Gia đình nhỏ của Đỗ Viết Công - Đài PTTH tỉnh Yên Bái
GỬI ANH ĐỖ VIẾT CÔNG, ĐÀI PTTH YÊN BÁI,
Tôi là Mạc Văn Trang, nghiên cứu Tâm lý học, tôi chưa từng quen biết anh, nhưng mấy hôm nay trên mạng xã hội, tên Đỗ Viết Công được nêu lên la liệt, khiến tôi phải chú ý. Nhiều người kết án anh là “lừa thầy, phản bạn”, tham gia vào vai diễn theo kịch bản của CA Yên Bái; họ lên án anh với những lời thóa mạ nặng nề kinh khủng…
Qua tìm hiểu sự việc, tôi nghĩ có uẩn khúc gì đó, chứ người ta sao có thể dễ dàng phản bạn như vậy, và ngắm tấm hình gia đình hạnh phúc của anh, tôi hiểu rằng anh đang ở vào tình thế vô cùng khó khăn. Anh cũng đã khóa số ĐT và Facebook lại… Nhưng anh không thể im lặng mãi. Bây giờ, chỉ có anh mới tự cứu được lương tâm, danh dự của anh và cứu bạn anh. Vậy xin có vài chia sẻ, coi như tư vấn tâm lý miễn phí cho anh.
1. Anh với nhà báo Lê Duy Phong là bạn học ngày xưa, nay là bạn đồng nghiệp – anh làm “báo hình” ở Đài PTTT Yên Bái, anh Duy Phong làm ở báo Giáo dục Việt Nam. Trong những ngày anh Duy Phong lên Yên Bái viết một loạt bài phanh phui những biệt thự “siêu khùng” của Giám đốc Sở TNMT và Giám đốc Sở CA Yên Bái, gây xôn xao dư luận cộng đồng và cả diễn đàn Quốc hội, chắc anh biết rõ. Lãnh đạo Yên Bái bên ngoài thì giải thích mềm mỏng, nhưng phản ứng ngầm rất dữ dội, liên tục gọi điện, gửi công văn đến báo Giáo dục VN phản đối, đòi gỡ bài và nhiều thứ… Tình hình đó chắc anh biết rõ, Giám đốc Sở TNMT và Gđ CA Yên Bái chắc hẳn rất căm giận nhà báo Lê Duy Phong, bạn anh… Như vậy giữa anh và Duy Phong với mấy lãnh đạo Yên Bái hình thành nên “TAM GIÁC MA QUÁI”, anh đứng giữa hai bên đối địch không khoan nhượng… Nhiều trường hợp như vậy, anh trở thành trung gian hòa giải. Vậy trong vụ này, anh đóng vai trò gì? Anh cần công khai minh bạch chứng cứ để gỡ tiếng oan cho mình và cho cả 2 bên còn lại.
2. Anh và doanh nhân tên Thực (vốn là CA viên nghỉ hưu) có quan hệ thế nào mà ông ta lại nhờ anh mời nhà báo Duy Phong lên “tư vấn, giúp đỡ”? Doanh nhân kia muốn nhờ nhà báo Duy Phong giúp cái gì? Khi mời Duy Phong lên, anh có nói rõ, mục đích, công việc, tiền “bồi dưỡng là bao nhiêu không”? Duy phong có chấp nhận phương án của anh không?
3. Sao chưa giúp gì mà doanh nhân Thực cứ nhét tiền vào túi Duy Phong? Đúng ra anh là người môi giới, anh phải nhận tiền và “chia chác” chứ, sao lại để doanh nhân trực tiếp nhét vào túi Duy Phong? Lúc đó thái độ, hành vi của anh thế nào? Có nhân vật thứ ba nhậu cùng là một cô gái. Anh có biết thì nói rõ, vai trò của cô gái này là gì trong bữa tiệc?...
