Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2017

Phỏng vấn NÓNG: VỀ CHUYẾN THĂM MỸ CỦA THỦ TƯỚNG VIỆT NAM

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Donald Trump trong cuộc gặp 
ở Phòng Bầu dục ngày 31/5 theo giờ Washington D.C. Ảnh: Reuters.

Phỏng vấn nhanh TS. Đinh Hoàng Thắng:

HAI MẶT CỦA TẤM HUÂN CHƯƠNG VIỆT—MỸ

Trong các nội dung liên quan đến chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Phúc, có hai điểm nổi bật chưa hề có trong các tuyên bố chung Việt—Mỹ trước đây.  

Thứ nhất, hai bên phản đối hành động quân sự hóa các cấu trúc địa lý tranh chấp, đồng thời đồng ý ghi vào Tuyên bố chung việc Mỹ sẽ tiếp tục các hoạt động FONOP trên Biển Đông. 

Thứ hai, hai bên trao đổi về khả năng tàu sân bay Hoa Kỳ có thể thăm cảng Việt Nam. Điều này cho thấy cả Việt Nam lẫn Mỹ đã không còn duy trì lập trường trước đây, tức là đòi giữ nguyên trạng trên Biển Đông. Đây là thay đổi hết sức quan trọng. Không chấp nhận nguyên trạng do các hoạt động bồi đắp phi pháp đối với các đảo đá mà Trung Quốc cưỡng chiếm của Việt Nam có thể mở ra hình thái đấu tranh mới — TS. Đinh Hoàng Thắng, Phó Viện trưởng Viện các vấn đề phát triển (VIDS), cựu Đại sứ VN tại Hà Lan và Bỉ, cựu TBT Tuần báo Quốc tế trả lời phỏng vấn nóng của TỄU Blog, hỏi về chuyến thăm Mỹ, từ 29—31/5/2017, của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Thưa TS, truyền thông “lề  Đảng” đưa khá xôm tụ về chuyến thăm của ông Phúc. TS có thể tóm tắt bằng mấy cái gạch đầu dòng, đâu là kết quả thực, đâu là tuyên truyền, đâu là ảo giác của chuyến công du? 

- Câu hỏi của Tễu quá khó, nếu như không nói là “Tễu hơi tếu”. Ngoại giao giống với Tình yêu đích thực ở một số điểm. Quan trọng là những điều đôi bên không nói ra, còn muốn thì thật ra mỗi bên đều biết bên kia muốn gì ở mình (cười…). Tôi xin lỗi, bang giao Việt—Mỹ đang vào hồi quá nghiêm cẩn để có thể nói về những ảo giác vào lúc này. Mọi câu chữ trong Tuyên bố chung đều được cân đong đo đếm. 

Đối tác Toàn diện Tăng cường…

Vậy TS có thể tóm tắt bằng một câu nào đáng giá nhất hay trong một vài ý chính? 

- OK, tôi có thể tóm tắt trong một mệnh đề, xin trích nguyên văn, Việt Nam và Hoa Kỳ vừa ký bản Tuyên bố chung về một “Enhanced United States-Vietnam Comprehensive Partnership”, tức là về một “Quan hệ Đối tác Toàn diện Tăng cường giữa Hoa Kỳ và Việt Nam”. Mệnh đề này mở đầu và kết thúc bản Tuyên bố dài gần 1800 từ (bằng tiếng Anh), nói lên bản chất mối quan hệ hiện nay. Toàn bộ phần nội dung Tuyên bố là hai bên cam kết “hợp tác phát triển” trên mọi lĩnh vực: từ chính trị, ngoại giao, qua kinh tế—thương mại—đầu tư, cho đến quốc phòng—an ninh—tình báo. “Toàn diện/Comprehensive” mà. Còn “Tăng cường/Enhanced”, có nghĩa là các mối quan hệ toàn diện ấy được khai triển ở một cấp độ sâu sắc hơn, thực chất hơn và hiệu quả hơn, tóm lại hai bên nhất trí nâng cấp quan hệ lên cao hơn, đấy là ý nghĩa quan trọng nhất của hình dung từ “enhanced”.

