Đánh giá tiếp chuyến đi của ông Phúc
Nguyễn Quang Dy
VietStudies
Cuộc gặp được mong đợi giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Donald Trump đã diễn ra ngày 31/5/2017, nhưng dư âm của nó vẫn còn, với những đánh giá kết quả khác nhau. Trong khi nhiều người kết luận là thành công, thì không ít người lại cho là thất bại. Thậm chí có người còn để ý đến cái bắt tay xem ông Trump “nắm chặt hay nhẹ”.
VietStudies
Cuộc gặp được mong đợi giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Donald Trump đã diễn ra ngày 31/5/2017, nhưng dư âm của nó vẫn còn, với những đánh giá kết quả khác nhau. Trong khi nhiều người kết luận là thành công, thì không ít người lại cho là thất bại. Thậm chí có người còn để ý đến cái bắt tay xem ông Trump “nắm chặt hay nhẹ”.
Sau mỗi lần giao dịch quan trọng, người ta thường kiểm kê lại xem kết
quả ra sao, vì vậy cuộc gặp giữa ông Phúc và ông Trump cũng không phải
ngoại lệ, cần được đánh giá lại một cách khách quan. Căn cứ vào thái độ
thì cả hai nhà lãnh đạo đều tươi cười, có vẻ hài lòng với một giao dịch
“cùng thắng” (win-win). Căn cứ vào “Tuyên
bố Chung về Tăng cường Đối tác Toàn diện Việt Nam-Mỹ”, thì những kết
quả (chính thức) là rất khả quan.
Các chuyên gia đánh giá
Các chuyên gia đánh giá
Nội dung Tuyên bố Chung (Joint Statement), không có gì thật bất ngờ (not
unexpected). Tài liệu này dài hơn 3 trang, khoảng hơn 2000 từ (bản tiếng
Anh), ngắn hơn một chút so với Thông cáo Chung 14 điểm về chuyến thăm
Trung Quốc của Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Tuyên Bố Chung đề cập đến
nhiều chủ đề, có chủ đề rất chi tiết (như về thương mại), nhưng có chủ
đề rất chung chung (như về Nhân quyền và Biển Đông). Tuy đoạn nói về
Biển Đông không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng rõ ràng ám chỉ các hành
động của Trung Quốc.
Nhiều
chuyên gia quốc tế đánh giá chuyến thăm “thành công” nhưng “chưa đủ” (nice
but not enough), theo ông Murray Hiebert (chuyên gia về Đông Nam Á
của CSIS). Còn ông Nguyễn Mạnh Hùng (Đại học George Mason & CSIS fellow)
nhận xét: “tuy có một số kết quả
nhỏ nhưng không có đột phá”, nhưng đã làm tăng cường quan hệ hai
nước (“tăng
lên chứ không giảm đi”.
Tuy ông Trump nói với các nhà báo là sẽ trao đổi với ông Phúc về thương
mại và Bắc Triều Tiên, nhưng trong Tuyên bố Chung họ đã đề cập đến vấn
đề Biển Đông một cách thuận lợi cho Việt Nam. Việt Nam muốn Mỹ và Trung
Quốc “hành xử một cách minh bạch
và có trách nhiệm”, để không gây hậu quả xấu cho những nước khác, vì
“trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi
chết”. Việt Nam lo ngại Mỹ và Trung Quốc có thể đi đêm với nhau, nên
trước đó Mỹ đã cho tàu chiến tuần tra Biển Đông (FONOP), trao 6 tàu tuần
duyên cho Việt Nam. Hai bên cũng đã trao đổi về khả năng tàu sân bay Mỹ
thăm quân cảng Việt Nam.
