Hình ảnh người phụ nữ biểu tình quốc doanh (biểu tình mậu dịch).
ÁM ẢNH
Bùi Văn Thuận
Gần 2h sáng mà vẫn không ngủ được. Bức ảnh về người phụ nữ trung tuổi tham gia biểu tình quốc doanh vẫn ám ảnh và bám chặt vào suy nghĩ.
Người phụ nữ đó giống mẹ tôi đến kỳ lạ: tóc tai bù xù, quần áo cũ nhàu, nước da đen nhẻm của người dân quê đội mưa đội gió kiếm ăn từng bữa ngón tay to bè, nhăn nheo thô ráp y hệt bàn tay mẹ tôi. Bàn tay đó đã làm bao nhiêu việc nặng nhọc? Bàn tay đó đã chai sạn và bong đi bao nhiêu lớp da chai cứng? Bàn tay đó đã cuốc bao nhiêu nhát xuống đất quê cằn cỗi? Tôi không trả lời được, cũng như tôi không thể đếm và trả lời về bàn tay mẹ tôi.
Bùi Văn Thuận
Gần 2h sáng mà vẫn không ngủ được. Bức ảnh về người phụ nữ trung tuổi tham gia biểu tình quốc doanh vẫn ám ảnh và bám chặt vào suy nghĩ.
Người phụ nữ đó giống mẹ tôi đến kỳ lạ: tóc tai bù xù, quần áo cũ nhàu, nước da đen nhẻm của người dân quê đội mưa đội gió kiếm ăn từng bữa ngón tay to bè, nhăn nheo thô ráp y hệt bàn tay mẹ tôi. Bàn tay đó đã làm bao nhiêu việc nặng nhọc? Bàn tay đó đã chai sạn và bong đi bao nhiêu lớp da chai cứng? Bàn tay đó đã cuốc bao nhiêu nhát xuống đất quê cằn cỗi? Tôi không trả lời được, cũng như tôi không thể đếm và trả lời về bàn tay mẹ tôi.
Ám ảnh nhất chính là khuôn mặt với nụ cười méo mó, khổ sở và ngô nghê của người nghèo ít học. Và tôi cũng có người mẹ gần giống như vậy. Nhìn nụ cười ngô nghê khốn khổ đó tôi bị ám ảnh, ám ảnh từ lúc bức ảnh này xuất hiện trên mạng. Nhìn từ hình dạng, bàn tay, quần áo, khuôn mặt, nụ cười của người phụ nữ ngồi biểu tình trong hội trường đó là hình ảnh của mẹ tôi, của hàng triệu người phụ nữ nghèo khổ ở khắp nơi trên đất nước này.
Người phụ nữ đó đã nhận được khá nhiều lời lẽ chê bai, dè bỉu và thậm chí miệt thị trên mạng xã hội từ lúc bức ảnh xuất hiện. Vì điều gì mà cộng đồng lại nặng nề như vậy? Nếu đặt vào địa vị mẹ tôi, tôi hiểu tại sao người phụ nữ đó lại đi tham gia cuộc biểu tình, đấu tố linh mục Đặng Hữu Nam. Nếu đi vì bức xúc cá nhân, vì "phẫn nộ với việc làm sai trái" của các linh mục như những gì báo chí lề đảng nói thì không có gì đáng nói vì đó là quan điểm cá nhân và quyền biểu tình của người phụ nữ khốn khổ đó. Nhưng bằng linh cảm và quan sát của một đứa con có mẹ nghèo khổ, có lẽ chuyện người phụ nữ này tham gia cuộc biểu tình đấu tố không phải vì bức xúc cá nhân hay nhận thức về quyền và nhu cầu phải biểu tình.