4. Sau khi nhậu say, đang lúc doanh nhân Thực nhét tiền vào túi Duy Phong, thì CA ập vào “bắt quả tang”. Theo anh thì, tại sao CA yên Bái lại tài tình đến thế? Thấy bạn bị CA bắt bất ngờ, anh đã nói gì, làm gì để gỡ tội cho bạn? Sự dũng cảm quên mình cứu bạn của anh đã thể hiện thế nào trước lực lượng CA?
5. Theo anh thì diễn biến sự việc “nhận tiền” của Duy Phong bạn anh, có đủ cơ sở cấu thành tội nhận hối lộ không? Anh vừa là người liên quan (móc nối Duy Phong với Doanh nhân), vừa là nhân chứng lúc “đưa tiền hối lộ”… Vậy Cơ quan điều tra đã làm việc với anh như thế nào? Anh đã khai báo những gì? Hiện nay anh đang chuẩn bị những gì để bào chữa cho anh và bạn anh, khi phiên tòa xét xử?...
Anh Công ạ, chắc còn nhiều câu hỏi nữa, nhưng anh cứ thành thực với lương tâm mình, trả lời trước công luận chừng ấy câu hỏi, công khai hóa hết lên, sẽ tốt hơn là cứ im lặng mãi…
1. Anh với nhà báo Lê Duy Phong là bạn học ngày xưa, nay là bạn đồng nghiệp – anh làm “báo hình” ở Đài PTTT Yên Bái, anh Duy Phong làm ở báo Giáo dục Việt Nam. Trong những ngày anh Duy Phong lên Yên Bái viết một loạt bài phanh phui những biệt thự “siêu khùng” của Giám đốc Sở TNMT và Giám đốc Sở CA Yên Bái, gây xôn xao dư luận cộng đồng và cả diễn đàn Quốc hội, chắc anh biết rõ. Lãnh đạo Yên Bái bên ngoài thì giải thích mềm mỏng, nhưng phản ứng ngầm rất dữ dội, liên tục gọi điện, gửi công văn đến báo Giáo dục VN phản đối, đòi gỡ bài và nhiều thứ… Tình hình đó chắc anh biết rõ, Giám đốc Sở TNMT và Gđ CA Yên Bái chắc hẳn rất căm giận nhà báo Lê Duy Phong, bạn anh… Như vậy giữa anh và Duy Phong với mấy lãnh đạo Yên Bái hình thành nên “TAM GIÁC MA QUÁI”, anh đứng giữa hai bên đối địch không khoan nhượng… Nhiều trường hợp như vậy, anh trở thành trung gian hòa giải. Vậy trong vụ này, anh đóng vai trò gì? Anh cần công khai minh bạch chứng cứ để gỡ tiếng oan cho mình và cho cả 2 bên còn lại.
2. Anh và doanh nhân tên Thực (vốn là CA viên nghỉ hưu) có quan hệ thế nào mà ông ta lại nhờ anh mời nhà báo Duy Phong lên “tư vấn, giúp đỡ”? Doanh nhân kia muốn nhờ nhà báo Duy Phong giúp cái gì? Khi mời Duy Phong lên, anh có nói rõ, mục đích, công việc, tiền “bồi dưỡng là bao nhiêu không”? Duy phong có chấp nhận phương án của anh không?
3. Sao chưa giúp gì mà doanh nhân Thực cứ nhét tiền vào túi Duy Phong? Đúng ra anh là người môi giới, anh phải nhận tiền và “chia chác” chứ, sao lại để doanh nhân trực tiếp nhét vào túi Duy Phong? Lúc đó thái độ, hành vi của anh thế nào? Có nhân vật thứ ba nhậu cùng là một cô gái. Anh có biết thì nói rõ, vai trò của cô gái này là gì trong bữa tiệc?...