Theo ông Carl Thayer (Australian Defense Academy), chuyến thăm Mỹ của
ông Phúc đã “thành công tốt đẹp”,
cho thấy đường lối ngoại giao tích cực của Việt Nam đã “mở
ra một thời kỳ mới trong quan hệ giữa hai nước, tạo ra một bầu không khí
thuận lợi” làm cho Tổng thống Trump “phản
ứng một cách tích cực”, vì Thủ tướng Phúc đã “đánh
trúng tâm lý của ông Trump”. Ông Ngô Vính Long (Đại học Maine) cho
rằng quan hệ thương mại và kinh tế Việt-Mỹ (đặc biệt là nhập siêu) thật
ra “không phải là vấn đề quan
trọng lắm” vì chỉ có $32 tỷ/năm (không bằng 1/12 của Trung Quốc),
nên thành tích về vấn đề này “chỉ
để cho ông Trump hãnh diện đối với dân Mỹ thôi”. Trong khi đó, ông
Long cho rằng có “3 vấn đề quan
trọng hơn” là ASEAN (quan trọng nhất), APEC (quan trọng thứ hai) và
LHQ (quan trọng thứ ba).
.
.
Hội đàm Việt - Mỹ. Ảnh: VNN.
Theo ông Jonathan London
(Đại học Laiden, Hà Lan) ông Trump đã gặp Nguyễn Xuân Phúc và “họ
đã có những đàm phán rất xây dựng và có vẻ kết quả tương đối tốt”…
đối với vấn đề quốc phòng và an ninh, cũng như vấn đề thương mại, thì Mỹ
và Việt Nam “có một quan hệ rất
tốt, và chúng ta có thể chờ đợi sự phát triển của quan hệ này một cách
rất mạnh mẽ”… nhưng muốn thấy vấn đề nhân quyền được nâng cao, thì “chắc
chắn là thất vọng” vì Donald Trump lên cầm quyền ở Mỹ là một “thảm
họa cho vấn đề nhân quyền cũng như vấn đề về khí hậu”… London “không
nhất trí là Trump lo về vấn đề việc làm cho người Mỹ, mà chủ yếu ông ấy
lo về vấn đề làm giàu thêm cho những người giàu hiện nay”. (BBC,
4/6/2917).
Tuy nhiên, nếu nói Tuyên bố Chung không nhắc đến vấn đề Nhân quyền và
Biển Đông là không chính xác. Đoạn nói về Nhân quyền hay Biển Đông (cũng
như hợp tác an ninh quốc phòng) đều dài hơn 200 từ, trong đó có nói đến
chuyển giao tàu tuần dương, hợp tác hải quân, nhu cầu mua sắm thêm vũ
khí, và khả năng tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam.
Hiện nay, giới bất đồng chính kiến đòi tự do, dân chủ và nhân quyền
(trong và ngoài nước) đang có tâm trạng thất vọng vì ông Trump không coi
trọng nhân quyền, và chuyến thăm Mỹ của ông Phúc không thất bại như họ
suy đoán. Muốn hay không, phải thừa nhận một thực tế đang diễn ra tại Mỹ
và nhiều nơi khác trên thế giới là toàn cầu hóa và tự do dân chủ đang
suy thoái. Nhiều người Mỹ đang lo ngại nền dân chủ có thể đổ vỡ (broken
democracy). Tuy đổi mới thể chế là cấp thiết, nhưng lúc này đoàn kết dân
tộc để chấn hưng đất nước là mục tiêu cấp bách, trong khi đấu tranh cho
tự do dân chủ và nhân quyền là một quá trình lâu dài.
Vận động hành lang
Một số người bất đồng chính kiến có xu
hướng đánh giá “chuyến đi thất
bại” (thậm chí trước khi sự kiện diễn ra), như “cầm
đèn chạy trước ô-tô”. Trong khi một
số chuyên gia Việt Nam lại tỏ ra quá lạc quan khi cho rằng chuyến đi
thành công “ngoài mong đợi”,
nâng quan hệ hai nước “lên một
tầng rất cao” (Ts Trần Việt Thái, FPSS). Ông Thái nói đây là một
chuyến đi “rất thành công”…
định hình một tầm nhìn, một định hướng trong quan hệ Việt-Mỹ trong thời
gian tới. Có người cho ông Phúc là “cao
tay” hay “tay không bắt giặc”.
Không biết Thủ tướng “CLMV” tài giỏi hay do đóng góp của các trợ lý và
vận động hành lang (lobbying).