TS phân tích có vẻ gần giống với “lề phải” quá. Nhưng tôi muốn biết đâu là “khúc nhôi” của vấn đề. Tại sao hai bên không nói quách trước bàn dân thiên hạ rằng chúng tôi đang xây dựng, thậm chí đang tiến tới quan hệ “Đối tác Chiến lược” đây?

- Thứ nhất, Tễu nên đọc bài bình luận mới toanh trên tờ “Hoàn cầu Thời báo”, một phiên bản bằng tiếng Anh của tờ Nhân dân Nhật báo (báo của đảng CS Trung Quốc) ngay sau chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Phúc. Hình như Trung Quốc còn “chạy” bài xã luận này (exclusive) nhanh hơn cả xã luận của báo Nhân Dân ta[1]. Câu trả lời của tôi nằm trong giọng điệu đầy đe dọa và bắt nạt từ bài báo của “người anh em đồng chí”. Thứ hai, “Đối tác Chiến lược Việt—Mỹ” là câu chuyện dài, nhiều tập về vấn đề creating shared values (kiến tạo các giá trị cùng sẻ chia). Là nhìn từ góc độ của Mỹ. Chừng nào chưa có “shared values”, người Mỹ chưa tuyên bố công khai điều gì. Còn do yêu cầu địa—chiến lược, hai bên cùng hành động như thế nào để đối phó thì đấy thuộc về một vế khác của bài toán có điều kiện đa mục tiêu. Thứ ba, kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, xã hội công dân đâu phải là “giá trị Mỹ”, đây làgiá trị phổ quát, share hay không là câu chuyện của nội bộ Việt Nam. Đến giờ này mà Tuyên bố chung vẫn phải đòi “Mỹ ghi nhận quan tâm của Việt Nam đạt được quy chế kinh tế thị trường”, thì rõ ràng giữa hai bên còn lệch pha.

Nhưng theo TS, trong ba ngày trên đất Mỹ, chuyến thăm của Thủ tướng Phúc đã ưu tiên những nội dung cốt lõi nào trong quan hệ giữa hai nước? Đặc biệt những nội dung không có trong các tuyên bố Việt—Mỹ trước đây?

- Ngoài 20 hợp đồng nhiều tỷ USD mà ông Trump rất lấy làm ấn tượng, nhiều nội dung cốt lõi khác, từ vấn đề cân bằng thương mại đến vai trò của VN trong việc đóng góp để giải quyết khủng hoảng Triều Tiên hiện nay, đều được ẩn dưới các từ ngữ ngoại giao trong Tuyên bố chung 1800 từ. Trong các nội dung cốt lõi ấy, có hai điều nổi bật mà chúng ta không đọc thấy trong các tuyên bố chung trước đây. Thứ nhất, hai bên phản đối các hành động quân sự hóa các cấu trúc có tranh chấp và ghi nhận việc Mỹ sẽ tiếp tục các hoạt động FONOP trên Biển Đông. Thứ hai, hai bên trao đổi về khả năng tàu sân bay Hoa Kỳ có thể thăm cảng Việt Nam. Điều này cho thấy cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ đã không còn duy trì lập trường cũ trước đây, tức là duy trì nguyên trạng trên Biển Đông. Thay đổi này hết sức quan trọng. Không chấp nhận nguyên trạng do các hoạt động bồi đắp phi pháp đối với các đảo đá mà Trung Quốc cưỡng chiếm của Việt Nam có thể mở ra một hình thái Mỹ và Việt Nam tới đây cùng hợp tác trong việc bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông.

