HOÀNG CẦM - KẺ SĨ KINH BẮC
Hồ Hoàng
29.03.2017
Kinh Bắc có hai người con kiệt xuất, cùng thời nhưng cuộc đời đầy tai ương bất trắc. Có thể hai người này là hai vết khắc sâu đậm của văn hóa Việt Nam hiện đại. Nghiệt ngã thay, cả hai ông đều là nạn nhân của những gì các ông theo đuổi; bị truy đuổi đến tận cùng bởi tài năng xuất chúng; bởi trung thành với chính mình. Cuối đời các ông đều được tặng thưởng những phần thưởng cao quý: Trần Đức Thảo được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học xã hội, Hoàng Cầm được giải thưởng nhà nước về Văn học Nghệ thuật.
Hồ Hoàng
29.03.2017
Kinh Bắc có hai người con kiệt xuất, cùng thời nhưng cuộc đời đầy tai ương bất trắc. Có thể hai người này là hai vết khắc sâu đậm của văn hóa Việt Nam hiện đại. Nghiệt ngã thay, cả hai ông đều là nạn nhân của những gì các ông theo đuổi; bị truy đuổi đến tận cùng bởi tài năng xuất chúng; bởi trung thành với chính mình. Cuối đời các ông đều được tặng thưởng những phần thưởng cao quý: Trần Đức Thảo được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học xã hội, Hoàng Cầm được giải thưởng nhà nước về Văn học Nghệ thuật.
Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, (sinh 22 tháng 2 năm 1922, tại xã Phúc Tằng, nay là thôn Phúc Tằng, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang – mất 6 tháng 5 năm 2010 tại Hà Nội), là một nhà thơ Việt Nam.
Với nhà thơ Hoàng Cầm, mình bị mê hoặc bởi những
câu thơ lộng lẫy của ông. Nhưng những câu thơ đi vào tâm khảm đầu tiên,
thuộc ngay tắp lự là:
“Bên kia sông Đuống
Ta có đàn con thơ
Ngày tranh nhau một bát cháo ngô
Đêm líu ríu chui gầm giường tránh đạn
Lấy mẹt quây tròn
Tưởng làm tổ ấm
Trong giấc thơ ngây tiếng súng dồn tựa sấm
Ú ớ cơn mê
Thon thót giật mình
Bóng giặc dày vò những nét môi xinh”.
“Bên kia sông Đuống
Ta có đàn con thơ
Ngày tranh nhau một bát cháo ngô
Đêm líu ríu chui gầm giường tránh đạn
Lấy mẹt quây tròn
Tưởng làm tổ ấm
Trong giấc thơ ngây tiếng súng dồn tựa sấm
Ú ớ cơn mê
Thon thót giật mình
Bóng giặc dày vò những nét môi xinh”.
Từ những câu thơ đó, mình bắt đầu hành trình đọc thơ ông cho đến hôm nay và chắc chỉ dừng lại khi không đọc được nữa.
Khó có ai mà quê hương thấm vào máu như ông, văn hóa Kinh bắc đã hóa
trầm tích trong mỗi câu thơ ông, nó cứ bay lên lấp lánh, lộng lẫy với
những Sông đuống, Mưa Thuận thành, Cổ bài tam cúc…:
“Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”
Quê gốc ở Thuận Thành Bắc Ninh, Tốt nghiệp tú tài toàn phần, 8 tuổi đã
có thơ đăng báo. Năm 1944 ông đã tham gia Việt Minh, Cách mạng Tháng
Tám, về Hà Nội xây dựng đoàn Kịch Đông Phương, phục vụ kháng chiến.
Năm 1947, tham gia Vệ quốc quân, thành lập đội Tuyên truyền Văn nghệ, năm 1952, ông được cử làm Trưởng đoàn Văn công Tổng cục chính trị. 1955 về công tác tại Hội văn nghệ, tham gia thành lập Hội nhà Văn Việt nam. Cũng như nhiều nghệ sĩ tài năng thời đó, ông bị kết tội tham gia Nhân văn gia phẩm bị tước văn tịch.