Theo Reuters (June 4, 2017), Hà Nội sợ đánh mất những gì đã đạt được với
Chính quyền Obama nên đã bắt đầu vận động hành lang ngay từ khi Donald
Trump được bầu, bằng một nỗ lực vận động được phối hợp đồng bộ
(concerted lobbying). Vì vậy, cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Phúc với ông
Trump đã được thu xếp một tháng trước khi ông Trump nhậm chức. Theo giới
ngoại giao và nghiên cứu, có một số nhân tố quan trọng như Đại sứ Phạm
Quang Vinh (là người có vai trò và kinh nghiệm vận động cho các vấn đề
như TPP và bỏ cấm vận vũ khí), Ngoại trưởng Phạm Bình Minh và thứ trưởng
Hà Kim Ngọc (đã sang Mỹ vận động). Đại sứ Mỹ Ted Osius (là nhà ngoại
giao chuyên nghiệp nên được giữ lại tại Hà Nội) cũng có vai trò tích
cực. Ngoài ra còn có sự trợ giúp của bạn bè trong Quốc Hội, trong giới
học giả và kinh doanh. Nhưng không thể thiếu vai trò của công ty vận
động hành lang (lobbying firm) Podesta Group được Hà Nội thuê với giá
$30.000/tháng (theo số liệu Bộ Tư pháp Mỹ). (“Vietnam’s
White House lobbying coup secures strategic gains”, Mai Nguyen,
Reuters, June 4, 2017).
Thông thường, đầu mối liên lạc để vận động là Hội đồng An ninh Quốc gia
(cụ thể là ông Matt Pottinger, giám đôc phụ trách Đông Á), văn phòng Phó
Tổng thống Mike Pence, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng, v.v. Vì vậy khi
ông Phúc được tiếp tại Nhà Trắng, có nhiều nụ cười và ông Trump tỏ ra
thoải mái với thủ tướng Việt Nam, hơn là với các nhà lãnh đạo phương Tây
khác. Ông Carl Thayer cho rằng thành công một phần là do đường lối ngoại
giao tích cực (pro-active diplomacy from Hanoi). Bản Tuyên bố Chung
Việt-Mỹ lần này cũng thuận lợi cho Việt Nam (như năm ngoái), đặc biệt là
về vấn đề Biển Đông nơi Việt Nam đang tranh chấp với Trung Quốc. Tuyên
bố Chung đề cập đến khả năng tàu sân bay Mỹ đến thăm quân cảng Việt Nam,
mua sắm trang bị quốc phòng, và hợp tác về hải quân cũng như tình báo.
Thương mại song phương
Dù sao, trước mắt vấn đề thương mại (và nhập siêu $32 tỷ) vẫn là cấp
bách hàng đầu (vì khẩu hiệu “America First”) nên ông Phúc phải “đẩy quân
tốt qua sông” để lấy lòng ông Trump, như một “món quà ăn hỏi”. Chính vì
vậy, ông Phúc đã tuyên bố con số $15 tỷ sẽ được giao dịch. Tuy kết quả
giao dịch thực tế được ghi nhận trong Tuyên bố Chung chỉ có $8 tỷ (bằng
hơn nửa dự kiến) trong đó ít nhất có $5 tỷ liên quan đến giao dịch được
công bố từ năm ngoái, nhưng ông Trump vẫn đánh giá cao và hài lòng (như
trong câu truyện ngụ ngôn “Phú
ông xin đổi mâm xôi Bờm cười”). Theo
Bộ Thương mại, phía Mỹ đã ký 13 giao dịch với Việt Nam trị giá $8 tỷ,
mang lại khoảng 23.000 công ăn việc làm cho người dân Mỹ.
