Luân Lê
SỰ VÔ MINH VỀ LUẬT PHÁP
Đừng nghĩ rằng đại diện cho những người dân ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa thì dễ dàng làm bừa đâu vị đại biểu mang danh nghị sỹ và vô cùng thiếu hụt kiến thức pháp lý này.
Các tội danh liên quan đến xâm phạm an ninh quốc gia đối với luật Việt Nam là các tội danh có cấu thành hình thức, tức chưa cần đến hậu quả hay phải thực hiện hành vi đã có thể bị khởi tố và truy tố. Nên việc luật pháp còn bắt buộc luật sư phải tố giác thân chủ là một sư ngu ngốc và thiển cận chưa từng có trong nền khoa học pháp lý.
Hãy nhìn vào các nguyên tắc Hiến định cùng Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Luật sư để thấy đề xuất "luật sư phải tố giác thân chủ của mình" (đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia và đặc biệt nghiêm trọng khác) là một đề xuất vi hiến, trái luật và xâm hại nghiêm trọng vào quyền hành nghề luật sư và quyền con người được pháp luật bảo hộ:
1. Nguyên tắc suy đoán vô tội: không ai bị coi là có tội cho đến khi có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của toà án thông qua việc chứng minh bằng một trình tự hợp pháp;
2. Nguyên tắc chứng minh: việc chứng minh tội phạm thuộc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng; và người bị buộc tội không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội;
3. Nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan và đánh giá chứng cứ: không dùng lời khai của người bị cáo buộc làm chứng cứ buộc tội duy nhất; và không ai bị buộc phải khai chống lại mình;
4. Nguyên tắc đảm bảo quyền được bào chữa: không ai có thể tước bỏ quyền bào chữa (có luật sư) đối với người bị buộc tội trừ khi chính người này từ chối;
5. Nguyên tắc bảo mật thông tin: là nghĩa vụ của luật sư trong mối quan hệ với khách hàng và phải được bảo đảm trong mọi trường hợp, trừ khi được chính khách hàng đồng ý hoặc có yêu cầu từ phía cơ quan có thẩm quyền, nhưng không được đi ngược lại lợi ích của thân chủ; luật sư chỉ có thể khuyên nhủ hoặc lên tiếng ngăn cản khách hàng thực hiện tội phạm nếu có dấu hiệu chắc chắn để cho rằng khách hàng sẽ tiếp tục thực hiện một tội phạm khác, nhưng kể cả như vậy thì luật sư cũng không thể tự mình đứng ra tố giác thân chủ - vì ngay cả khi có thể chuẩn bị phạm tội thì họ cũng có thể tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm hoặc có thể nó hoàn toàn không xảy ra;
6. Nguyên tắc bảo vệ công lý: luật sư có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp, nhưng cũng như toà án, đó là có nghĩa vụ bảo vệ công lý - tức không kết tội hoặc được phép gây bất lợi cho thân chủ của mình mà những thông tin hay sự suy đoán đó chỉ dựa trên những sự nhận định chủ quan.
Thế thì tại sao lại đề xuất cho rằng luật sư lại phải tố giác thân chủ của mình trong khi đang tuân thủ và thượng tôn luật pháp bởi sự ràng buộc một loạt những nguyên tắc cốt lõi đã nêu trên? Muốn biến luật sư trở thành những con cừu và nỗi đe doạ của khách hàng hay sao?
Không thể lấy lý do "vì lợi ích quốc gia" một cách chung chung và mơ hồ để dễ dàng kết tội một con người cũng như tước bỏ thô bạo sự bảo vệ pháp luật của một công dân như vậy.
Đó chính là sự vô minh về luật pháp, thưa bà đại biểu bảo thủ với danh vị tiến sỹ luật hình sự.
SỰ VÔ MINH VỀ LUẬT PHÁP
Đừng nghĩ rằng đại diện cho những người dân ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa thì dễ dàng làm bừa đâu vị đại biểu mang danh nghị sỹ và vô cùng thiếu hụt kiến thức pháp lý này.
Các tội danh liên quan đến xâm phạm an ninh quốc gia đối với luật Việt Nam là các tội danh có cấu thành hình thức, tức chưa cần đến hậu quả hay phải thực hiện hành vi đã có thể bị khởi tố và truy tố. Nên việc luật pháp còn bắt buộc luật sư phải tố giác thân chủ là một sư ngu ngốc và thiển cận chưa từng có trong nền khoa học pháp lý.