Đầy là cuộc sống của Nhà thơ sau án phạt: "Bề ngoài, Hoàng Cầm chịu một
hình phạt tương đối nhẹ là khai trừ một năm khỏi Hội Nhà văn, cho dù
ông là một yếu nhân của phong trào với vai trò chủ trương hai tờ Giai
phẩm và Nhân văn, khích lệ các văn nghệ sĩ tham gia, cổ vũ Văn Cao “vào
cuộc” (với thi phẩm “Anh có nghe thấy không?”), chủ động in “Nhất định
thắng” và can đảm bênh vực Trần Dần, v.v...
Tuy nhiên, trong thực tế, một bản án vô hình đã treo lơ lửng trên đầu
ông, khiến thi sĩ lâm vào một cuộc trầm luân kéo dài 3 thập niên: không
được sống bằng ngòi bút, không được in ấn tác phẩm, người đời xa lánh...
Như hồi tưởng của nhà thơ: “Nội dung kỷ luật lúc đầu thì chỉ như thế
thôi. Nhưng rồi cái kỷ luật đó nó kéo quá dài. (...) riêng tôi thì cũng
sáng tác tập “Về Kinh Bắc”. (...) Không hiểu lý do làm sao, nhưng đưa
đến nhà xuất bản nào hay tòa báo nào cho nó đăng thì đều bị từ chối."
Năm 1982, bị bắt, bị tống giam 18 tháng vì tập thơ “Về kinh Bắc” bằng “
‘Lệnh bắt và khám xét khẩn cấp’ vì tội ‘lưu truyền văn hóa phẩm phản
động ”, tập thơ đậm nhất về vùng văn Hóa Kinh Bắc . Ra tù ông bị bệnh
tâm thần. Cuộc sống được tự ông ghi lại: "“Bà vợ tôi đã qua đời trong
cảnh vô cùng nghèo đói, phải chạy ăn từng bữa một, từng dúm gạo một.
Tiền thức ăn thì cũng không có, bữa cơm nào hai vợ chồng cũng phải nhịn
bớt đi, nghĩa là đáng lẽ mình ăn ba bát, ăn có một bát, để nhường cho
các con ăn.
Bà vợ tôi chết vào những ngày như thế, mà lại chết vào năm 85 ấy, lúc
tôi đang bị cái bệnh tâm thần, đang ở cái dạng trầm uất và hoảng loạn
như thế. Vì bà ấy phải chạy từng ngày bữa ăn của gia đình. Gia đình thì
đông. Mỗi một tháng lại phải lên trình diện một lần mới được người ta
cấp cho 12 cân gạo. Rồi lại phải đi lên sở lương thực để lấy giấy chứng
nhận nọ kia, rồi bấy giờ mới lại sang phòng tài chính để thanh toán
tiền, xong rồi xuống chỗ bán hàng, xếp hàng chờ đợi.
Tóm lại là muốn được 12 cân gạo, bà vợ tôi vất vả đến mức là nó lên một
trận huyết áp rất đột ngột, chỉ mới có từ chập tối hơi sôn sốt, rồi bà
ấy đi nằm, mà giữa mùa nực, bà ấy thấy có cái gì ren rét, tôi đã phải
đắp cho bà ấy một cái chăn lớn. Ðến 4 giờ sáng thì người cứng ra và liệt
nửa người. 9 giờ thì đem đi cấp cứu và đến chiều hôm sau qua đời.”