Ông Carl Thayer nhận xét Việt Nam “tỏ
ra linh hoạt và đưa ra những đề xuất về cách thức
các doanh nghiệp Hoa Kỳ có thể
gia tăng xuất khẩu sang Việt Nam”, trong bối cảnh thâm hụt thương
mại Mỹ-Việt ở mức $32 tỷ. Tuy thương mại đứng đầu trong nghị trình, và
nằm ở top đầu trong Tuyên bố Chung, nhưng hợp tác chiến lược còn có ý
nghĩa quan trọng hơn. Carl Thayer cho rằng, “tuy
có sự hỗn loạn trong Nhà Trắng cũng như sự bất nhất về chiến lược”
do những tuyên bố trái ngược của Trump, nhưng Hà Nội nay đã được trấn an
một phần vì hiểu rõ hơn về đường hướng của quan hệ song phương với Mỹ
trong những năm tới. Việt Nam vẫn có thể “đa
phương hóa và đa dạng hóa” quan hệ song phương (với Nhật) khi biết
rằng “Mỹ vẫn duy trì cam kết về
đối tác toàn diện với Việt Nam và vẫn hướng về Đông Nam Á”.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, tuy hai bên đã ký một số hơp đồng trị giá $8
tỷ, nhưng
không có dấu hiệu
hai bên sẽ sớm đàm phán một hiệp định thương mại song phương (như Việt
Nam mong muốn). Điều
đáng chú ý là về hợp tác an ninh quốc phòng,
hai bên sẽ tăng cường
hợp tác
hải quân và tình báo, và
có
khả năng tàu sân bay Mỹ sẽ tới
thăm Việt Nam. Trong khi ông Trump dành nhiều quyền cho giới quân sự,
thì họ luôn quan tâm đến vấn đề chiến lược. Thực ra, vấn đề
hợp tác an ninh quốc phòng có triển
vọng và ý nghĩa quan trọng hơn cả thương mại. Đây có thể là xu hướng
quan hệ Việt-Mỹ trong giai đoạn tới, tuy Hà Nội vẫn phải chơi cờ thế như
hiện nay để cân bằng quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, trong khi từng bước
nâng cấp quan hệ “đối tác toàn diện” với Mỹ bằng cách lồng ghép một số
“nội dung chiến lược”.
Từ khi chính thức nhậm chức, và nhất là sau tuần trăng mật, Tổng thống
Trump đã thay đổi nhiều lập trường, khác với lúc tranh cử (thậm chí
ngược lại). Tuy nhiên, Trump hầu như chưa có chính sách, mà chỉ đối phó
tình huống. Ví dụ, Trump thay đổi lập trường với Trung Quốc, chủ yếu
nhằm đối phó tình huống với Bắc Triều Tiên, làm Hà Nội lo ngại về cam
kết của Mỹ tại Biển Đông. Trước mắt, tuy chưa có dấu hiệu Trump thay đổi
lập trường về TPP, nhưng Hà Nội vẫn mong có một ngày nào đó, Trump sẽ
quay lại sân chơi TPP và tiếp tục chính sách tái cân bằng tại Đông Á,
một khi tình thế thay đổi, hoặc các cố vấn chủ chốt thuyết phục được
Trump thay đổi nhận thức về Trung Quốc và vấn đề an ninh Đông Á.
An
ninh quốc phòng
Tuy Mỹ sẽ tìm cách thay đổi cán cân thương mại (đang bị thâm hụt), nhưng
quan hệ Việt-Mỹ không phải chỉ có thương mại. Theo Jonathan London, nó
còn liên quan đến tương lai trật tự kinh tế và thương mại của khu vực
Châu Á-Thái Bình Dương.
Đáng chú ý là trong khi Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc hội đàm với Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng (31/5/2017) thì
TNS John McCain dẫn đầu phái đoàn Ủy ban Quân vụ Thượng viện (và Hạ Viện
Mỹ) đã đến thăm tàu USS John McCain tại quân cảng Cam Ranh, trong chuyến
thăm Việt Nam (từ 31/5-2/6/2017). Trước đó John McCain đã gặp Chủ tịch
nước Trần Đại Quang và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch. John
McCain viết trên trang Twitter (1/6/2017) là ông “Rất
vinh hạnh gặp gỡ các quan chức Việt Nam, cũng như giới lãnh đạo xã hội
dân sự vào thời điểm quan trọng nhất trong quan hệ Mỹ-Việt”.
Trong lần gặp Chủ tịch nước Trần Đại Quang (1/6/2017) John McCain nói: “Hoa
Kỳ ủng hộ tự do hàng hải, hàng không trong khu vực; hợp tác giữa các
quốc gia nhằm ngăn chặn những nguy cơ về an ninh đối với sự phát triển,
ổn định”. Hợp tác quân sự giữa hai nước trong giai đoạn hiện nay rất
quan trọng, trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục là mối đe dọa an ninh
trên Biển Đông. Hợp tác quân sự Việt-Mỹ bao gồm cả việc quân đội Mỹ sử
dụng kho cất trữ thiết bị vật tư trên lãnh thổ Việt Nam để sử dụng ngay
khi cần thiết.