Bước qua tuổi hai mươi…

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng mối quan hệ hợp tác Việt Nam—Hoa Kỳ bước qua tuổi 20, tuổi đủ bản lĩnh, sức trẻ để vượt qua nhiều thử thách. TS có bình luận gì về đánh giá lạc quan của ông Phúc?

- Cả ba tổng thống gần đây nhất của Mỹ là Bill Clinton, George Bush và Barack Obama đều đã sang thăm Việt Nam, nhưng tôi ấn tượng nhất là đánh giá của ông Bush (con) về Việt Nam và về quan hệ Việt—Mỹ. So sánh của ông Phúc làm tôi nhớ lại tinh thần lạc quan của ông Bush (con). Năm ấy (2006) ông ta đánh giá, Việt Nam thực sự  chỉ mới yên ổn từ 1995. Lúc bấy giờ, ông Bush rất ấn tượng về việc lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam thiết lập quan hệ với các đối tác hàng đầu: Mỹ, Trung Quốc, EU và ASEAN… Những điều quan hệ Việt—Mỹ làm được trong hơn 10 năm đầu ấy thật đáng kinh ngạc. Ông ấy nói: “Nếu giờ đây được trẻ lại và là doanh nhân, tôi sẽ đi vay tiền ngân hàng và đầu tư vào Việt Nam. Các cơ hội trên đất nước này rất là promising” (đầy hứa hẹn, nhiều triển vọng). Giờ đây, sau 22 năm bình thường hóa, niềm lạc quan của cả ông Phúc lẫn ông Bush đều có cơ sở.

Nhưng tại bàn tròn trên đài BBC trước chuyến đi, chúng tôi thấy các chuyên gia về quốc tế của Việt Nam cũng đã có những cách nhìn khác nhau[2]. Đặc biệt, chúng tôi thấy có một bài viết nặc danh (không đề tên tác giả) trên báo mạng, ám chỉ về TS, là người của nhà nước khi tham gia bàn tròn?

- Chúng ta đang tập sống dân chủ thì ý kiến khác nhau trong tranh luận là chuyện thường. Đừng thấy sự khác biệt mà huýnh lên thì hỏng to. Tôi không muốn đáp lại những công kích cá nhân, đặc biệt dưới hình thức nặc danh, cho dù đấy là từ thủ lĩnh của một tổ chức độc lập hay từ dư luận viên nào đấy. Đấy là những thái độ không phù hợp. Viện VIDS của chúng tôi không phải là viện của nhà nước. Vả lại, không phải ai là người của nhà nước thì cũng đều thuộc về “trục ma quỷ” cả. Bộ trưởng MPI Bùi Quang Vinh trước đây từng tuyên bố công khai “làm gì có cái định hướng ấy mà đi tìm…”, thì đấy là “một người tử tế” từ nhà nước đấy chứ.

Tấm huân chương hai mặt…

Nhưng thưa TS, tại sao trước khi ông Phúc đi Mỹ, anh em dân chủ bị o ép dữ vậy mà phía Mỹ không tỏ thái độ phản đối? Có phải Tổng thống Trump không quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam?

- Chính phủ Mỹ, dù là Donald Trump hay bất cứ tổng thống nào lên đều phải đặt lợi ích nước Mỹ lên trên hết. Trong trường hợp của ông Trump, 15—17 tỷ USD vừa ký kết với Việt Nam phục vụ cho lợi ích của nhân dân Mỹ. Nhưng dân chủ—nhân quyền vẫn luôn luôn là một bộ phận cấu thành trong chính sách của Mỹ và Mỹ luôn đưa ra các đòi hỏi về tôn giáo và nhân quyền đối với nhà nước Việt Nam. Người Mỹ không quan niệm nhân quyền là một mặt hàng có thể đem ra đổi chác hay mua bán. Tuy nhiên, khi họ nhận ra một đối thủ nào đấy của Mỹ hay của Việt Nam định dùng vấn đề nhân quyền để phá chuyến đi của ông Phúc, hay phá quan hệ Mỹ—Việt thì họ sẽ có những tính toán khác mà người ngoài dễ đi đến những ngộ nhận. Đấy là điều xã hội dân sự ở ta phải tỉnh thức và hết sức đề phòng để tránh mọi loại bẫy.

