Hà Nội cần tới 40 tỷ USD để làm 10 dự án đường sắt đô thị
Hà Nội tính bán, cho thuê biệt thự lấy tiền
làm đường sắt trên cao
Tiền Phong
Tiền Phong
TPO - Hà Nội sẽ huy động khoảng 15.000 tỷ đồng từ đấu giá, cho thuê quỹ
nhà đất chuyên dùng, biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước, trụ sở đơn vị dôi
dư nằm trong danh mục được phép bán, cho thuê.
Đề xuất bán, cho thuê biệt thự, nhà chuyên dùng
Theo Quy hoạch Hà Nội sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài hơn 417 km, bao gồm cả đường sắt đi trên cầu cạn, mặt đất và đi ngầm.
Đề xuất bán, cho thuê biệt thự, nhà chuyên dùng
Theo Quy hoạch Hà Nội sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài hơn 417 km, bao gồm cả đường sắt đi trên cầu cạn, mặt đất và đi ngầm.
Tổng mức đầu tư dự kiến của 10 dự án đường sắt đô thị là hơn 40 tỷ USD. Riêng giai đoạn 2017-2020, TP Hà Nội cần khoảng hơn 7,5 tỷ USD; từ năm 2021 - 2025 vốn đầu tư khoảng 7,6 tỷ USD; từ 2026 - 2030 vốn là 3,5 tỷ USD; sau năm 2031 vốn đầu tư 21,3 tỷ USD.
Đáng chú ý về phương án vốn đối ứng, Hà Nội dự kiến sẽ huy động được 337.000 tỷ đồng thực hiện các dự án đường sắt trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và từ 2021-2025. Cụ thể, Hà Nội đề xuất được bổ sung 6.000 ha đất (giá trị sử dụng khoảng 300.000 tỷ đồng) vào quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 để làm quỹ đối ứng cho các nhà đầu tư; đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn cho các dự án giao thông PPP nói chung.
Ngoài ra, Hà Nội sẽ huy động khoảng 15.000 tỷ đồng từ đấu giá, cho thuê quỹ nhà đất chuyên dùng, biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước, trụ sở đơn vị dôi dư nằm trong danh mục được phép bán, cho thuê. Hà Nội cũng đề nghị được hưởng cơ chế tài chính theo Luật Thủ đô để làm đường sắt đô thị và giao thông, với việc hưởng toàn bộ số tăng thu ngân sách trung ương trên địa bàn; được sử dụng toàn bộ số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước thuộc thành phố (khoảng 22.500 tỷ đồng trong giai đoạn 2016-2020).
Liên quan đến vấn đề bảo tồn, quản lý danh mục biệt thự cũ tại kỳ họp HĐND TP Hà Nội vừa qua đã thông qua nghị quyết điều chỉnh danh mục biệt thự từ 970 xuống còn 829 biệt thự để quản lý theo Nghị quyết năm 2008.
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, trưởng Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội cho rằng, khoá trước lãnh đạo TP Hà Nội, lãnh đạo một số ngành, làm chưa hết trách nhiệm khi để xảy ra việc phá dỡ một số biệt thự trong danh mục.“Chúng ta nhìn thấy và xót xa khi các biệt thự bị phá. Khoá trước cũng nhiều lần chất vấn, và đến hôm nay chúng ta đã mất 123 biệt thự. Trong đó có khoảng 70 biệt thự đã bị phá dỡ trước thời điểm TP chỉ đạo kiểm tra, còn gần 50 biệt thự bị phá do không quản lý tốt", ông Nam nói.
Về việc này, ông Nguyễn Thế Hùng, phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, thừa nhận có chuyện buông lỏng trong quản lý, xây dựng lại các biệt thự.
Nhiều nhà đầu tư muốn tham gia
Đối với phương án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), các doanh nghiệp được chọn sẽ là nhà đầu tư sẽ bỏ vốn cho việc lập hồ sơ nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, thuê tư vấn lập hồ sơ dự án, thực hiện giải phóng mặt bằng, đào và xây dựng đường hầm, nhà ga, xây dựng các tuyến đường trên cao, đề pô và đường ray. Hà Nội sẽ đầu tư toàn bộ các hạng mục còn lại như đầu máy, toa xe, thiết bị vận hành, an toàn, hệ thống điều khiển, quản lý vận hành, khai thác thống nhất trên toàn hệ thống.
