Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

RỜI PHIÊN TÒA, BÀ NGA HÁT VANG BÀI "TRẢ LẠI CHO DÂN"


Luân Lê

PHIÊN TOÀ SƠ THẨM BÀ TRẦN THỊ NGA

Tại phiên toà hôm nay có tới 2 kiểm sát viên giữ quyền công tố, nhưng có một kiểm sát viên làm vai trò trợ giúp kiểm sát viên khác thực hiện tranh luận. Và cũng thật sự không hiểu vì lý do gì mà một lần nữa, tuy không tuyên bố như ở phiên toà xét xử bà Quỳnh, kiểm sát viên đã không hề đối đáp hay tranh luận lại 4 luận điểm mà tôi đưa ra rất rõ ràng và đầy đủ.


Với việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự sai nghiêm trọng về cách hiểu và áp nó vào trong trường hợp này (có tới 3 tình tiết tăng nặng được áp dụng cùng lúc), nhưng sau khi tôi phân tích thì hội đồng xét xử (khá đặc biệt vì gồm 2 thẩm phán và ba hội thẩm) đã bỏ đi 2 tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Về hai bản kết luận giám định do Bộ Thông Tin Truyền Thông giám định thì kiểm sát viên im lặng và không tranh luận gì về phân tích của tôi, gồm 4 vấn đề:

(i) thẩm quyền giám định (không có thẩm trách);

(ii) giám định làm thay chức năng kết tội của các cơ quan tiến hành tố tụng vì đã kết luận nội dung thông tin trùng với mặt cấu thành khách quan của tội phạm (sai lầm nghiêm trọng về học thuật pháp lý);

(iii) sai về thủ tục chứng thực chữ ký của giám định viên;

(iiii) cơ quan điều tra và viện kiểm sát đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm an toàn thông tin và an ninh thông tin nên không suy xét đến thẩm quyền của cơ quan giám định mà chính họ đã lấy chúng làm căn cứ buộc tội và xét xử.

Về chứng cứ là các lời tố cáo của các hộ dân ở cạnh đó là mơ hồ và không xác định được; cùng với lời tố giác của hai nữ can phạm cùng buồng cũng là những lời khai không có giá trị và cũng không hợp pháp để làm một căn cứ để cáo buộc về hành vi đã thực hiện và đang được xét xử tại phiên toà hôm nay đối với bị cáo.

Sau khi bào chữa, Thư ký toà đến hỏi và đề nghị đưa bản luận cứ để cho vào hồ sơ, nhưng tôi lắc đầu vì mọi phiên toà tôi chỉ tranh luận tay không thôi. Anh này tròn mắt rồi quay đi luôn.

Sau khi viện kiểm sát đề nghị 9 đến 10 năm tù, với 3 tình tiết tăng nặng và 1 tình tiết giảm nhẹ, Hội đồng xét xử tuyên 09 năm tù và 05 năm quản chế đối với bà Trần Thị Nga.

Khi được dẫn ra thùng xe về trại tạm giam, bà Nga hát rất vang bài "Trả Lại Cho Dân".

7 nhận xét :

  1. Không biết phải dùng từ nào cho thích hợp, chỉ biết rằng việc tổ chức phiên tòa này 'bựa' quá! Quá bựa!

    Trả lờiXóa
  2. Trông bà Nga thật đẹp mà phúc hậu. Đọc bài này, bất giác nhớ lại phiên tòa xử nhà cách mạng Tạ Đình Đề diễn ra các ngày: 6,7,8,9,10,11 và 12 tháng 6 năm 1976. ĐĐ khi đó có mặt để dự khán. Phiên tòa để lại nhiều ấn tượng: Trước hết là hình ảnh bà Thẩm phán chủ tọa phiên xét xử Phùng Lệ Trân- tôi gọi là Bao công thời hiện đại, vị luật sư Hoàng Văn Kể đã vượt lên sự sợ hãi có bài bào chữa đanh thép mà thuyết phục phản bác tất cả các điều buộc tội của kiểm sát viên Thang Văn Khuê. Những hình ảnh gây ấn tượng là đông đảo quần chúng nhân dân tung hô bị cáo Tạ Đình Đề và ông cũng thật tài giỏi tự bào chữa cho mình không những thuyết phục được vị Chủ tọa Phùng Lệ Trân, mà còn gây được cảm tình với những người dự khán. Trong bối cảnh đó, Chủ tọa 'Bao công' Phùng Lệ Trân tuyên Tạ Đình Đề không phạm bất cứ tội nào và tha bổng ông ngay tại tòa.
    Về vụn án này cần kể thêm, sau đó Tạ Đình Đề còn bị vu cho tội chính trị và các VIP của hệ thống tư pháp đòi thiết lập phiên tòa phúc thẩm xử luôn cả 2 tội trong một phiên tòa: tội kinh tế và tội chính trị. May thay còn có người am hiểu, đó là ông Phạm Văn Bạch và những người kế nhiêm phản bác vì như thế là vi phạm phạp luật. Cũng phải kể đến ông Trần Huy Lục,Chánh tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao được phân công thụ lý. Nếu phiên tòa phúc thẩm được thiết lập thì ông Trần Huy Lục sẽ làm chủ tọa. Nhưng Bao công Trần Huy Lục chưa thăng đường đã tuyên là Tạ Đìnhb Đề vô tội và đề nghị tuyên phiên tòa sơ thẩm do Phùng Lệ Trân làm chủ tọa vẫn đúng để kết thúc vụ án kéo dài chục năm. Câu chuyện vụ án Tạ Đình Đề đáng viết thành sách truyền lại cho hậu thế. Hãy vững tâm, vì phải tù oan đến gần chục năm mà nay thiên hạ còn nhớ đến Tạ Đình Đề, ông được nằm trong lòng dân, ông sống mãi với thời gian, với những tấm long của những người tử tế. Bà Trần Lệ Trân, ông Tràn Huy Lục, luật sư Hoàng Văn kể cũng được nhắc đến với sự kính trọng, còn những kẻ cố tình vì bất cứ lý do gì mà buộc tội vô lối cũng sẽ được nhắc đến với sự khinh bỉ, mai sau người ta chỉ vào danh tính để nhắc về một tấm gương xấu, con cháu kẻ đó tu tỉnh nhiều đời chưa chắc đã gột rửa được như nhắc đến Tần Cối bên tàu. Hãy nhớ mà hành xử.