Câu hỏi cuối cùng, TS có thể khái quát đâu là hai mặt trên tấm huân chương Việt—Mỹ trong tương lai? 

- Vâng, giống như mọi sự vật trên đời,“tấm huân chương” Việt—Mỹ dĩ nhiên cũng có hai mặt. Mặt phải, dễ thấy nhất, đó là tương lai tươi sáng mà lãnh đạo hai nước, như đã nói ở trên, từ lâu đón đợi. Nhưng mặt trái, khó thấy hơn, và không nhất thiết sẽ xẩy ra, nếu con tầu Việt—Mỹ không bị trật đường ray, như đã từng trật bao lần trong lịch sử quan hệ giữa hai nước. Có chuyên gia đề xuất giải pháp là cần mở rộng “khổ đường 1,1m” như hiện nay lên ít ra phải bằng “khổ đường 1,43 m” như thế giới, chưa nói tới việc sẽ lên siêu tốc như shinkansen. Các chuyên gia quốc tế cũng từng đánh giá, Việt Nam quan trọng đối với Mỹ, nhưng nó luôn quan trọng vì một nhân tố thứ ba nào đấy. Vấn đề ngày nay là cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ, phải vượt lên “bóng đè” của quá khứ và vượt lên chính mình, đừng để quan hệ song phương trở thành “tù binh” của  bất cứ một nhân tố thứ ba nào khác. Điều này, nói thì dễ nhưng làm thì rất khó, đặc biệt khi cái nhân tố thứ ba ấy đang trở thành vấn nạn của cả thế giới, chứ không chỉ của riêng quan hệ Việt—Mỹ.

Xin cảm ơn TS. Đinh Hoàng Thắng về buổi phỏng vấn nhanh và nóng này./.
 


[1] **美欲借越南制衡中国? 专家:“棋子外交”充满不确定性
<http://world.huanqiu.com/exclusive/2017-06/10781054.html>[Mỹ muốn mượn
Việt Nam để kiềm chế Trung Quốc? Chuyên gia nói “Ngoại giao quân cờ” đầy
tính bất định]*, 02/06/2017.
[2] Nhân quyền, thương mại Việt – Mỹ và chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Phúc.

14 nhận xét :

  1. Túm lại là mình đã ngửa bài với anh Mẽo rồi phải không bác !!!

    Trả lờiXóa
  2. "Enhanced United States-Vietnam Comprehensive Partnership" nói cho dễ hiểu là "Sự hợp tác toàn diện giữa VN và Mỹ được tăng cường"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. “The two leaders emphasized that many opportunities lie ahead for
      United States-Vietnam relations, including increasingly enhanced
      political, diplomatic, economic and trade ties, and ever-growing
      cooperation in the areas of science and technology, national defense
      and security, education, people-to-people exchange, humanitarian and
      war legacy issues, as well as regional and international issues of
      mutual concern. The two leaders are committed to pursuing these
      opportunities under an enhanced Comprehensive Partnership, grounded in
      respect for the United Nations Charter and international law, each
      other’s independence, sovereignty, territorial integrity, and
      respective political systems” (Trích).

      Bạn “nặc danh” thân quý. “Dịch là xuyên tạc” bạn ạ. Tuy nhiên, ở cả
      hai chỗ bôi vàng trong phần đầu Tuyên bố chung, “enhanced” trong
      trường hợp này chỉ có thể là tính từ (ta giả định là người Mỹ không
      nhầm khi sử dụng ngữ pháp tiếng Anh), bổ nghĩa cho hai danh từ “ties”
      và “partnership”. Cả hai chỗ này, phải chăng nên tôn trọng ngữ pháp và
      cú pháp để hiểu “định tính” hiện nay của cái quan hệ vốn phức hợp
      trong đó có nhiều tập mờ (complex and fuzzy). Bạn thử đặt lại đoạn
      dịch do bạn edited "sự hợp tác toàn diện giữa VN và Mỹ được tăng
      cường" vào trong cả hai câu xem có ổn không??? Nếu bạn vẫn cho là ổn,
      chẳng cần đến văn cảnh và ngữ nghĩa của cú pháp thì… cứ đặt vào bao
      OK!