Hãy nhìn vào các nguyên tắc Hiến định cùng Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Luật sư để thấy đề xuất "luật sư phải tố giác thân chủ của mình" (đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia và đặc biệt nghiêm trọng khác) là một đề xuất vi hiến, trái luật và xâm hại nghiêm trọng vào quyền hành nghề luật sư và quyền con người được pháp luật bảo hộ:
1. Nguyên tắc suy đoán vô tội: không ai bị coi là có tội cho đến khi có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của toà án thông qua việc chứng minh bằng một trình tự hợp pháp;
2. Nguyên tắc chứng minh: việc chứng minh tội phạm thuộc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng; và người bị buộc tội không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội;
3. Nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan và đánh giá chứng cứ: không dùng lời khai của người bị cáo buộc làm chứng cứ buộc tội duy nhất; và không ai bị buộc phải khai chống lại mình;
4. Nguyên tắc đảm bảo quyền được bào chữa: không ai có thể tước bỏ quyền bào chữa (có luật sư) đối với người bị buộc tội trừ khi chính người này từ chối;
5. Nguyên tắc bảo mật thông tin: là nghĩa vụ của luật sư trong mối quan hệ với khách hàng và phải được bảo đảm trong mọi trường hợp, trừ khi được chính khách hàng đồng ý hoặc có yêu cầu từ phía cơ quan có thẩm quyền, nhưng không được đi ngược lại lợi ích của thân chủ; luật sư chỉ có thể khuyên nhủ hoặc lên tiếng ngăn cản khách hàng thực hiện tội phạm nếu có dấu hiệu chắc chắn để cho rằng khách hàng sẽ tiếp tục thực hiện một tội phạm khác, nhưng kể cả như vậy thì luật sư cũng không thể tự mình đứng ra tố giác thân chủ - vì ngay cả khi có thể chuẩn bị phạm tội thì họ cũng có thể tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm hoặc có thể nó hoàn toàn không xảy ra;
6. Nguyên tắc bảo vệ công lý: luật sư có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp, nhưng cũng như toà án, đó là có nghĩa vụ bảo vệ công lý - tức không kết tội hoặc được phép gây bất lợi cho thân chủ của mình mà những thông tin hay sự suy đoán đó chỉ dựa trên những sự nhận định chủ quan.
Thế thì tại sao lại đề xuất cho rằng luật sư lại phải tố giác thân chủ của mình trong khi đang tuân thủ và thượng tôn luật pháp bởi sự ràng buộc một loạt những nguyên tắc cốt lõi đã nêu trên? Muốn biến luật sư trở thành những con cừu và nỗi đe doạ của khách hàng hay sao?
Không thể lấy lý do "vì lợi ích quốc gia" một cách chung chung và mơ hồ để dễ dàng kết tội một con người cũng như tước bỏ thô bạo sự bảo vệ pháp luật của một công dân như vậy.
Đó chính là sự vô minh về luật pháp, thưa bà đại biểu bảo thủ với danh vị tiến sỹ luật hình sự.
Không Vô minh đâu, nhưng thói quen đứng trên Luật Pháp, đứng trên Đạo đức đã ăn vào Máu Cán bộ cộng sản rồi
Trả lờiXóaLại cái Thói nói cho sướng Mồm nữa. có chút chức, chút quyền ăn nói Văng mạng, coi thường người nghe
có chức, có quyền không đồng nghĩa với có Học, có Đạo đức
Bà này có lẽ làm chủ nhà nghỉ thì tốt hơn làm ĐBQH .
Trả lờiXóaĐọc bài viết này của luật sư Lê Văn Luân thì thấy rằng đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ quả thật là người quá dốt
Trả lờiXóaCon điên. Chuyên nghề nâng bi, bợ điếu...
Trả lờiXóaCông nhận bà Nguyễn Thị Thuỷ đã dốt mà lại nói liều. Không hiểu vì sao bà có bằng tiến sĩ.
Trả lờiXóaTưởng bên văn hoá mới có kẻ dốt nát nói liều!
Trả lờiXóaQuá nhục nhã cho cơ quan lập pháp của Vn có những con vật manh hình người.
Trả lờiXóaEm nó học tiến sỹ bằng vốn tự có nên trình chỉ ở mức đó thôi, các bác tha cho.
Trả lờiXóakhó có thể định lượng được giá trị của trang "TỄU BLOG"! chính trang này đã góp phần không nhỏ trong việc 'khai trí' cộng đồng thông qua khá nhiều bài viết của những Tri Thức có uy tín, có năng lực chuyên môn,có bản lĩnh .... và có trách nhiệm với đất nước. Luật Sư Lê Luân là một trong số đó!Cám ơn Tễu cùng toàn thể các vị. chúc các vị có nhiều sức khỏe tốt, chân cứng đá mềm, bình an .... tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển lành mạnh của đất nước!!!
Trả lờiXóaPhát ngôn của bà tiến sĩ luật, đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Thủy chỉ ở trình độ phim tầu.
Trả lờiXóaCứ xem phim tầu thật nhiều là có thể phát ngôn kiểu bà tiến sĩ luật Nguyễn Thị Thủy mà không cần phải học lên tiến sĩ!
Có người hỏi:
Trả lờiXóa_Học tiến sĩ thì mất bao nhiêu năm?
_Trả lời: tiền tỉ!
Đây là điển hình của loại sản phẩm đào tạo tiến sỹ hàng loạt. Ngu dốt, hống hách, háo danh là những từ dành cho loại người này. Mấy khóa quốc hội vừa qua, khóa nào cũng có những loại đại biểu ngu dốt như thế này. Hỏi sao đất nước không phát triển được còn dân thì càng bị o ép.
Trả lờiXóaTựa đề bài viết của luật sư Lê Luân:
Trả lờiXóaSỰ VÔ MINH VỀ LUẬT PHÁP.
Hai bà tiến sĩ luật, đại biểu quốc hội nên hiểu tựa đề bài viết là:
SỰ NGU DỐT VỀ PHÁP LUẬT.
Nhé!
Đại biểu mang cái não bò vào phòng họp
Trả lờiXóa