Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2017

HÓA RA LÂU NAY LỚN BÉ GIÀ TRẺ ĐỀU HÁT CHUI CẢ


Tiến quân ca được Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép phổ biến rộng rãi
 
Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) vừa công bố danh sách hơn 300 bài hát được phổ biến rộng rãi, trong đó đáng chú ý nhất có ca khúc Tiến quân ca - Quốc ca Việt Nam do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác.

Sau ồn ào ca khúc Nối vòng tay lớn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được sử dụng nhiều lần và được nhiều tầng lớp nhân dân say sưa hát nhưng vẫn chưa được Cục NTBD cấp phép biểu diễn, mới đây, Cục NTBD đã cập nhật danh sách 324 bài hát được phổ biến rộng rãi, trong đó phần lớn là các ca khúc nhạc đỏ rất quen thuộc với công chúng. Đáng chú ý nhất có bài Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao.

Tiến quân ca được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào năm 1944 và được sử dụng làm Quốc ca nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kể từ năm 1976. Trước đó, Tiến quân ca là quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1945 đến năm 1976.

Hinh anh
 Bài "Tiến quân ca" - Quốc ca Việt Nam vừa được Cục NTBD xếp vào danh sách Phổ biến rộng rãi.
Ngoài Tiến quân ca, trong danh sách 324 bài phát được Cục NTBD cho phép phổ biến rộng rãi còn có rất nhiều ca khúc nằm trên môi của triệu người như: Trên đỉnh Trương Sơn ta hát (Huy Du), Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây (Hoàng Điệp - Phạm Tiến Duật), Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng (Phạm Tuyên), Bài ca Hà Nội (Vũ Thanh), Việt Nam quê hương tôi (Đỗ Nhuận)...

Mộc Lan
 
Cục Nghệ thuật Biểu diễn là cái đ.. gì mà có quyền cấm với cả không cấm!
Giải tán mẹ cái cục khốn nạn này đi. Toàn thằng ngu như bò mà lại hợm hĩnh!
 

5 nhận xét :

  1. Nguyễn Đăng Chương cục trưởng Cục biễu diễn nên từ chức về đuổi gà cho vợ. Đúng là ngu như bò!

    Trả lờiXóa
  2. Đã gọi là quốc ca ngoài giai điệu hùng tráng cần phải có, thì nội dung lời hát phải đề cao được niềm tự hào, tinh thần tự tôn dân tộc, nêu được ý thức trách nhiệm công dân đối với dân tộc, với quốc gia, và lời hát phải mang tính nhân văn thì mới xứng là quốc ca, nhất là mỗi khi có công việc trọng đại quốc thiều vang lên làm rung động trái tim muôn người.
    còn bài Tiến quân ca của Văn Cao, tôi cho rằng hai tiêu chí trên chưa đạt được bằng bài "tiếng gọi công dân" của VNCH (nhạc theo bài "tiếng gọi thanh niên" của lưu hữu Phước, lời sửa lại theo y/c của quốc hội VNCH), hay bài "Việt Nam, Việt Nam " của nhạc sỹ Phạm Duy.
    Bài của Văn Cao Nó man rợ và thiếu nhân văn ở chỗ "đường vinh quang xây xác quân thù";"thề phanh thây uống máu quân thù"; hay những câu khuyến khích thù hận"từ bao lâu ta nuốt căm hờn"...
    Do đó, từ bé tôi thích "tiến quân ca" đến khi hơn 5 chục tuổi mới biết so sánh với các bài "tiếng gọi công dân" và "Việt nam, Việt nam" thì nhận thấy bài "tiên quân ca" thực sự chưa xứng tầm là "quốc ca", chẳng qua được lãnh đạo đảng chọn vì đảng cs không muốn dùng bài của "phía bên kia" mà thôi- điều này là phi cầu tiến.- người lãnh đạo csVN với quan điểm định kiến, bảo thủ, thù hận như thế thì sao mà đất nước tiến bộ được?.

    Trả lờiXóa
  3. Thời buổi văn minh nhân loại bước sang thời 4.0 mà vẫn tồn tại cái .. cục NTBD ở Bộ VHTT . Chức năng và quyền hạn rất phi nhân tính : Cấm hoặc cho con người được hoặc không được hát bài này, bài kia. Theo đường lối VH của ĐCSVN là " Hoạt động VHNT là sản phẩm tinh thần sinh ra trong quá trình lao động sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên, chiến tranh chống cường quyền và ngoại xâm...". Theo đó , mọi người dân có quyền sáng tạo VHNT và biểu diễn ..

    Trả lờiXóa
  4. Không hiểu nổi cái cục...cứt này vì sao lại có thể tồn tại trên đời?

    Trả lờiXóa
  5. Theo nguyên tắc thì Quốc Ca (bài Tiến Quân Ca của Văn Cao) được Quốc Hội biểu quyết công nhận vào năm 1976 cho CHXHCNVN. Bây giờ bài hát này mới được Cục Nghệ thuật Biểu diễn cho phép "phổ biến rộng rãi". Dưới sự lãnh đạo "toàn diện và tài tình" của đảng mới thấy các cơ quan làm việc dẫm chân nhau rất là vô quy tắc, nhưng đám ngu quan khi tuyên bố với dân thì luôn cho là theo "đúng quy đầu", lộn rồi ... cho xin lỗi .... đúng quy trình.

    Trả lờiXóa