Tuy xấu hổ nhưng cũng phải nói, có lẽ người phụ nữ trong ảnh cũng giống mẹ tôi đó là cả năm không đọc báo, không biết gì về tình hình chính trị, kinh tế xã hội, không biết tại sao cá ở miền Trung lại chết và thậm chí viết chữ cũng rất khó vì mấy chục năm không đụng đến bút, đọc cũng chậm chạp ề à vì đầu tắt mặt tối với miếng ăn và cái nghèo. Có lẽ cả đời bà cũng chưa bước chân ra khỏi huyện như mẹ tôi. Nếu bảo mẹ tôi vì bức xúc chuyện Formosa xả độc hủy hoại môi trường mà đi biểu tình thì đó là sự phi lý ghê gớm. Nếu bảo mẹ tôi hay người phụ nữ đó tự nhận thức được việc cha Nam làm, biết vị linh mục này phạm tội hay "phản động" thì đất nước này đã khá hơn rất nhiều. Dứt khoát là mẹ tôi sẽ không đủ nhận thức, ý thức công dân và ý thức chính trị để bỏ ruộng vườn, bỏ làm để đi "biểu tình".
Vậy điều gì sẽ khiến cho những người phụ nữ khốn khổ đó tham gia vào "trò chơi" biểu tình kết hợp đấu tố như vậy? Nếu được cho 1-200 nghìn thì mọi việc lại khác. Bỏ 1 buổi làm đồng để đổi lấy 100 nghìn là một việc mà người dân nghèo nào cũng muốn tham gia, tham gia nhiệt tình và thậm chí còn rất vui vẻ nữa. Mẹ tôi cũng sẽ làm như vậy vì 100 nghìn đối với những người phụ nữ như mẹ tôi nó quý ghê gớm. Với số tiền đó đong được khoảng 8 cân gạo hoặc 1 cân rưỡi thịt ở quê, với 100 nghìn đó, mẹ tôi sẽ không phải lo ngay ngáy về một đám cưới,2 đám ma luôn dày đặc ở các vùng quê nghèo như quê tôi.
Xin đừng trách họ, cũng đừng trách mẹ tôi. Nếu ai được sinh ra ở vùng quê nghèo khó mới thấy giá trị của 1-200 nghìn. Những người phụ nữ đó cũng như mẹ tôi, đã đến tận cùng của sự lam lũ, nghèo khó. Đừng trách họ vì đã tham gia vào trò biểu tình này. Cũng xin đừng chê trách cười nhạo người phụ nữ méo mó như mẹ tôi đó vì ngu dốt, kém hiểu biết. Nếu chúng ta đang ở tận cùng của sự khổ cực, nếu sức chịu đựng về cơm áo gạo tiền đã đến giới hạn như mẹ tôi và những người phụ nữ đáng thương trong các hình ảnh biểu tình của nhà nước, các anh chị, cô chú sẽ hiểu tại sao họ lại vui như vậy khi được tham gia vào "trò chơi" nhẹ nhàng nhưng có 1-200 nghìn.
Xin hãy tha thứ cho mẹ tôi cùng hàng trăm người mẹ nghèo tham gia các cuộc đầu tố linh mục Đặng Hữu Nam ở Nghệ An vừa qua. Xin đừng miệt thị họ nữa. Sự đói khổ, khốn cùng, mệt mỏi với từng bữa ăn hàng ngày vốn đã không cho phép họ kịp suy nghĩ đến đúng-sai, lương tâm hay lương tri nữa. Nếu nhà cầm quyền đến và vận động mỗi nhà 1-2 người đi biểu tình chống Mỹ ngay ngày mai và có "bồi dưỡng" 100 một buổi, tôi tin rằng mẹ tôi và hàng triệu người mẹ nghèo khác sẽ ngay lập tức đi rất vui vẻ mà không cần biết rằng Mỹ sai cái gì, sai như thế nào, tại sao lại phải biểu tình chống Mỹ... Sự việc ở Nghệ An mấy ngày qua có lẽ cũng như vậy.
Nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên ở một vùng như quê tôi, trải qua cái nghèo đói khủng khiếp như quê tôi, đến bây giờ vẫn phải lo "chạy ăn" như quê tôi thì sẽ hiểu sự ám ảnh kinh khủng khi nhìn vào người phụ nữ đi "biểu tình" trong ảnh. Người phụ nữ đó cũng như mẹ tôi hoàn toàn vô tội trong cuộc chơi đánh dưới thắt lưng linh mục Đặng Hữu Nam của những kẻ hắc ám. Chính chúng đã làm bần cùng hóa, làm nhăn nhúm, méo mó, xơ xác những người mẹ, những người phụ nữ đó. Rồi chính chúng, lợi dụng sự nghèo khổ của họ để đưa ra vài đồng nhằm biến họ thành công cụ chính trị bẩn thỉu cho chúng triệt hạ người lương thiện. Chính chúng thực hiện chính sách ngu dân, triệt hạ những tư duy, tâm hồn lành mạnh để tạo ra những hình hài xác xơ, méo mó và những tâm hồn cúi đầu trước tăm tối để lo miếng ăn hàng ngày.
Một lần nữa, xin cộng đồng đừng trách cứ, miệt thị, tức giận người phụ nữ trong bức ảnh này, đừng chê trách hàng trăm người phụ nữ khốn khổ tham gia biểu tình quốc doanh. Đó là hình hài của người khác nhưng là hoàn cảnh của mẹ tôi và mẹ của hàng triệu người nữa.
B.V.Thuan
Tễu Blog ghi chú: Bài viết được đăng lên FB lúc 03h09 ngày 7.5.2017. có 2.300 like,
391 lời bình luận và đã có 893 lượt chia sẻ
viet qua hay cam on tac gia
Trả lờiXóaCó lúc tôi cũng nghĩ rằng nếu có thù lao thì cũng nên tham gia để có thêm thu nhập.Và đây cũng là cơ hội để chính quyền bộc lộ rõ hơn bộ mặt thật của mình.
Trả lờiXóaTôi đã khóc khi đọc bài của bạn. Nó thật đến lặng người.
Trả lờiXóa1-200 nghìn kia lại là từ mồ hôi của mẹ!
Trả lờiXóaChúng ta không nên đưa lời lẽ chê bai, dè bỉu hay thậm chí là nguyền rủa. Tôi thật sự thông cảm với tác giả về nỗi ám ảnh của nụ cười người phụ nữ trong ảnh. Dù sao con người đó vẫn cười được, vì làm thế để kiếm cơm và yên tâm sẽ không bị kết tội như người thanh niên nào đó cướp miếng bánh mì sống tạm mà bị phạt tù. Người nông dân xứ ta, nhất là phụ nữ, một nắng hai sương, cùng cực vất vả "được mùa rớt giá, được giá thì mất mùa", biết bấu víu vào đâu khi con cháu còn ăn học, ốm đa vào viện hay nằm nhà chờ chết, mà chết lấy gì đưa hay lại bó chiếu...Được như người phụ nữ trong ảnh thì cố tranh thủ mà cười là đúng vì hiếm khi được cười lắm. Thật thương cho nụ cười mà như mếu máo!
Trả lờiXóaNăm xưa,vì luận điệu lừa bịp "nhân dân miền Nam đang ngày đêm rên xiết dưới gót giày Mỹ Nguỵ" mà hàng triệu người Việt Nam đã phải phơi xác nơi sa trường.
Trả lờiXóaNgày nay,cũng với những luận điệu lừa bịp như rứa,người dân Việt Nam lại có nguy cơ trở thành kẻ thù của nhau.
Thật tận cùng của sự khốn nạn,táng tận lương tâm.
Thật ra họ chưa đánh đổi lương tâm mà đánh đổi miếng ăn! đảng và chính quyền đang dùng miếng ăn để chiêu dụ và lôi kéo đám đông thôi.
