Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

TIẾP TỤC BÌNH LUẬN VỀ: ÔNG ĐẠI SỨ VÀ 2 CHAI NƯỚC CỦA DR. RUỒI


FB Anh Pham

"Việc cộng đồng lâu nay tẩy chay Tân Hiệp Phát thế nào và THP có xứng đáng bị tẩy chay không mình không bàn ở đây mà chỉ nói về việc Đại sứ Phạm Sanh Châu và hai chai trà một xanh một đỏ trưng ra trong buổi trình bày của Đại sứ để tranh chức Tổng Giám đốc Unesco.

Mình đã nghĩ có lẽ Đại sứ Châu vô tình mang theo chai nước mầu xanh theo người rồi tình cờ để lên bàn. Sau khi xem các hình và video clips dưới đây cũng như theo lời kể và giải thích lại của Đại sứ Châu trên báo thì mình hiểu rằng đã có sự sắp xếp để Đại sứ trưng hai chai trà lên trên bàn cho lọt vào khung hình.

Không có nghi ngờ gì cả, mục đích duy nhất của việc này là để tạo tiếng vang cho hai sản phẩm kia.

Đại sứ Châu chắc chắn đã biết hoặc đáng ra phải biết (knew or should have known) là việc kết hợp một hành vi quảng bá thương mại với việc thực hiện công vụ là điều tối kỵ.

Đại sứ đi thuyết trình để tranh cử chức Tổng Giám đốc Unesco không phải là Đại sứ đang làm việc cá nhân nhân tiện làm ơn cho đất nước mà là Đại sứ đang thực hiện nghĩa vụ cao nhất từ trước đến nay trong đời ngoại giao đối với đất nước. Trong khi làm Đại sứ, Đại sứ có thể chấm mút chút ít thì cũng chỉ mọi người ở cơ quan Đại diện ngoại giao biết nhưng khi ra giữa một Tổ chức có sự tham gia của gần như tất cả các nước trên thế giới, việc tư lợi này là một thứ đáng xấu hổ và không thể tha thứ được. Mình không dám khẳng định Đại sứ làm thế là có lợi về tài chính hay lợi về quan hệ hay chỉ làm giúp ai đó - nhưng dù hình thức là gì thì đây cũng là việc làm lẫn lộn công tư bất chính.

Có câu thành ngữ: Mua danh ba vạn bán danh ba đồng. Hai chai nước trà có thể chính là ba đồng làm tổn hại thanh danh của Đại sứ Châu, và có lẽ còn làm hỏng luôn cơ hội của Đại sứ trở thành Tổng Giám đốc Unesco. Nhìn vẻ mặt quan khách trông vào trong video clip là biết người ta không ngu gì và đang biết thừa Đại sứ Châu đang làm gì.

Xin đính chính lại ý kiến một vài bạn không quen thuộc lắm với các sự kiện kiểu này. Unesco là một tổ chức Liên hiệp quốc - nghiêm túc và không nhận tài trợ của các công ty thương mại. Thế nên những chai nước trắng trên bàn không phải của nhà tài trợ nào cả mà chỉ là nước bình thường cho người ta uống. Nói Liên hiệp quốc được Nestle tài trợ buổi họp cũng giống như bảo Mobiphone hay Coca Cola tài trợ cho Đại hội Đảng rồi treo logo tung tóe khắp nơi. Việc Đại sứ Châu sử dụng không gian nghiêm trang đó để quảng bá cho đừng nói là nước giải khát của THP mà chỉ cần bất kỳ một sản phẩm thương mại, hay kể cả hình ảnh quốc gia nào cũng đi ngược lại tiêu chí, ý nghĩa của buổi họp. Làm một việc ngược đời như thế Đại sứ tỏ ra coi thường sứ mệnh của Tổ chức Unesco và tính cao thượng của vị trí mà Đại sứ đang đệ đơn xin đảm nhiệm. Và như thế là Đại sứ tự loại mình khỏi danh sách.

Ai là người tham mưu hay dàn xếp cho Đại sứ quảng bá cho hãng nước giải khát kia? Cách làm kiểu mượn đầu heo nấu cháo này mình bỗng thấy rất là quen thuộc vì đã từng thấy một người nào đó hay làm, tưởng là rất là khôn ngoan, hơn người nhưng rồi lại hay vỡ lở thành ra không ngửi được y như lần này."







--------------------------------------

Ben Nguyen
 1 Tháng 5 lúc 22:56 ·

Sau vụ hàng loạt tờ báo, cơ quan truyền thông lớn nhất nước bị khốn đốn vì "nước mắm", nay họ đã thận trọng hơn và kiểm soát chặt chẽ hơn những kiểu tin PR trá hình hay có ý đồ rõ ràng. Thế nên, lần này chiêu đại sứ "ngây thơ" uống trà 0 độ chẳng được tờ báo lớn hay Đài truyền hình nào háo hức đưa tin, ngoài mấy trang tin vặt.