    Trả lờiXóa
  3. Chúng nó im lặng không dám tranh luận vì đuối lý. Bọn này toàn mua bằng dởm mà.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu bằng thật lại càng phải im lặng và nễ phục trước công lý và khí phách của chị Trần Thị Nga!

      Xóa
  4. Cả một NN to lớn như thế mà yếu xìu . Một người đàn bà yêu đuối cũng làm nó lung lay lật nghiêng được !

    Trả lờiXóa
  5. Các luật sư này đã đi vào quá nhiều các vấn đề kỹ thuật (các lỗi trong quá trình thu thập chứng cứ, giảo nghiệm chứng cứ, là các video clips), mà không thấy ai đi vào nội dung dung của các clips ấy. Hoàn toàn không thấy các luật sư (kể cả luật sư Hà Huy Sơn) đi vào nội dung của các clips ấy. Các luật sư phải trình bày cho rõ cái sự tương đồng, hết sức tự nhiên, của cái khái niệm gọi là "nói xấu nhà nước", và sự lên tiếng của người dân đen về các vấn đề nhức nhối của xã hội, dưới chính quyền đương thời. Tuy hai mà một. Người ta khổ thì người ta phải kêu, thốt lên. Đa phần người dân trong xã hội ta thán, công khai hay không công khai, bằng bất kỳ phương tiện nào có trong tay. Trần Thị Nga chỉ là một trong số muôn triệu ấy. Đọc lời biện hộ của Ls Hà Huy Sơn trên các mạng khác, chúng tôi thấy rằng các Ls không làm được việc đó. Nói tóm lại chỉ có chỉ ra các lỗi kỹ thuật trong quá trình tố tụng. Không nói ra được chính cái nội hàm, nội dung của các clips này. Âu cũng là điều đáng tiếc và nên nhận khuyết điểm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét của bạn rất hay. Tôi cũng ngơ ngác về bài cãi của các luật sư này. Theo tôi cần đòi hỏi toà án trả lời việc làm của chị Nga có gì là sai, chứ đừng nói lệch đi về việc kỹ thuật này nọ, bề nào tòa họ cũng chẳng màng nghe thì mình phải nói đến cái sự thật là chị Nga là một người yêu nước và yêu dân. Chị tranh đấu cho nhân quyền chứ không có gì khác, yêu cầu toà án chứng minh chị Nga sai chỗ nào khi mà chị làm đúng theo hiến pháp VN cho phép, và làm đúng luật nhân quyền mà VN đã ký tên với quốc tế. Cũng có thể các luật sư chỉ muốn bằng mọi cách để chị Nga được tự do nên họ không nhắc đến nội dung những bài viết của chị mà tập trung vào khía cạnh kỹ thuật, vậy thì các luật sư vẫn còn ngây thơ. Một con người khí phách như chị Nga thì phải bị trả thù bằng bản án rất nặng, bài cãi dù ở hướng nào toà cũng chẳng xét. Vì vậy, các luật sư nên làm sao để cái thiện đối mặt với cái ác tại tòa, nếu cái thiện thua thì có nghĩa nhà nước này không tôn trọng điều thiện. Và như vậy thế giới sẽ biết rõ hơn về cái gọi là luật pháp và hiến pháp ở xứ này. Còn nếu cái thiện thắng thì chị Nga được tự do mà nhà nước cũng được mát mặt.Lẽ dĩ nhiên là trong hiện tình đất nước thì cái thiện làm sao mà thắng, nhưng nếu có thua thì phải thua một cách xứng đáng thì tốt hơn.

      Xóa