      Xóa
    2. Xin tạm dịch câu của bạn Nặc danh21:13 4 tháng 6, 2017.
      Xin tạm dịch của bạn Nặc danh
      Ông Trump nhấn mạnh đến việc hai nước đã ký kết hiệp ước Hợp tác Toàn diện (Comprehensive Partnership), nhưng bao hàm thêm ý nghĩa là việc hợp tác toàn diện này có được tăng cường hay không thì phải trên cơ sở của Bản Hiến chương Liên Hiệp Quốc (tức là có cả vấn đề nhân quyền) và luật pháp quốc tế.
      _________________
      "Cả hai nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh rằng còn nhiều cơ hội ở phía trước trong quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam, trong đó có việc tăng cường quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại và hợp tác không ngừng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, quốc phòng và an ninh, giáo dục, giao lưu nhân dân, nhân đạo và các vấn đề còn sót lại từ hồi chiến tranh, cũng như những vấn đề khu vực và quốc tế mà hai nước quan tâm. Hai nhà lãnh đạo cam kết tận dụng cơ hội hợp tác tăng cường thêm ý nghĩa của bản Hiệp ước Quan hệ Toàn diện (đã được ký kết trước kia) trên tinh thần tôn trọng Bản Hiến chương Liên Hợp quốc và luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền mỗi nước, sự toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị".
      _____________
      “The two leaders emphasized that many opportunities lie ahead for
      United States-Vietnam relations, including increasingly enhanced
      political, diplomatic, economic and trade ties, and ever-growing
      cooperation in the areas of science and technology, national defense
      and security, education, people-to-people exchange, humanitarian and
      war legacy issues, as well as regional and international issues of
      mutual concern. The two leaders are committed to pursuing these
      opportunities under an enhanced Comprehensive Partnership, grounded in
      respect for the United Nations Charter and international law, each
      other’s independence, sovereignty, territorial integrity, and
      respective political systems”

      Xóa
  3. Hì Hì... Tễu đúng là 'tếu' thật! cám ơn Tễu cho những đóng góp vô giá cho sự 'khai trí trong cộng động' nói chung và bài phỏng vấn nói riêng!!!

    Trả lờiXóa
  4. Đến giờ này mà Tuyên bố chung vẫn phải đòi “Mỹ ghi nhận quan tâm của Việt Nam đạt được quy chế kinh tế thị trường”, thì rõ ràng giữa hai bên còn lệch pha. (hết trích)
    *
    Kinh tế thị trường là trình độ phát triển và mức độ cải cách thể chế tương thích với thế giới, ta cứ hết "đòi" rồi lại "xin" thì nghe nó kỳ quá!

    Trả lờiXóa
  5. Tuy nhiên, khi họ nhận ra một đối thủ nào đấy của Mỹ hay của Việt Nam định dùng vấn đề nhân quyền để phá chuyến đi của ông Phúc, hay phá quan hệ Mỹ—Việt thì họ sẽ có những tính toán khác mà người ngoài dễ đi đến những ngộ nhận. Đấy là điều xã hội dân sự ở ta phải tỉnh thức và hết sức đề phòng để tránh mọi loại bẫy.(hết trích)
    *
    Phía Mỹ có thể có tính toán như vậy, nhưng người ta rất bất bình khi Việt Nam gia tằng trấn áp, bắt bớ các nhà hoạt động thời gian rất gần đây, ngay trước chuyến đi của ông Phúc. Có thể đặt câu hỏi, rằng trong nội bộ của Việt Nam cũng có phe theo Trung Quốc phá bĩnh quan hệ Việt Mỹ?

