phản bội chính lý tưởng của họ.

    Trả lờiXóa
  15. Khốn nạn quá. Thời bao cấp thì họ hưởng thụ toàn vật phẩm cao lương mỹ vị, dân đã đói ăn, chắt bóp nuôi được con gà, con lợn thì phải nộp bằng hết cho cái gọi là(Nghĩa vụ), chỉ khi bầu cử hoặc lễ tết thì họ mới gia ân cho dân được ăn thịt bằng chính của dân làm ra(Ngày khác dân mà tự làm thịt, cán bộ bắt được thì chí nguy). Hiện nay, cái hủ tục đấy đã loại bỏ, họ không thèm thuồng khoản ăn uống nữa, nhưng họ lại phải đòi khi chết phải có cái mả thật to cho nó hoành - Thật là khốn nạn.

    Trả lờiXóa
  16. bạn cứ tin đi, sẽ có một ngày (không xa) những ngôi mộ gian ác sẽ bị quật lên để hỏi tội.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất tin là sẽ đến lúc như vậy

      Xóa
    2. YÊU DÂN, DÂN LẬP ĐỀN THỜ
      HẠI DÂN, DÂN ĐÁI NGẬP BỜ MỘ BAY.

      Xóa
  17. Sự thật lịch sử sẽ là vị quan tòa phán xét công bằng về việc làm của những vị nắm quyền cao chức trọng luôn mong muốn được người thân và dân chúng xây dựng lăng to, mả lớn cho bản thân mình !

    Trả lờiXóa
  18. Khu mả rộng 30.000 mét vuông ( Ba mươi nghìn -ba vạn mét vuông), chắc sẽ xây dựng cả đền thờ-nay thường đường ẩn nấp dưới cái tên " Nhà Tưởng Niệm..."- Một địa điểm Du Lịch Tâm Linh mới , tiếp sau Bái Đính Xuân Trường! Không biết rồi ra đất nước sẽ đi về đâu khi đi suốt từ Bắc vào Nam chỉ thấy bạt ngàn nghĩa trang liệt sỹ và lăng mộ của các đại gia, các quan lớn và của những người lắm tiền nhiều của thích phô trương khoe mẽ ?!

    Trả lờiXóa
  19. Chết rồi cũng hoành tráng thế, hết mẹ nó đất, 5 năm 1 chủ tịch, 1 thủ tướng, 1 tổng bí thư, rồi ti tỉ loại lãnh đạo, sau này lấy gì mà chồng cấy, lấy gì đút vào mồm thằng sống. Kinh

    Trả lờiXóa
  20. Sở dĩ các vị có tiêu chuẩn " mai dịch" từ chối không hưởng mà xin về quê, chỉ vì các vị sợ sau nầy họ " quy hoạch thì lại bị đào mồ ! nhưng quên rằng khi về quê thì chiếm đất to, lại càng dễ "quy hoạch" hơn mà không đụng chạm tới nhân dân !

    Trả lờiXóa
  21. Khen ai lắm đức nhiều tài. Ai khen những kẻ mả dài mộ to.

    Trả lờiXóa
  22. Mỗi cụ vài hecta. Thế thì cũng quá tội.

    Trả lờiXóa
  23. tiến sỹ Phan Đình Diệu đã từng phát biểu trong quốc hội khi ông còn là đại biểu quốc hội :các ông sống thì tranh nhau ghế,chết còn tranh nhau chỗ nằm"
    quả đúng vậy .nhưng sao bây giờ lại chạy tán loạn không ở mai dịch nữa .nhưng chạy đâu cho thoát những lời nguyền rủa căm hận của ngàn vạn những người dân oan

    Trả lờiXóa