Tại Diễn đàn Đối thoại hàng năm về An ninh tại Shangri-la, Singapore (2/6/2017), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nói thẳng “Chúng tôi phản đối các quốc gia quân sự hóa các hòn đảo nhân tạo và thực thi thái quá các yêu sách biển… Chúng tôi không thể và sẽ không chấp nhận những thay đổi đơn phương, cưỡng ép hiện trạng”.
Tại Diễn đàn Đối thoại hàng năm về An ninh tại Shangri-la, Singapore (2/6/2017), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nói thẳng “Chúng tôi phản đối các quốc gia quân sự hóa các hòn đảo nhân tạo và thực thi thái quá các yêu sách biển… Chúng tôi không thể và sẽ không chấp nhận những thay đổi đơn phương, cưỡng ép hiện trạng”.
Bàn cờ chiến lược
Theo ông Alexander Vuving (giáo sư tại Asia-Pacific Center for Security Studies, Hawaii), “Chính quyền Trump rất quan tâm đến việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam, vì Hoa Kỳ nhận thức rõ vai trò chiến lược của Việt Nam tại Châu Á”.
Theo ông Alexander Vuving (giáo sư tại Asia-Pacific Center for Security Studies, Hawaii), “Chính quyền Trump rất quan tâm đến việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam, vì Hoa Kỳ nhận thức rõ vai trò chiến lược của Việt Nam tại Châu Á”.
Ông Michael Green (Phó chủ tịch CSIS) nói với Washington Times “thắt
chặt quan hệ liên minh với Hoa Kỳ về an ninh cũng là một mục tiêu hàng
đầu trong chuyến đi Mỹ của ông Phúc”. Theo Michael Green, ông Phúc
muốn liên minh với ông Trump tương tự như liên minh mà ông Trump đã
thiết lập với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Ông Green nói: “Việt
Nam không phải là một quốc gia muốn xa lánh Mỹ vì ông Donald Trump làm
tổng thống”. Báo Washington Times dẫn lời ông Anthony Cordesman, một
chuyên gia quân sự tại CSIS, nói: “ai
cũng biết là Việt Nam từ lâu vẫn coi Trung Quốc là một mối đe doạ đối
với sự tồn tại của mình, và ông Phúc mong muốn Mỹ đóng một vai trò lớn
hơn trong vấn đề Biển Đông”.
Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác tin rằng chỉ có Hoa Kỳ mới có thể
kiềm chế những hành động hung hăng nhằm áp đặt chủ quyền của Trung Quốc.
Một lựa chọn cho chính quyền Trump là bán thêm vũ khí và chuyển giao
thiết bị quâ sự cho các đồng minh như Việt Nam, để tăng cường khả năng
chiến đấu của lực lượng hải quân các nước này. Theo ông Rodger Baker,
(Phó Chủ tịch Stratfor Global Intelligence), “Trong
tuần qua, Washington đã chuyển giao một số tàu cho lực lượng Tuần duyên
Việt Nam. Hai bên đã có giao lưu hải quân và Mỹ cũng đã dỡ bỏ một số hạn
chế đối với việc xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam”.
Theo ông Jonathan Stromseth (viện Brookings), chuyến thăm Washington của
Thủ tướng Việt Nam “đã tăng thêm
đà cho mối quan hệ Việt-Mỹ ngày càng có tính cách chiến lược hơn”.
Ông Stromseth cho biết Nhà Trắng cũng đang lôi kéo một số quốc gia Đông
Nam Á khác khi Trung Quốc tiếp tục mở rộng phạm vi ảnh hưởng và lo ngại
ngày càng tăng về cam kết của Mỹ đối với khu vực, đặc biệt sau khi
Washington rút ra khỏi Hiệp định TPP.