Trả lờiXóaTác giả Thuan Van Bui băn khoăn, ám ảnh về hình ảnh người phụ nữ cầm tấm biển phản đối linh mục Đặng Hữu Nam. Cũng phải thông cảm cho bà, suốt ngày quần quật ngoài đồng mà thu nhập chả được là bao, giờ được chính quyền "động viên" lên hội trường ngồi, lại được "lì xì" nữa thì tội gì mà bà không đi.
Trả lờiXóaRiêng tôi lại thấy ám ảnh bởi một bức ảnh khác. Đó là bức ảnh các ông CCB cũng ngồi trong hội trường với các khẩu hiệu phản đối linh mục Nam (có vẻ khí thế lắm). Hẳn trong số các ông CCB kia có không ít các ông đã phải đổ máu ở biên giới phía Bắc những năm 1979-1984 chống bọn bá quyền BK và nhiều đồng đội của các ông vẫn còn nằm lại nơi đó. Thế mà giờ đây các ông lại nghe theo sự lừa bịp của chính quyền để bảo vệ Formosa, cũng tức là bảo vệ bọn Tầu thông qua việc phản đối linh mục Nam. Trớ trêu thay!
Sao là tội nghiệp đảng ta đến thế.
Trả lờiXóaĐừng nói là một, hai trăm nghìn. Một, hai chục nghìn họ cũng đi. Đơn giản như các cuộc họp cơ sở hay tiếp xúc cử tri, mỗi đại biểu ( chủ yếu những người trong các đoàn thể, thuộc loại ngại hoặc ít va chạm) chỉ được một vài chục nghìn/ lần dự họ cũng đi, loại đại biểu này chỉ thứ nhất ngồi lỳ, thứ nhì đồng ý. Còn những vị hay có ý kiến phản ánh những vấn đề bức xúc và nói thẳng là đi họp để ý kiến để xây dựng chứ không vì vài chục nghìn, thì những buổi họp sau ban tổ chức không dám mời họp nữa. Dân chủ thời nay là vậy đó, quý vị có cao kiến gì hay cùng chia sẻ để dẹp hết các trò hề kiểu này đi
Trả lờiXóaLới dụng trình độ dân trí thấp và hoàn cảnh khó khăn của những người nông dân mà mấy thằng lãnh đạo ở Nghệ an mớm lời cho bà con kích động vu cáo một linh mục. Mình chẳng theo đạo nào nhưng mình thấy khinh bỉ cái bọn lãnh đạo này. Đúng hơn, chúng chỉ là một lũ lưu manh, một bọn cơ hội, phản động cố chui sâu leo cao để mị dân trục lợi mà thôi. Không đủ tài đức để thu phục lòng người thì nghỉ đi vì cứ đường đường chính chính sẽ không lãnh đạo nổi ai đâu. Lãnh đạo mà mất tư cách, đi xúi bẩy dân đấu tố người khác, thật xấu hổ. Tôi nói thật cốt cách của một Linh mục còn hơn chán vạn những kẻ gọi là Lãnh đạo kia - một lũ mèo mả gà đồng.
Trả lờiXóaĐây quá trình cộng sản
Trả lờiXóaLưu manh hóa con người
Rồi biến họ thành vật
Của trò hề cuộc chơi!
Chính sách NGU DÂN đã thành công rực rỡ .
Trả lờiXóaKhông biết tiền "bồi dưỡng" cho mấy bà đi biểu tình thuê này có khá không nhỉ, chứ bỏ ra một ngày công để đi làm mướn thế này thì cũng tốn thời gian. À mà mấy người này chưa chắc ruộng, vườn, biển đã còn mà lao động thì thời giờ nhàn rỗi của họ thiếu chi mà không đi nhặt nhạnh thêm vài đồng từ các cuộc đấu tố linh mục và giáo dân kiểu thế này.
Trả lờiXóa