Luật sư Lê Công Định cho rằng động thái về đề nghị
‘đối thoái’ của ông Võ Văn Thưởng
chỉ nhằm đối phó với ‘Đối thoại Nhân
quyền Việt – Mỹ’ dự kiến vào hạ tuần tháng 5/2017.
Ảnh HOANG DINH NAM/AFP
Đảng Cộng sản sẽ ‘thực lòng’ đối thoại?
BBC Tiếng Việt
Mọi mô hình đối thoại đã biết đều ‘khó có thể áp
dụng’ vào trường hợp của Việt Nam, nếu cuộc ‘đối thoại’ mà ông Võ Văn
Thưởng nói ‘diễn ra thật’, theo một luật sư bất đồng chính kiến và cựu
tù nhân chính trị của Việt Nam nói với BBC từ Sài Gòn.
Bình luận về ý tưởng của đương kim Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Võ Văn Thưởng,
tuần này đề xuất việc đề nghị ban lãnh đạo Đảng xem xét tổ chức ‘đối
thoại’ với những người có ý kiến khác biệt với Đảng, Luật sư Lê Công
Định cho rằng việc này ‘khó’ là vì Đảng CSVN chưa bao giờ ‘quen đối
thoại thẳng thắn’ và ‘thật lòng’.
Mời quý vị theo dõi toàn văn sau đây cuộc phỏng vấn qua bút đàm cuối tuần này của BBC Việt ngữ với Luật sư Lê Công Định:
Vì đối thoại nhân quyền?
BBC: Ông bình luận thế nào về ý kiến vừa
rồi của ông Võ Văn Thưởng về vấn đề đề nghị Ban Bí thư của Đảng CSVN xem
xét ‘tổ chức đối thoại’ với các ý kiến khác biệt với Đảng?
LS. Lê Công Định: Đó là dấu hiệu tốt về khả
năng đối thoại giữa đảng cầm quyền và người dân nói chung và những người
bất đồng chính kiến nói riêng. Xưa nay Đảng Cộng sản chỉ muốn nghe
tiếng nói thuận và tung hô mình. Ai nói trái ngược thì dù đúng họ vẫn
chụp mũ là ‘thế lực thù địch’.
BBC: Theo ông, đâu là động cơ của ông Võ Văn Thưởng khi ông đưa ra đề nghị xem xét mở đối thoại nói trên?
LS. Lê Công Định: Tôi ngờ rằng đây không phải
là chủ trương mới của Đảng Cộng sản. Tuần sau sẽ diễn ra Đối thoại Nhân
quyền Việt-Mỹ tại Hà Nội. Phát ngôn của ông Võ Văn Thưởng dường như gửi
một tín hiệu cho chính quyền Mỹ rằng Việt Nam cũng ‘sẵn lòng lắng nghe’
đối lập.
Ông Võ Văn Thưởng (phải) được truyền thông VN nói: ‘chúng ta không sợ đối thoại,
tranh luận’. Ảnh Reuters
Nhưng thông điệp đó cũng chỉ nhắm đến cuộc đối thoại
nhân quyền mà thôi. Đó không phải là chính sách lâu dài. Hơn 70 năm qua,
người cộng sản chưa từng lắng nghe và đối thoại, ngoại trừ trường hợp
các Hiệp định Geneva và Paris. Tuy nhiên chúng ta đã thấy họ lật lọng
thế nào!
Vụ Đồng Tâm mới đây có thể được xem là lần đầu tiên
chính quyền chấp nhận ngồi xuống đối thoại với dân. Thoạt tiên họ dùng
sức mạnh để trấn áp, nhưng khi vấp phải sự kháng cự mạnh của người dân,
họ mới chấp nhận lui bước và ngồi xuống đối thoại.
Giả sử lời ông Thưởng nói là đúng và cuộc đối thoại
diễn ra, tôi vẫn nghĩ rằng họ sẽ lựa chọn người dễ bảo và dễ đồng ý
những gì họ áp đặt, chứ không phải sẽ đối thoại với ai mà phía bất đồng
chính kiến muốn.
Nói cách khác, họ sẽ đặt ra thể lệ đối thoại, chọn
người đối thoại, nêu ra đề tài đối thoại và chỉ đưa lên truyền thông nội
dung đối thoại nào có lợi và họ muốn. Đây là một chiến dịch PR (tuyên
truyền, quảng cáo) không hơn không kém nếu nó diễn ra. Tuy nhiên, tôi
không tin nó sẽ diễn ra.