Tất nhiên, làm báo chuyên nghiệp, tin bài thì chỉ cần ngửi cũng đã biết có mùi gì. Vì thế, tin bài lọt qua được lưới kiểm soát chỉ là do BTV, TKTS cố tình để lọt.

Vấn đề đang trở nên rất tệ là, hiện doanh nghiệp giờ được các "chiên da" tư vấn truyền thông mạng xã hội rất kinh, một số chiêu có thể kể ra đây (chả có lẽ lại dẫn link luôn thì quá là bóc mẽ nhau, nên các bạn tự tìm hiểu):

- Mua bài trên một số trang tin, báo ngành (hoặc chính mấy cán bộ quản lý của tờ này nhận sô luôn). Bài viết sẽ được viết theo kiểu lập lờ, phiếm chỉ (theo nguồn tin giấu tên/anh A, chị B cho biết), đánh bóng ngôn từ (nhiều khi con ruồi chết thì hốt hoảng tưởng như cả làng sắp rơi vào đại dịch ung thư),.. nhằm ngụy biện, lèo lái thông tin, rồi dẫn link, để mượn uy tín kiểu "báo đã đưa rồi nhé!" - cấm cãi!

- Tài trợ cho một số trang hay Group (FP, YouTube,..) nhằm tạo cộng đồng để share các tin tức, thông điệp có lợi.

- Hít le từng rất thành công với chiến thuật, nếu cái gì sai, nói lặp đi lặp lại, ngày này sang ngày khác thì đối tượng bị tác động sẽ thấy nó đúng. Vì thế, kẻ tung tin sẽ dàn trận, lập nick ảo, hoặc đưa nhân viên vào comment nhằm đánh lạc hướng dư luận. Chỉ một luận điệu nhưng sẽ được lặp liên tục trên các status được nhiều người quan tâm (còn làm sao để biết nguồn tin nào đang được bàn tán, thì đã có các công cụ social listenning, từ loại trả phí cho tới miễn phí đều chỉ ra dễ dàng).

- Một số KOL giỏi ngụy biện, lắm follow giờ đây cũng chính là đối tượng được sử dụng để thuê viết bài xử lý khủng hoảng hay điều khiển, chi phối công chúng. Mà trên lý thuyết, ngụy biện kiểu gì cũng có thể nói sai thành đúng, nói trắng thành đen. Đơn giản, anh chỉ cần đặt vấn đề sai ngữ cảnh hay ngữ nghĩa đang được đề cập. Còn lại, là vô số các kỹ thuật đơn giản nhưng hiệu quả khác.

- Tung tin giả, tạo bằng chứng giả rồi như "vô tình" để lộ lọt. Nhiều văn bản có đóng dấu đỏ chót, được làm công phu rồi scan phát tán tứ tung. Chuyện này rất dễ dàng trên môi trường số.

- Chiến thuật khen cho chết, hoặc chê vớ chê vẩn,.. rất cảm tính cũng hay được sử dụng. Vụ này, đa phần có hiệu quả khi muốn kéo khán giả đến rạp xem một bộ phim mới.

- Đòn ác độc hơn, đến nay ghi nhận một vài vụ, các "chiến binh" thông tin có thể mượn những vấn đề gây bất bình xã hội như hình ảnh phản cảm, chống lại các giá trị mặc nhiên được coi trọng trong xã hội như: Tôn giáo/ Hành vi, ứng xử của công chức Nhà nước, lực lượng vũ trang/...

- Rỉ tai nhau (Inbox) theo kiểu truyền miệng (phiếm chỉ) đến những đối tượng dễ bị kích động. Thông tin này thường được tô vẽ rồi lệch lạc có chủ ý từ người này sang người khác. Nhiều khi bóp méo hoặc hoàn toàn sai khác so với thông điệp gốc.

Nhân hôm nay, có bạn bị đánh úp, có kẻ chơi xấu, tay nhận tiền dưới gầm bàn, mồm vẫn ra rả hô hào bảo vệ một nhân vật rất vớ vẩn trong một câu chuyện đã trở thành rất cũ. Nên, vì thế tớ tạm liệt kê vài ngón đòn chi phối "truyền thông mạng" ra đây.

Thế nhỉ?! Còn một vài chiêu được thực hiện công phu và tốn kém hơn, có gì các bạn cứ tiện tay bổ xung ở dưới.

(Vì hôm nay, thêm một hai trang tin lại tiếp tục đưa bài cũ với thủ đoạn tấn công uy tín của những người không đồng tình với cách "ứng xử" ngoại giao của ông Châu nên tớ minh họa ở đây cho rõ:

Theo dòng sự kiện ở đây: 
https://www.facebook.com/nguyendangben/posts/10208507178507677

1. Ông Đại sứ uống chai nước tinh khiết được BTC chuẩn bị sẵn (phút 38:43) để giải khát.