    Trả lờiXóa
  6. Lần trước ppng Trọng đi mỹ nói có cho phép Đội quân Hòa Bình Mỹ (Peace Corps) vào Việt Nam nhưng sao đến giờ vẫn chưa thấy tăm hơi?

    Trả lờiXóa
  7. FONOP = Freedom Of Navigation Operation = tự do hoạt động trên biển

    Trả lờiXóa
  8. Phân tích quả có nghề ngoại giao và rất ấn tượng!

    Trả lờiXóa
  9. Tôi không hiểu nhiều về các vấn đề quốc tế nên không dám bình luận nhiều, nhưng tôi cho rằng, Việt Nam cần nhất quán đường lối ngoại giao, không nên lúc thế này lúc thế khác. Khi sang Tầu thì hô "hảo lớ", đồng chí 4 tốt với 16 chữ "vàng vàng"; sang Mỹ lại xoắn lấy, cứ như muốn ký hiệp ước liên minh đánh Tầu đến nơi. Kiểu ngoại giao lá mặt lá trái thế rất có hại, không ai tin mình cả, ai cũng cảnh giác và xem thường mình (Y chang thằng Campuchia). Xảy ra việc gì cũng không ai thèm cứu.
    Tôi cho rằng, đường lối ngoại giao nên cương quyết các vấn đề chủ quyền, tuyệt đối không nhượng bộ, nhưng sống cạnh một thằng nước lớn và bẩn tính như Tầu thì vẫn phải khéo léo, cương nhu hợp lý. "Đối với địch phải cương quyết - khôn khéo", đúng câu mà bác Râu đã dạy. Việt Nam hãy học Phần Lan, một đất nước có 4 triệu dân, sát nách nước Nga 150 triệu dân, hung hăng mất dậy. Vậy mà dân Phần Lan vẫn độc lập, khi cần vẫn nện cho Nga một bài học như hồi năm 1940 nện cho quân Nga một trận tơi bời khi Nga xâm chiếm Phần Lan. Đến nay đường lối đối ngoại của Phần Lan là tuy trong Liên minh châu Âu nhưng không gia nhập NATO, vì họ không muốn rắc rối với Nga. Về bản thân, họ vẫn trang bị cho quốc phòng rất ghê gớm, quân đội thường trực và quân dự bị lúc nào cũng sẵn sàng nếu bị xâm lược, thế nên Nga phải nể sợ, không dám coi thường.

    Trả lờiXóa
  10. He he! Không hẳn chỉ về VH-lich sử ,Tễu làm phóng viên chính trị chững phết! cứ như CNN nhỉ? Bái phục , bái phục!
    CLB đánh Tàu.

    Trả lờiXóa
  11. Tôi sợ nhất là việc ký hiệp định bán nội tạng trắng cho Mỹ...
    Sợ là khi ốm đau hoặc tai nạn GT chưa đáng phải chết nhưng bị người ta đánh thuốc mê rồi bảo là "chết não" và bị mổ lấy tạng...

    Trả lờiXóa
  12. Xin hỏi ông Đinh Hoàng Thắng:
    1/ Chính sách đu dây của Việt Nam, có phải là một chính sách bẩn thỉu hèn hạ khiến cho Việt Nam không có bạn đúng nghĩa vì không ai tin một kẻ dối trá, nó xuất phát từ việc không xác định được ai là bạn ai là thù hay cố tình bán nước cho giặc Bắc Kinh?
    2/ Đường lối 3 không của VN có phải chính là cái bẫy của giặc Bắc Kinh, khiến cho Việt Nam bị cô lập, yếu mềm chẵng khác nào tự trói tay mình để đầu hàng giặc?

    Trả lờiXóa