Bởi như tôi đã nói, phát biểu của ông Thưởng nhằm mục đích duy nhất là cuộc đối thoại nhân quyền với Hoa Kỳ vào tuần sau.
Có cần đến trung gian?
BBC: Nếu đối thoại thì cần tổ chức như thế
nào, thưa Luật sư? Có cần trung gian không? Nếu trực tiếp thì làm thế
nào cho bình đẳng, hiệu quả và thực chất?
Mô hình đối thoại thay vì sử dụng bạo lực đã được
chính quyền Hà Nội
và người dân lựa chọn trong diễn biến ở xã Đồng Tâm,
huyện Mỹ Đức, Hà Nội cuối tháng 4/2017. Ảnh FB/Social media
LS. Lê Công Định: Tôi nghĩ phải có trung gian
để tránh trường hợp phía đảng cầm quyền áp đặt mọi điều kiện đối thoại.
Như tôi đã nói, phải tránh khả năng đảng cầm quyền dùng đối thoại để PR,
nên không thể để họ tự ý lựa chọn người và đề tài đối thoại.
BBC: Nếu đối thoại bình đẳng, đâu là chủ đề
cần ưu tiên? Làm gì để người đối thoại với Đảng được an toàn, không bị
ảnh hưởng tới an ninh?
LS. Lê Công Định: Chủ đề ưu tiên nên là quyền
biểu tình, quyền lập hội, quyền tự do báo chí và trả tự do cho các tù
nhân lương tâm. Tôi tin nếu có đối thoại, nhà nước sẽ bảo đảm an toàn
cho người đối thoại, vì họ đang làm PR nên cần giữ hình ảnh.
BBC: Các mô hình đối thoại hiệu quả và chuẩn mực thường có đặc điểm chính và chung nào, nó có dễ áp dụng với Việt Nam hay không?
LS. Lê Công Định: Mọi mô hình đối thoại đều
khó có thể áp dụng vào trường hợp này nếu cuộc đối thoại mà ông Võ Văn
Thưởng nói diễn ra thật. Khó là vì ĐCSVN chưa bao giờ quen đối thoại
thẳng thắn và thật lòng. Đối với ai yếu hơn, họ luôn tìm cách áp đặt ý
kiến chứ chưa bao giờ muốn đối thoại. Đối với ai ngang bằng sức mạnh,
đối thoại chỉ là giải pháp tình thế và luôn kết thúc bằng lật lọng.
Nói như vậy không có nghĩa là tôi chủ trương bác bỏ
mọi cơ hội đối thoại, vì dù sao đây sẽ là vận may của đất nước nếu ĐCSVN
thật tâm. Chữ “nếu” này rất quan trọng. Tôi luôn dè dặt và chờ xem cách
họ làm thế nào, rồi đặt niềm tin sau vẫn chưa muộn. Tôi từng tin họ
nhiều lần, nhưng lần nào cũng thất vọng. Đó là vấn đề thuộc về bản chất
của người cộng sản.
Chỉ là một phép thử?
BBC: Cuối cùng theo ông quan điểm của ông
Võ Văn Thưởng có phản ánh gì về tư duy hay tư tưởng của nội bộ ban lãnh
đạo của ĐCS hiện nay ở VN? Nó là thiểu số hay đa số hay đơn thuần là một
phép thử?
LS. Lê Công Định: Như tôi đã nói, đề xuất đối
thoại của ông Võ Văn Thưởng chỉ nhằm mục đích gửi tín hiệu cho phía Mỹ
rằng ĐCSVN nay sẵn lòng mở cánh cửa đối thoại với phía bất đồng chính
kiến.
Nhà cầm quyền Việt Nam mới đây không ch tiến hành
bắt nhà hoạt động Hoàng Bình (phải), truy nã nhà hoạt động Bạch Hồng
Quyền (trái) mà còn ‘bôi nhọ’ các linh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình
Thục, theo LS Lê Công Định. Ảnh FB Bach Hong Quyen
Tôi nghe nói cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ vào
tuần sau không suôn sẻ đối với Hà Nội, vì Bộ ngoại giao Mỹ muốn Việt Nam
trả tự do cho các tù nhân chính trị trước khi tính đến khả năng đàm
phán một hiệp định thương mại thay thế cho TPP, điều mà Việt Nam rất cần
trước sự sa sút hiện nay của nền kinh tế.