Và cái chứng tâm thần mà theo ông " cũng không có gì ghê gớm lắm" hành hạ ông:
"Thật ra thì cũng không có gì là ghê gớm lắm, cũng không xé quần, xé
áo, không đi ra ngoài đường, không chửi bới hay làm những gì ầm ĩ cả,
bởi vì chỉ là hoảng loạn thôi. Hoảng loạn một cách hết sức lặng lẽ. Ví
dụ nghe một tiếng còi ô-tô và một cái gì như là phanh ô-tô rít lên ở
ngoài cửa - mà lúc bấy giờ tôi ở tít tận trong nhà cơ - nhưng khi nghe
thấy như thế, vào lúc độ gần nửa đêm chẳng hạn, thì tự nhiên tôi co rúm
lại và hết sức sợ hãi.
Nó như là một cái bản năng đấy, tìm chỗ trốn. Quả nhiên là tôi đã có
nhiều lần chui xuống gầm giường vì những hoảng loạn như thế. Hay nghe
tiếng giày cộp cộp và thoáng thấy một bóng áo, như áo quân đội hay áo
cảnh sát hay của một người thương binh nào đó, chỉ cần một cái bóng, một
cái màu quần áo thôi, thì tôi cũng hoảng rồi. Người ta gọi là bệnh
hoảng loạn. Chứ sự thực thì lúc ấy chẳng có ai dọa nạt, chẳng có ai làm
gì mình cả."
Hai con người, hai chiến sĩ, hai nhà văn hóa. Đã đi trọn cuộc đời vì
niềm đam mê, thao thức về trí tuệ và văn hóa. Kết cục khó có thể nói bi
đát hơn nhưng nhờ thế hai ông đã để lại cho Việt Nam những hình ảnh của
nhà văn hóa đích thực, những kẻ sĩ đích thực trong hoàn cảnh nhiễu
nhương. Là hi vọng cho sự tồn tại nhân cách Việt, con Người Việt.
Mời các bạn thưởng thức bài Bên Kia Sông Đuống của Hoàng Cầm
do chính thi sĩ Hoàng Cầm trình bày:
Mời các bạn thưởng thức bài Bên Kia Sông Đuống của Hoàng Cầm
do chính thi sĩ Hoàng Cầm trình bày:
Những năm 80 thì bọn vô luân đoạ đày thi sĩ, xiềng xích nhân dân.
Trả lờiXóaNgày nay thì toàn thể nhân dân đã nhận diện những kẻ vô luân, chúng sẽ chạy đâu?
Tôi có được nghe một chuyện vui về ông Hoàng Cầm như sau :
Trả lờiXóaThời còn đi học Bùi Tằng Việt trọ học cùng một người bạn ( người kể lại câu chuyện này) ở nhà một bà bán cơm. Bà chủ này rất keo kiệt, chỉ cho hai anh ở trọ này ăn toàn rau muống,hết xào lại luộc, lại nấu canh , ăn sống. . .
Ông Bùi Tằng Việt này không thích bà chủ nhưng lại thích cô chủ hơn ông 5, 6 tuổi. Mỗi tối ông hay lén chui vào nhà bếp tâm tình với cô chủ nấu cám lợn.Hai người cũng có vẻ thích nhau.
Một hôm, có 4 bác lái buôn ở đâu tới quán trò chuyện, hứa hẹn gì đó mà bà chủ quán hào phóng thiết đãi 4 bác một bữa rượu thịt ra trò.
Tờ mờ sáng hôm sau 4 bác trốn mất. Bà chủ tiếc ngẩn ngơ, ông Bùi Tằng Việt tức cảnh sanh tình bèn xổ ra bài thơ :
Có một bà kia ở tỉnh này.
Khéo mồm khéo miệng khéo chân tay.
Hai thằng ở trọ cho ăn kém
Bốn bác đi lừa được bữa say.
Bài thơ này không may đến tai bà chủ và hậu quả là ông bị đuổi khỏi nhà trọ cùng nghĩa là chia tay với cô con gái.
Tôi chỉ nghe và kể lại, đúng sai không biết. Nếu cho đây là chuyện vui thì Tễu cho đăng,