2. Sau khi uống cốc nước tinh khiết, vào khoảng giờ nghỉ để lấy phiếu bầu, 2 phút sau ông Đại sứ khoan khoái mở chai "Trà xanh 0 độ" uống (ở phút 40:12). Trợ lý của ông ngay lập tức mang chai "Dr.Thanh" để đổi (ở phút 40:45), khi ông uống chưa hết 1/2 ly Trà xanh 0 độ vừa được rót ra trong cốc.

3. Ông đại sứ thay vì giới thiệu thứ nước uống mang thương hiệu quốc gia rất đỗi tự hào với bạn bè thế giới như ông trả lời PV trên tờ Tuổi trẻ thì có thể thấy ông rất nhanh, hạ thấp tay dúi chai nước uống dở để đổi chai mới cho trợ lý. Xem lại hình ảnh, sẽ thấy lúc này tất cả ánh mắt của những người trong hình đều đổ dồn về phía ông Châu - như đang tự hỏi: "ông này làm cái quái gì vậy?". Ngoài hành động này ra, toàn bộ 1h30 phút ghi hình phần trả lời phỏng vấn dự thi của ông chẳng có câu nào ông giới thiệu về thứ nước quốc hồn, quốc tuý.

4. Có thể thấy ánh mắt rất dò xét và không mấy thiện cảm của ông Phó Chủ tịch ngồi bên cạnh về hành động bận rộn với mấy chai nước của ông Châu.
(Ảnh từ file Clips http://fr.unesco.org/executive-board/dg-candidates-2017 - bản full nguyên gốc, không che)

8 nhận xét :

  1. "Ông đại sứ thay vì giới thiệu thứ nước uống mang thương hiệu quốc gia rất đỗi tự hào với bạn bè thế giới như ông trả lời PV trên tờ Tuổi trẻ thì có thể thấy ông rất nhanh, hạ thấp tay dúi chai nước uống dở để đổi chai mới cho trợ lý".
    Hóa ra, khi về nước, trả lời phỏng vấn báo nhà, ông Sanh Châu "nổ" à, để Thanh Ruồi cho tiền chăng?

    Trả lờiXóa
  2. Tôi vẫn có thiện cảm với ông PSC, nhưng sau hành động này của ông tôi thất vọng quá. Sao một người làm ngoại giao bao nhiêu năm lại có thể mắc một lỗi sơ đẳng đến như thế. Không lẽ ông ta có thể bán linh hồn cho quỉ dữ chỉ vì tiền? Tôi thực sự không mong ông lấy được chức vụ này. UN nói chung và unesco nói riêng là các tổ chức kém hiệu quả và cũng bị cáo buộc tham nhũng. Nếu ông này được chọn thì buộc tôi phải tin vào những cáo buộc này.

    Trả lờiXóa
  3. chắc chắn là ông Châu sẽ bị loại, nhưng ông ấy cũng vớ bẫm với một số tiền lớn để quảng cáo cho THP rồi, kể ra trượt chức tổng giám đốc UNESCO dể kiếm được vài tỷ thì cũng đáng đồng tiền bát gạo

    Trả lờiXóa
  4. đúng là chỉ những thằng điên mới làm trò rẻ tiền này , hãy nhớ : nước suối Vĩnh Hảo mới đại diện cho ngành nước uống VN !!!!!!!!

    Trả lờiXóa
  5. Tổng Giám đốc UNESCO thường được chọn từ đại diện các nước tài trợ nhiều cho tổ chức này hoạt động.
    Năm nay ứng viên Qata - một quốc gia giàu có Trung Đông chắc sẽ được chọn.

    Trả lờiXóa
  6. Nói chung quan chức nhà sản không đi ra ngoài thì thôi, đi ra ngoài toàn làm nhục quốc thể. Đúng là đám thất học (mà có học thì cũng là dỏm mà thôi).

    Trả lờiXóa
  7. Quảng bá sản phẩm một cách thô thiển , không đúng chỗ . Đúng là trò ngớ ngẩn , kém văn hóa ; Vậy mà cũng ứng cử TGĐ UNESCO thì cũng ... hơi bị lạ . May ổng không cầm cái quạt mà quạt phành phạch .Thôi thì , được 2 phiếu cũng là vinh dự rùi.

    Trả lờiXóa
  8. Có một thời gian dài tôi ngưỡng mộ cậu Châu. Nhưng kể từ khi cậu ấy mang chai nước ngọt của Tân Hiệp Phát đến phòng họp của LHQ thì tôi hoàn toàn thất vọng. Không biết cậu ấy nhận được bao nhiêu từ Dr. Thanh mà làm một cái việc quá ư là quê kệch như vậy? Người ta không vote cho cậu Châu là phải rồi. Muốn chòi vào "mâm son" thì không những tài, mà còn phải mẫn tiệp, lịch lãm nữa kìa. Giỏi tiếng Anh chỉ là mộ điều kiện cần thôi. Cậu thua xa các sứ thần thời phong kiến lạc hậu đấy Châu ạ. Bác Hồ nói "phần nhiều do giáo dục mà nên" quả là đúng lắm thay! (chứ lại không à).

    Trả lờiXóa