Nhà cầm quyền VN chưa muốn trả tự do cho các tù nhân
chính trị lúc này, nên họ đề xuất đối thoại với giới bất đồng chính kiến
như một giải pháp thay thế để thương lượng với phía Mỹ. Cách tung tin
để thăm dò này tôi không thấy lạ, vì họ dùng nhiều lần rồi. Chỉ là “same
shit, different day” (tạm dịch: ‘bổn cũ soạn lại’) thôi.
Đầu óc của giới lãnh đạo VN chỉ nghĩ đến trấn áp bằng
sức mạnh hoặc lừa dối bằng tuyên truyền, chứ chưa bao giờ muốn đối
thoại thật tâm. Hãy nhìn vào vụ Formosa như một bài học gần nhất từ hơn
một năm qua. Khi xảy ra thảm họa, thay vì thừa nhận sự việc, họ chọn dối
trá và bao che. Khi người dân phản ứng, họ chọn trấn áp thay vì lắng
nghe nguyện vọng của nạn nhân.
Mới đây nhất, họ bắt nhà hoạt động Hoàng Bình, truy
nã nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền và dùng truyền thông bôi nhọ hai linh
mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục. Đã có tín hiệu nào về sự sẵn lòng
đối thoại trong trường hợp đó hay chưa? Cần lưu ý, nạn nhân Formosa
không phải là bất đồng chính kiến gì cả, mà nhà cầm quyền còn chưa muốn
đối thoại, thì nói chi đến giới bất đồng chính kiến.
Bắt giam và bôi nhọ vẫn là hai phương thức truyền
thống mà toàn bộ giới lãnh đạo cộng sản hiện nay vẫn tiếp tục dùng đối
với giới bất đồng chính kiến. Vì vậy, đối thoại ư? Hãy chờ xem.
__________
.
Luật sư Lê Công Định, nhà hoạt động dân chủ hóa và
nhân quyền, cựu tù nhân chính trị, từng là thành viên của một số tổ
chức như Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ,
hội đồng đại diện cho Việt Nam – Hiệp hội Luật sư châu Á – Thái Bình
Dương và Quỹ Nghiên cứu Biển Đông.
Trên đây là quan điểm riêng của Luật sư Lê Công Định, mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi Bàn tròn về Chủ đề ‘Thực chất đối thoại của Đảng với giới bất đồng?‘, trong đó Luật sư có tham gia một số ý kiến qua bút đàm.
Tui không tin !!!
Trả lờiXóaLS. Lê Công Định: Chủ đề ưu tiên nên là quyền biểu tình, quyền lập hội, quyền tự do báo chí và trả tự do cho các tù nhân lương tâm. Tôi tin nếu có đối thoại, nhà nước sẽ bảo đảm an toàn cho người đối thoại, vì họ đang làm PR nên cần giữ hình ảnh.
Trả lờiXóa(luật sư Lê Công Định)
*
Thực sự là người cộng sản đang PR hình ảnh và gửi tín hiệu màu mè cho phía Mỹ như luật sư Lê Công Định đã nhận định. Nhận định này hoàn toàn chính xác trong tư cách luật sư Lê Công Định đã là tù nhân lương tâm của chính quyền cộng sản. Luật sư Lê Công Định chắc hẳn đã thuộc nằm lòng những thủ đoạn đã được giăng ra đối với bản thân ông trong những tháng năm dài trong ngục tối!
Bài học về đối thoại không hiếm trên thế giới! Ngay sát nách nước ta là Miến Điện, họ đã từng thành công trong việc hàn gắn những đổ vỡ giữa chính quyền và người dân.
Đảng cộng sản Việt Nam trước khi kêu gọi đối thoại thì nên ngưng ngay lệnh truy nã nhà hoạt động xã hội Bạch Hồng Quyền, trả tự do ngay lập tức cho tất cả các tù nhân lương tâm, các nhà hoạt động vì nhân quyền, vì sự tiến bộ xã hội để chứng tỏ thiện chí của đảng cộng sản đối với nhân dân.
Tóm lại, đảng cộng sản muốn có được lòng tin của nhân dân thì phải ngưng ngay việc truy nã, bắt bớ, đánh đập, đe dọa người dân. Có như thế thì mới có thể bắt đầu đối thoại.