4. Sau khi nhậu say, đang lúc doanh nhân Thực nhét tiền vào túi Duy Phong, thì CA ập vào “bắt quả tang”. Theo anh thì, tại sao CA yên Bái lại tài tình đến thế? Thấy bạn bị CA bắt bất ngờ, anh đã nói gì, làm gì để gỡ tội cho bạn? Sự dũng cảm quên mình cứu bạn của anh đã thể hiện thế nào trước lực lượng CA?
5. Theo anh thì diễn biến sự việc “nhận tiền” của Duy Phong bạn anh, có đủ cơ sở cấu thành tội nhận hối lộ không? Anh vừa là người liên quan (móc nối Duy Phong với Doanh nhân), vừa là nhân chứng lúc “đưa tiền hối lộ”… Vậy Cơ quan điều tra đã làm việc với anh như thế nào? Anh đã khai báo những gì? Hiện nay anh đang chuẩn bị những gì để bào chữa cho anh và bạn anh, khi phiên tòa xét xử?...
Anh Công ạ, chắc còn nhiều câu hỏi nữa, nhưng anh cứ thành thực với lương tâm mình, trả lời trước công luận chừng ấy câu hỏi, công khai hóa hết lên, sẽ tốt hơn là cứ im lặng mãi…
Có hai trường hợp xảy ra:
- Nếu anh vô tình mắc bẫy, khiến bạn mình lâm nạn, thì việc công khai hóa hết những câu hỏi trên sẽ là cách tốt nhất để anh không mang tội “Lừa thầy, phản bạn” và gỡ tội cho bạn mình. Anh sẽ thấy lòng nhẹ nhõm, thoát khỏi nỗi lo lắng, căng thẳng triền miên, dễ bị bệnh tâm lý…
- Nếu anh thực sự tham gia vào vai diễn theo kịch bản của CA Yên Bái để bẫy Duy Phong, thì trả lời, công khai hóa những câu hỏi trên, sẽ là sự dũng cảm chiến thắng của lương tri trước phần thấp hèn của con người; là sự thành tâm sám hối kịp thời và cách chuộc tội tốt nhất, cứu bạn mình khỏi vòng lao lý. Sám hối và chuộc tôi sẽ giúp anh thoát khỏi sự ám ảnh tội lỗi suốt đời và sự nguyền rủa của người đời không sao tưởng tượng nổi.
Anh cũng biết, tội phản bội bàn bè nó đê hèn mức nào, và sự lên án “Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”, với mạng xã hội toàn cầu ngày nay, nó khủng khiếp biết chừng nào, đối với bản thân anh, những người thân của anh và nhất là với vợ anh, các con anh.
Chắc anh còn nhớ chỉ vài tháng sau khi giành giải thưởng Pulitzer cho bức ảnh gây sốc cả thế giới mang tên "Kền kền chờ đợi", Kevin Carter - phóng viên ảnh người Nam Phi đã tự sát, để lại nhiều câu hỏi về những điều phía sau tấm ảnh. Lý do chính dẫn đến việc tự sát của Carter, là có người hỏi: số phận của em bé sau đó thế nào? Carter trả lời, tôi không phải nhân viên cứu trợ, tôi là nhà báo, phải chạy theo các sự kiện nối tiếp… Người ta lên án anh vô cảm, không có tình người… Thế rồi lương tri trỗi dậy, hình ảnh không cứu được em bé, cứ ám ảnh mãi khiến anh không sống nổi…
Anh Công ạ, anh có cơ hội hơn nhà báo Carter để tự giải thoát mình và cứu Duy Phong khỏi những con “kền kền” hung dữ. Đây cũng là cơ hội cuối cùng của anh. Anh hãy nhớ rằng, càng về sau, càng về già những tội lỗi càng dày vò người ta khủng khiếp; cho nên nếu có tội, càng sám hối sớm, chuộc tội sớm bao nhiêu sẽ càng giải thoát cho mình, sớm bấy nhiệu…
Tôi đã nghiên cứu nhiều người nghiện ma túy cai nghiện thành công; tôi hiểu ra đối với con người “Không gì là không thể”! Trong những tình huống nguy cơ, khi phải vượt lên chính mình để cứu mình, cứu những người thân yêu khỏi một đời đau khổ, người ta sẽ dũng cảm, liều mình để giải thoát cho mình! Trường hợp của anh cũng vậy, không ai cứu được anh, chỉ mình tự cứu mình được thôi.