Một số rào cản
Ông
Joshua Kurlantzick (Senior
Fellow, CFR), thừa nhận Viêt Nam vừa có những đơn đặt hàng trị giá nhiều
tỷ USD, đóng góp tạo ra công ăn việc làm cho người Mỹ. Hai bên đã thảo
luận một số vấn đề chiến lược, như Việt Nam muốn mua thêm tàu tuần duyên
của Mỹ. Nhưng những giao dịch này chưa chắc làm cho Chính quyền Mỹ hài
lòng, vì sự hứng khởi này che đậy một số vấn đề lớn tiềm ẩn trong quan
hệ đối tác giữa hai quốc gia cựu thủ này.
Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer nhấn mạnh $32 tỷ thâm hụt
thương mại với Việt Nam, cho rằng Việt Nam thu lợi một cách bất công qua
thương mại với Mỹ, vì bán cho Mỹ nhiều hơn là mua của Mỹ. Trong chuyến
đi vừa qua, Thủ tướng Việt Nam đã vạch ra những bất cập và ngộ nhận
trong thâm hụt thương mại với Mỹ, làm Việt Nam được lợi rất ít từ phía
Mỹ qua các giao dịch thương mại. Có thể dễ hình dung là phía Mỹ sẽ tiếp
tục công khai lên án và ép Việt Nam để cố gắng làm giảm khoản thâm hụt
thương mại nói trên. Ví dụ, các nhà thầu quân sự Mỹ có thể ký những hợp
đồng quân sự quan trọng với Việt Nam.
Vì vậy một Hiệp định TPP mà không có Mỹ sẽ tiếp tục làm tăng thêm sự
khác biệt giữa hai bên. Thật khó mà hình dung được trong mấy năm tới,
làm thế nào hai nước có thể tìm được đủ thiện chí cho các vấn đề thương
mại để tiến đến một hiệp định song phương (mà nay vẫn còn xa với). Làm
thế nào để ông Trump coi Việt Nam là một đối trọng có tiềm năng trong
khu vực để đối phó với Trung Quốc (“Vietnam
and the United States Make Nice for Now but Disappointment Looms”,
Joshua Kurlantzick (Senior
Fellow, CFR, June 1, 2017).
Theo nhà báo Helen Clark, quan hệ cá nhân ở Việt Nam không quan trọng
bằng quan hệ nhà nước về thương mại và chiến lược. Ông Phuc và ông Trump
tuy bắt tay vui vẻ, nhưng hai con người này khác nhau hoàn toàn. Trong
đối thoại, họ chỉ nói chuyện với nhau bằng những luận điểm được chuẩn bị
kỹ (talking points). Vì Trump coi trọng quan hệ cá nhân, nên trong 30
phút hai nhà lãnh đạo làm thế nào để có tiếng nói chung? Cũng may, kết
quả duy nhất làm Trump hài lòng là giao dịch trị giá $8 tỷ hàng hóa. (“Nothing
personal: a lesson for Trump in Vietnamese politics”, Helen Clark,
South China Morning Post, June 5, 2017).
Thay lời kết
Tuy các chuyên gia tư pháp của Nhà Trắng đang tính toán đề phòng khả
năng Trump bị phế truất, nhưng khả năng này rất thấp. Điều đó có nghĩa
là trong 3 năm rưỡi nữa, không chỉ người Mỹ mà cả thế giới phải chấp
nhận Trump, một Tổng thống Mỹ khó tính và khó đoán. Không chỉ ông Phúc,
mà cả ông Abe và ông Tập cũng phải lấy lòng Trump. Vì vậy, lúc này Hà
Nội phải cố “đẩy quân tốt qua sông” như một nước cờ (trong trò chơi
“hedging”).
Tuy các giao dịch ban đầu trị giá $8 tỷ là một “mâm xôi” làm cho “ông
Trump” vui lòng vì có “thành quả” để khoe thành tích “America First”,
nhưng chưa biết ông Trump sẽ vui được bao lâu. Bên cạnh “mâm xôi” thương
mại, ván cờ chiến lược vẫn đang chuyển động theo hướng “đồng sàng dị
mộng”, tuy cả hai bên đều không muốn làm mất lòng Bắc Kinh.
Kết quả ban đầu của vận động hành lang có tác
dụng, dù khó khăn. Ông Phúc không những được ông Trump “bắt tay chặt” và
“chụp hình chung”, mà còn được “gói xôi” mang về.
NQD.
6/6/2017
Tác giả gửi cho
viet-studies ngày 6-6-17.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét