Phạm Xuân Nguyên.
.
MỘT VIỆC LÀM TRÁI LUẬT CỦA SỞ NỘI VỤ HÀ NỘI
Kể từ chiều hôm qua, 13/6/2017, khi tôi đưa lên fb “Tuyên bố từ chức và ra hội”, tôi đã nhận được nhiều sự chia sẻ, chúc mừng, động viên của đông đảo anh chị em, bạn bè ngoài đời và trên mạng, trong giới văn học và ngoài xã hội. Điều đó đã tiếp thêm cho tôi nhiều tự tin và hy vọng. Cho tôi được bày tỏ lòng cám ơn đến mọi người nhân sự kiện này.
Cũng trong ngày hôm qua một số báo đài đã đưa tin, phỏng vấn tôi. Trong đó tin trên báo Thanh Niên Online có nói đến công văn của Sở Nội vụ Hà Nội mà tôi phản đối. Nhiều nhà báo đã điện hỏi tôi việc này. Hôm nay tôi đưa lại bản công văn đó mà sáng qua tại cuộc họp BCH HNVHN tôi đã đọc (chứ không phải ông Bằng Việt đọc như tin trên Thanh Niên) cùng với dự thảo công văn trả lời của HNVHN do tôi soạn. Nhưng BCH đã không đồng ý công văn trả lời này là của toàn BCH, mà coi đây là ý kiến riêng của ông chủ tịch Hội.
Ban chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội đã nhận được công văn số 1441/SNV – TCPCP & CTTN ngày 9/6/2017 về việc công tác ứng cử, đề cử vào BCH Hội Nhà văn Hà Nội nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Chúng tôi có ý kiến như sau:
1.Nội dung công văn nói về việc những người được giới thiệu vào BCH HNVHN khóa mới (12) mà đang là công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ đồng ý cho phép tham gia. Sở Nội vụ lấy căn cứ của việc này ở điều 9, Quyết định số 34/2013/QĐ – UBND ngày 30/8/2013 của UBND thành phố Hà Nội về tổ chức, hoạt động của Hội và nhiệm vụ quản lý nhà nước về Hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 9. Cán bộ, công chức, viên chức tham gia hội
1. Cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý khi còn đang công tác thì khi thôi giữ chức vụ hoặc đã nghỉ hưu đứng ra thành lập hội và làm người đứng đầu hội, hoặc được hội giới thiệu mời làm Chủ tịch danh dự của hội phải được cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Thành phố xem xét, cho ý kiến bằng văn bản.
2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức đang công tác, khi tham gia là hội viên của hội phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
3. Đối với chức danh Trưởng Ban vận động thành lập hội, nhân sự dự kiến là người đứng đầu hội hoặc được hội giới thiệu mời làm Chủ tịch danh dự nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
Như vậy, không có khoản nào của điều 9 này áp dụng cho những người được dự kiến vào BCH. Cụ thể là đối với 5 trường hợp nêu trong công văn (Phạm Xuân Nguyên, Ngô Văn Giá, Trần Hữu Việt, Lưu Khánh Thơ, Đỗ Bích Thúy) đều không cần phải có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền nơi họ đang công tác cho phép tham gia hay không tham gia BCH. Chỉ những ai được dự kiến là người đứng đầu Hội (Chủ tịch) thì mới phải theo yêu cầu của khoản 3 điều 9. Việc Sở Nội vụ gửi văn bản yêu cầu xác nhận đến các cơ quan của 5 người trên là trái Quyết định 34/2013.
2. Bản danh sách 11 người dự kiến tham gia BCH HNVHN khóa XII được BCH khóa XI đưa ra vào tháng 9/2015. Nó đã được trình ra hai đại hội cơ sở chuyên ngành (29-30/10/2016) và đã có những thay đổi. Tại hai đại hội đó, các hội viên còn ứng cử, đề cử và chốt lại một danh sách giới thiệu thêm 22 người, trong đó cũng có các công chức, viên chức. Sở Nội vụ đã được báo cáo danh sách tổng hợp 33 người này nhưng không quan tâm áp dụng sai điều 9 Quyết định 34/2013 cho các trường hợp công chức, viên chức trong danh sách 22 người. Như vậy càng chứng tỏ Sở Nội vụ cố tình làm trái luật để nhằm một mục đích khác.
3. Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội có 9 Hội chuyên ngành thì 8 Hội (Âm nhạc, Sân khấu, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Múa, Kiến trúc sư, Văn nghệ dân gian) đã đại hội nhiệm kỳ mới. Trong quá trình chuẩn bị danh sách nhân sự BCH của các Hội đó, Sở Nội vụ thụ lý hồ sơ cũng không yêu cầu phải làm thủ tục này đối với những người đang làm việc nhà nước có trong danh sách, mà chỉ làm với người dự kiến là Chủ tịch của 8 Hội. Như vậy, việc Sở Nội vụ làm một việc trái luật đối với Hội Nhà văn Hà Nội là một việc cố tình, một sự xúc phạm đến Hội Nhà văn Hà Nội.
4. Quyết định 34 có đối tượng áp dụng cho các hội là “Các hội hoạt động trên địa bàn Thành phố được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành (sau đây gọi là Hội), gồm hội có phạm vi hoạt động trong Thành phố, trong huyện, trong xã; hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh có văn phòng đại diện hoạt động trên địa bàn Thành phố.” (Khoản b, điều 1). Thử hỏi, Sở Nội vụ có áp dụng và bắt buộc được tất cả các đối tượng Hội này khi tổ chức đại hội phải theo kiểu làm nhân sự trái luật như đối với Hội Nhà văn Hà Nội không? Như vậy, càng thấy việc làm trái luật của Sở Nội vụ đối với HNVHN như trên đã nói là không nhằm để đại hội của HNVHN diễn ra tốt đẹp, mà nhằm một mục đích khác.
5. Mục đích khác đó là tìm cách loại anh Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch HNVHN khóa XI, khỏi BCH khóa XII. Điều này đã được đồng chí Chủ tịch HNVHN nói ra thẳng thắn nhiều lần tại các cuộc họp của BCH HNVHN và Sở Nội vụ.
6. Tại các cuộc họp với Sở Nội vụ trong quá trình chuẩn bị đại hội suốt một năm rưỡi qua, BCH chúng tôi đã nhiều lần nói rõ ý kiến rằng: Đại hội là cơ quan quyền lực cao nhất, hãy để đại hội quyết định mọi vấn đề của Hội, nhất là vấn đề nhân sự. Điều lệ của bất kỳ tổ chức nào, từ đảng chính trị đến các hội đoàn nghề nghiệp, quần chúng đều có điều khoản này. Danh sách dự kiến chỉ là dự kiến, ra đại hội các hội viên đại biểu còn trao đổi, giới thiệu thêm. Cứ giả sử theo cách làm trái luật của Sở Nội vụ thì tại đại hội các đại biểu đang là công chức, viên chức nhà nước sẽ bị mất và bị không được quyền ứng cử, đề cử vì không lấy kịp chứng nhận của cơ quan. Như vậy cách làm trái luật của Sở Nội vụ còn tỏ rõ sự vi phạm quyền dân chủ, sự can thiệp thô bạo vào công việc của HNVHN. Chính việc làm trái luật này của Sở Nội vụ đã khiến cho đại hội HNVHN không thể diễn ra đúng thời hạn.
7. Từ những điều nói trên, BCH HNVHN bác bỏ việc làm trái Quyết định 34/2013 của UBND thành phố Hà Nội của Sở Nội vụ Hà Nội. Danh sách dự kiến nhân sự BCH khóa XII của HNVHN sẽ được BCH khóa XI đề xuất và tổng hợp như đã nói ở điều 2 trên đây để đưa ra trình đại hội quyết định và bỏ phiếu bầu cử.
.
MỘT VIỆC LÀM TRÁI LUẬT CỦA SỞ NỘI VỤ HÀ NỘI
Kể từ chiều hôm qua, 13/6/2017, khi tôi đưa lên fb “Tuyên bố từ chức và ra hội”, tôi đã nhận được nhiều sự chia sẻ, chúc mừng, động viên của đông đảo anh chị em, bạn bè ngoài đời và trên mạng, trong giới văn học và ngoài xã hội. Điều đó đã tiếp thêm cho tôi nhiều tự tin và hy vọng. Cho tôi được bày tỏ lòng cám ơn đến mọi người nhân sự kiện này.
Cũng trong ngày hôm qua một số báo đài đã đưa tin, phỏng vấn tôi. Trong đó tin trên báo Thanh Niên Online có nói đến công văn của Sở Nội vụ Hà Nội mà tôi phản đối. Nhiều nhà báo đã điện hỏi tôi việc này. Hôm nay tôi đưa lại bản công văn đó mà sáng qua tại cuộc họp BCH HNVHN tôi đã đọc (chứ không phải ông Bằng Việt đọc như tin trên Thanh Niên) cùng với dự thảo công văn trả lời của HNVHN do tôi soạn. Nhưng BCH đã không đồng ý công văn trả lời này là của toàn BCH, mà coi đây là ý kiến riêng của ông chủ tịch Hội.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------------------
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------------------
Hà Nội ngày 12 tháng 6 năm 2017
Kính gửi: Sở Nội vụ Hà Nội
Ban chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội đã nhận được công văn số 1441/SNV – TCPCP & CTTN ngày 9/6/2017 về việc công tác ứng cử, đề cử vào BCH Hội Nhà văn Hà Nội nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Chúng tôi có ý kiến như sau:
1.Nội dung công văn nói về việc những người được giới thiệu vào BCH HNVHN khóa mới (12) mà đang là công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ đồng ý cho phép tham gia. Sở Nội vụ lấy căn cứ của việc này ở điều 9, Quyết định số 34/2013/QĐ – UBND ngày 30/8/2013 của UBND thành phố Hà Nội về tổ chức, hoạt động của Hội và nhiệm vụ quản lý nhà nước về Hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 9. Cán bộ, công chức, viên chức tham gia hội
1. Cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý khi còn đang công tác thì khi thôi giữ chức vụ hoặc đã nghỉ hưu đứng ra thành lập hội và làm người đứng đầu hội, hoặc được hội giới thiệu mời làm Chủ tịch danh dự của hội phải được cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Thành phố xem xét, cho ý kiến bằng văn bản.
2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức đang công tác, khi tham gia là hội viên của hội phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
3. Đối với chức danh Trưởng Ban vận động thành lập hội, nhân sự dự kiến là người đứng đầu hội hoặc được hội giới thiệu mời làm Chủ tịch danh dự nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
Như vậy, không có khoản nào của điều 9 này áp dụng cho những người được dự kiến vào BCH. Cụ thể là đối với 5 trường hợp nêu trong công văn (Phạm Xuân Nguyên, Ngô Văn Giá, Trần Hữu Việt, Lưu Khánh Thơ, Đỗ Bích Thúy) đều không cần phải có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền nơi họ đang công tác cho phép tham gia hay không tham gia BCH. Chỉ những ai được dự kiến là người đứng đầu Hội (Chủ tịch) thì mới phải theo yêu cầu của khoản 3 điều 9. Việc Sở Nội vụ gửi văn bản yêu cầu xác nhận đến các cơ quan của 5 người trên là trái Quyết định 34/2013.
2. Bản danh sách 11 người dự kiến tham gia BCH HNVHN khóa XII được BCH khóa XI đưa ra vào tháng 9/2015. Nó đã được trình ra hai đại hội cơ sở chuyên ngành (29-30/10/2016) và đã có những thay đổi. Tại hai đại hội đó, các hội viên còn ứng cử, đề cử và chốt lại một danh sách giới thiệu thêm 22 người, trong đó cũng có các công chức, viên chức. Sở Nội vụ đã được báo cáo danh sách tổng hợp 33 người này nhưng không quan tâm áp dụng sai điều 9 Quyết định 34/2013 cho các trường hợp công chức, viên chức trong danh sách 22 người. Như vậy càng chứng tỏ Sở Nội vụ cố tình làm trái luật để nhằm một mục đích khác.
3. Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội có 9 Hội chuyên ngành thì 8 Hội (Âm nhạc, Sân khấu, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Múa, Kiến trúc sư, Văn nghệ dân gian) đã đại hội nhiệm kỳ mới. Trong quá trình chuẩn bị danh sách nhân sự BCH của các Hội đó, Sở Nội vụ thụ lý hồ sơ cũng không yêu cầu phải làm thủ tục này đối với những người đang làm việc nhà nước có trong danh sách, mà chỉ làm với người dự kiến là Chủ tịch của 8 Hội. Như vậy, việc Sở Nội vụ làm một việc trái luật đối với Hội Nhà văn Hà Nội là một việc cố tình, một sự xúc phạm đến Hội Nhà văn Hà Nội.
4. Quyết định 34 có đối tượng áp dụng cho các hội là “Các hội hoạt động trên địa bàn Thành phố được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành (sau đây gọi là Hội), gồm hội có phạm vi hoạt động trong Thành phố, trong huyện, trong xã; hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh có văn phòng đại diện hoạt động trên địa bàn Thành phố.” (Khoản b, điều 1). Thử hỏi, Sở Nội vụ có áp dụng và bắt buộc được tất cả các đối tượng Hội này khi tổ chức đại hội phải theo kiểu làm nhân sự trái luật như đối với Hội Nhà văn Hà Nội không? Như vậy, càng thấy việc làm trái luật của Sở Nội vụ đối với HNVHN như trên đã nói là không nhằm để đại hội của HNVHN diễn ra tốt đẹp, mà nhằm một mục đích khác.
5. Mục đích khác đó là tìm cách loại anh Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch HNVHN khóa XI, khỏi BCH khóa XII. Điều này đã được đồng chí Chủ tịch HNVHN nói ra thẳng thắn nhiều lần tại các cuộc họp của BCH HNVHN và Sở Nội vụ.
6. Tại các cuộc họp với Sở Nội vụ trong quá trình chuẩn bị đại hội suốt một năm rưỡi qua, BCH chúng tôi đã nhiều lần nói rõ ý kiến rằng: Đại hội là cơ quan quyền lực cao nhất, hãy để đại hội quyết định mọi vấn đề của Hội, nhất là vấn đề nhân sự. Điều lệ của bất kỳ tổ chức nào, từ đảng chính trị đến các hội đoàn nghề nghiệp, quần chúng đều có điều khoản này. Danh sách dự kiến chỉ là dự kiến, ra đại hội các hội viên đại biểu còn trao đổi, giới thiệu thêm. Cứ giả sử theo cách làm trái luật của Sở Nội vụ thì tại đại hội các đại biểu đang là công chức, viên chức nhà nước sẽ bị mất và bị không được quyền ứng cử, đề cử vì không lấy kịp chứng nhận của cơ quan. Như vậy cách làm trái luật của Sở Nội vụ còn tỏ rõ sự vi phạm quyền dân chủ, sự can thiệp thô bạo vào công việc của HNVHN. Chính việc làm trái luật này của Sở Nội vụ đã khiến cho đại hội HNVHN không thể diễn ra đúng thời hạn.
7. Từ những điều nói trên, BCH HNVHN bác bỏ việc làm trái Quyết định 34/2013 của UBND thành phố Hà Nội của Sở Nội vụ Hà Nội. Danh sách dự kiến nhân sự BCH khóa XII của HNVHN sẽ được BCH khóa XI đề xuất và tổng hợp như đã nói ở điều 2 trên đây để đưa ra trình đại hội quyết định và bỏ phiếu bầu cử.
TM. BCH Hội Nhà Văn Hà Nội
Chủ tịch
Phạm Xuân Nguyên
Phạm Xuân Nguyên
Một văn bản trả lời khúc triết, rõ ràng như vậy mà các thành viên BCH hội nhà văn HN phủ nhận là không phải ý kiến chung của BCH mà đổ sang cho ông Phạm Xuân Nguyên đã cho thấy rằng, cái gọi là "BCH hội nhà văn HN" thực chất cũng chỉ là "cái thây ma" hay "bù nhìn rơm" chứ không phải là một tổ chức chính trị xã hội như nó phải có. Các thành viên BCH này cũng chỉ là loại "theo đóm ăn tàn", "bán miệng nuôi thân" mà thôi.
Trả lờiXóaÔng Phạm Xuân Nguyên từ chức và ra khỏi hội này là một hành động thể hiện bản lĩnh của một kẻ sỹ, xứng đáng là đồng hương của cụ Tố Như.
Từ chức và ra khỏi hội này là hành động quá chuẩn, ở lại thêm thối lây cả nhân cách của mình.
Trả lờiXóaNhà thơ nữ Ý Nhi đã gọi ông trùm Hữu Thỉnh, chủ tịch hội nhà văn Việt Nam, là một con 'biến hình trùng' . Bị tặng cho cái hỗn danh là con vật gì đó, con vẹt chẳng hạn, đã là xấu hổ lắm rồi! Nay ông Hữu Thỉnh còn bị so sánh với con vi trùng mà biết biến hình để theo đóm ăn tàn thì thật bẽ bàng! Thường thì các mợ phụ nữ hay tỉ mỉ, thế mà lại xem ông Hữu Thỉnh nhỏ nhen như con vi trùng thì quả thật đau đớnk cho ông lắm! Thôi bác Nguyên rũ áo, rửa tay gác bút về quê nhà vui thú điền viên mà lại thanh cao, chúc mừng bác Nguyên.
Trả lờiXóabốc mùi rồi!
Trả lờiXóaPham X.Nguyên không phải là bồi bút,văn nô của chế độ
Trả lờiXóanên ra khỏi hội thì "đúng quy trình" còn đối với PXN.
được tách khỏi "một phường giá áo túi cơm xá gì" !
Các nhà văn nhà thơ đích thực hãy đi cùng Phạm Xuân Nguyên đi. Đừng ở cái Hội Xôi Thịt Hữu Thỉnh và HN này nữa! Nhục lắm!
Trả lờiXóaChúc mừng Phạm Xuân Nguyên đã ra khỏi nơi Hôi nặng này.
Trả lờiXóa