Dù rơi vào trường hợp nào, mong anh Công hãy đem hết sức bình sinh, liều mình vượt qua mọi cạm bẫy, chông gai, nói lên sự thật một lần, để mãi mãi không còn tủi nhục, đớn đau…
- Nếu anh thực sự tham gia vào vai diễn theo kịch bản của CA Yên Bái để bẫy Duy Phong, thì trả lời, công khai hóa những câu hỏi trên, sẽ là sự dũng cảm chiến thắng của lương tri trước phần thấp hèn của con người; là sự thành tâm sám hối kịp thời và cách chuộc tội tốt nhất, cứu bạn mình khỏi vòng lao lý. Sám hối và chuộc tôi sẽ giúp anh thoát khỏi sự ám ảnh tội lỗi suốt đời và sự nguyền rủa của người đời không sao tưởng tượng nổi.
Anh cũng biết, tội phản bội bàn bè nó đê hèn mức nào, và sự lên án “Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”, với mạng xã hội toàn cầu ngày nay, nó khủng khiếp biết chừng nào, đối với bản thân anh, những người thân của anh và nhất là với vợ anh, các con anh.
Chắc anh còn nhớ chỉ vài tháng sau khi giành giải thưởng Pulitzer cho bức ảnh gây sốc cả thế giới mang tên "Kền kền chờ đợi", Kevin Carter - phóng viên ảnh người Nam Phi đã tự sát, để lại nhiều câu hỏi về những điều phía sau tấm ảnh. Lý do chính dẫn đến việc tự sát của Carter, là có người hỏi: số phận của em bé sau đó thế nào? Carter trả lời, tôi không phải nhân viên cứu trợ, tôi là nhà báo, phải chạy theo các sự kiện nối tiếp… Người ta lên án anh vô cảm, không có tình người… Thế rồi lương tri trỗi dậy, hình ảnh không cứu được em bé, cứ ám ảnh mãi khiến anh không sống nổi…
Anh Công ạ, anh có cơ hội hơn nhà báo Carter để tự giải thoát mình và cứu Duy Phong khỏi những con “kền kền” hung dữ. Đây cũng là cơ hội cuối cùng của anh. Anh hãy nhớ rằng, càng về sau, càng về già những tội lỗi càng dày vò người ta khủng khiếp; cho nên nếu có tội, càng sám hối sớm, chuộc tội sớm bao nhiêu sẽ càng giải thoát cho mình, sớm bấy nhiệu…
Tôi đã nghiên cứu nhiều người nghiện ma túy cai nghiện thành công; tôi hiểu ra đối với con người “Không gì là không thể”! Trong những tình huống nguy cơ, khi phải vượt lên chính mình để cứu mình, cứu những người thân yêu khỏi một đời đau khổ, người ta sẽ dũng cảm, liều mình để giải thoát cho mình! Trường hợp của anh cũng vậy, không ai cứu được anh, chỉ mình tự cứu mình được thôi.
Dù rơi vào trường hợp nào, mong anh Công hãy đem hết sức bình sinh, liều mình vượt qua mọi cạm bẫy, chông gai, nói lên sự thật một lần, để mãi mãi không còn tủi nhục, đớn đau…
27/6/2017
MVT
MVT
Giáo sư Mạc Văn Trang đã mở đường cho Đỗ Viết Công rồi đấy! Là một nhà tâm lý học, Giáo sư Mạc Văn Trang đã trải qua ấm lạnh nhân tình nhiều nên đã phân tích, khuyên bảo với lời ấm áp chân tình và bao dung, vậy Đỗ Viết Công lên tiếng đi cho nhẹ lòng và nhất là tránh cái hậu quả cho vợ con, và khi về già khỏi phải dằn vặt, khổ sở. Nhé!!!
Trả lờiXóaChí lý
Trả lờiXóaĐỗ Viết Công chắc biết câu: "Điểu tận cung tàn" chứ nhỉ?
XóaNếu chót nhận tiền rồi để phản bạn thì làm sao bây giờ đây?
Trả lờiXóanếu lên tiếng mà bị giết thì ai cứu GS mạc văn trang có cứu được không
Trả lờiXóaNếu lên tiếng mà bị giết thì còn có người tôn trọng,thương cảm ít nhiều.Còn nếu không,thì còn thở đấy mà đã chết rồi,chỉ chưa chôn mà thôi.Và điều quan trọng nhất là khi con cái có nhận thức,thì nó sẽ coi cha mình như một con chó đúng lời đại tá Như Phong nói
XóaĐây là những giải pháp mà Công nên cân nhắc để tự cứu mình nếu không chắc khó tồn tại trừ khi làm việc tại nhà hoặc sẵn lòng làm nghề 'bảo vệ' tư gia để tránh gặp mặt thế gian và để tránh quan hệ. nhớ kĩ một điều: bất cứ kẻ nào 'xui/dùng mình' vào những hành vi vô đạo đức thì khi xong việc chúng cũng sẽ đối xử tàn nhẫn với mình thế nên trong mọi trường hợp cần phải dùng não bộ và con tim để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp!!!
Trả lờiXóaKhông có chi đê tiện hơn việc lừa thầy phản bạn.
Trả lờiXóaNhưng,trong chế độ này,không gì là không thể.
Giáo sư Mạc Văn Trang ơi, ông phí lời rồi. Tôi biết rõ bọn công chức ở các tỉnh, chúng nó là những chuyên gia bưng bô đổ chậu siêu hạng, cung cúc phục vụ cấp trên để tiến thân. Ngày xưa tôi có cậu bạn học cùng Đại học, làm công chức Ban Tuyên giáo tỉnh Nam Định, cậu ta kể, cậu có viết 1 bài báo, gửi Tạp chí Tuyên Giáo Trung ương. Trước khi gửi, dù chả ai yêu cầu, cậu ấy vẫn đưa lãnh đạo đọc để "xin anh ý kiến". Khi nghe cậu ấy kể, tôi đã mắng bảo, sao mày phải khổ thế, bài viết của mày, gửi Tạp chí ngoài này, việc đếch gì phải qua thằng lãnh đạo nào duyệt. Cậu ấy mắng lại tôi, "mày dốt lắm, mình làm thế để lấy lòng sếp tí có mất gì, cho sếp sướng!" Qua đó thì thấy, công chức nhà quê không từ dịp nào để lấy lòng sếp.
Trả lờiXóaVậy nên với cậu Đỗ Viết Công kia, tôi nghĩ nó lập công để lấy lòng lãnh đạo tỉnh, nhất là lấy lòng Bí thư Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà, chắc chắn nó được hứa cho tí quyền lợi gì đấy, để rồi xem. Có lẽ là một chức Trưởng ban.
THÀ CHẾT VINH HƠN SỐNG NHỤC .Nói vậy thôi ,con người ai cũng có số mạng ,không dễ chết đâu .Sự dũng cảm sẽ cứu mình ra khỏi vũng lầy chứ không phải là giết chết mình như mình tưởng đâu mà sợ...
Trả lờiXóaTrăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ. Hai đứa con trai sau này lớn lên nó biết (nếu thực tế là như thế)bố nó là người lừa thầy phản bạn thì nó sẽ nghĩ về nó bố sao đây? Rồi người vợ kia sẽ nghĩ chồng mình là gì đây? Giáo lý nhà Phật đã dẠY về luật NHÂN QUẢ.
Trả lờiXóa