Theo đó có ộ 5 nhà đầu tư trong nước và 2 nhà đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư các dự án xây dựng đường sắt đô thị (tuyến tàu điện ngầm)…
Để thực hiện phương án này, Hà Nội đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội uỷ quyền cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trưởng đầu tư các dự án xây dựng các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội. Đối với 2 tuyến được đề xuất xây dựng bằng vốn ODA, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành cùng lên tiếng kêu gọi ODA từ các nhà tài trợ.
Đối với các tuyến đường sắt đô thị còn lại, Hà Nội chủ trì, phối hợp với các Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng lựa chọn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức PPP (hợp đồng BT đổi đất lấy hạ tầng), thực hiện ngay từ khâu lập hồ sơ nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, thuê tư vấn lập hồ sơ dự án, ứng tiền giải phóng mặt bằng…
Các nhà đầu tư tham gia phải đảm bảo về năng lực tài chính, quản trị dự án, có kinh nghiệm trong việc xây dựng công trình ngầm hoặc đã thực hiện các dự án đầu tư nhóm A hiệu quả. Cam kết ứng trước vốn để thực hiện giải phóng mặt bằng dự án, không tính lãi suất hoặc tính lãi suất thấp và triển khai ngay việc đầu tư dự án khi UBND thành phố cam kết bố trí quỹ đất đối ứng.
10 tuyến đường sắt đô thị theo Quy hoạch của Hà Nội:
Tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên - Như Quỳnh): đoạn Ngọc Hồi - Yên Viên; đoạn Gia Lâm - Dương Xá.
Tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình - Bưởi): đoạn Nam Thăng Long- Trần Hưng Đạo; đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình; đoạn Thượng Đình - Vành đai 2,5 - Bưởi; đoạn Nội Bài - Thăng Long; Kéo dài tuyến số 2 lên Sóc Sơn.
Tuyến 2A, gồm: tuyến 2A (Cát Linh - Hà Đông); Kéo dài tuyến 2A đến Xuân Mai.
Tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Yên Sở), gồm: đoạn Nhổn - Ga Hà Nội; đoạn Trôi – Nhổn; đoạn Ga Hà Nội - Yên Sở, Hoàng Mai; Kéo dài tuyến số 3 đến Sơn Tây.
Tuyến số 4 (Mê Linh - Sài Đồng- Liên Hà).
Tuyến số 5 (Văn Cao - Hòa Lạc), gồm: đoạn từ Văn Cao - Vành đai 4; đoạn Vành đai 4 - Hòa Lạc.
Tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi).
Tuyến số 7 (Mê Linh - Hà Đông).
Tuyến số 8 (Sơn Đồng- Mai Dịch - Dương Xá), gồm: đoạn Sơn Đồng- Mai Dịch; đoạn Mai Dịch - Vành đai 3- Dương Xá.
Tuyến số 9 Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai (kết nối các đô thị vệ tinh).
Không nên cho nhà đầu tư Trung Quốc tham gia vì hai lý do:
Trả lờiXóa1/ Các nhà đầu tư Trung Quốc khi dự thầu thì bỏ giá rất thấp nhưng trong khi thực hiện thì bắt đầu nâng giá, thực hiện không đúng tiến độ.
2/ Tập quán của người Trung Quốc là có thói hối lộ từ thời Nghiêu Thuấn rồi, cái tập quán này của người Trung Quốc đến thời Khổng Minh được nâng cấp để mua nước Thục, Anh họ của Lưu Bị là Lưu Chương bị thằng em họ xơi tái! Đến thời Tập Cận Bình thì nó xuất khẩu cái thói hối lộ sang tận Châu Phi và những nơi mà nó đến!
Cái gọi là di sản cũng bán sao?
Trả lờiXóaThương thay cho cái phận nghèo
Hồi môn di sản bán vèo là xong?