Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2017

ĐÃ TÌM RA ĐÍCH XÁC BÀI HÁT CỤ HỒ NGHE TRƯỚC KHI NHẮM MẮT

Hình: Hồ Chí Minh và Trung quốc, NXB Bắc Kinh.

CÂU HÒ XỨ KHỰA?
 
Bài "Lời Bác Dặn Trước Lúc Đi Xa" của nhạc sĩ Trần Hoàn, qua giọng ca Thu Hiền, được mở đầu bằng một câu hát rất chi là đằm thắm: 

"Chuyện kể rằng trước lúc Người ra đi
Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế"


Sự thật phải như vậy không? Trên trang web chính thống lề phải của "Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch" ghi: 

"Bà Vương Tinh Minh, y tá trưởng của Bệnh viện Bắc Kinh kể lại: Vào buổi chiều một ngày cuối tháng 8, Hồ Chủ tịch đang trong trạng thái hôn mê. Các đồng chí trực bên cạnh Người rất lo lắng... bỗng nhiên Người tỉnh lại, mọi người vui mừng... Hồ Chủ tịch nhìn một lượt mọi người đứng quanh liền nói Người muốn nghe một bài hát Trung Quốc". (1)


Hóa ra là Bác muốn nghe một câu hò xứ Khựa chứ không phải là một câu hò Huế hay hò xứ Nghệ. Và để thỏa lòng Bác, cô y tá Vương Tinh Minh đến từ Bắc Kinh đã hát cho Bác nghe bài "Đại Hải Hàng Hành Kháo Đà Thủ 大海航行靠舵手" (Ra Khơi Nhờ Tay Lái Vững). (2).


 
Trong bài hát "Lời Bác Dặn Trước Lúc Đi Xa" của nhạc sĩ Trần Hoàn còn có đoạn:
 

"Bác muốn nghe một câu hò xứ Nghệ 
bởi làng Sen day dứt trong tim
Bác muốn nghe một đôi khúc dân ca
trước lúc đi xa qua bên kia bầu trời"


Xứ Nghệ nào, làng Sen nào trong tim Bác? Cũng trên trang web chính thống lề phải của "Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch" chép:

"Tháng 8-1969 khi các bác sỹ và nhân viên y tế từ Bắc Kinh đến Hà Nội gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh thì bệnh của Người đã rất nặng. Người vẫn lần lượt bắt tay từng người và nói: “Từ trước tới nay tôi luôn đi chữa bệnh ở Trung Quốc và phải nằm một thời gian khá dài tôi rất mong các đồng chí sang. Nếu cần và có thể thì rôi rất muốn sang Trung Quốc!”. Người hỏi thăm các đồng chí Mao Trạch Đông, Chu Đức, Chu Ân Lai, Người còn hát se sẽ một bài dân ca Trung Quốc". (3)

Thế thì đã rõ, trước khi chết Bác còn "hát se sẽ một bài dân ca Trung Quốc". Trong tim Bác chẳng có cái xứ Nghệ, làng Sen nào hết như Trần Hoàn đã bịa đặt!

(1,3)http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/articledetail.aspx?articleid=506&sitepageid=556#sthash.m9JEXxp5.dpbs

(2)https://www.youtube.com/watch?v=P5DgiwnO-4A
https://www.youtube.com/watch?v=8c4LU-eVPwo


.

10 nhận xét :

  1. Ở Huế còn câu:
    " Trần Hoàn cùng với Bùi San.
    Hai thằng hợp tác phá đàn Nam Giao"
    Một kiến trúc độc đáo bị san phẳng . Đau

    Trả lờiXóa
  2. Rõ mọi chuyện rồi nhé

    Trả lờiXóa
  3. Đã hôn mê rồi tỉnh lại thì thời gian sống chỉ còn rất ngắn (phút). Muốn nghe hát, thì nhờ người tại chỗ, không thể mời người ơ xa. Sẽ không kịp.
    Cụ Hồ biết TQ cử y tế sang giúp (họ không biết tiếng Việt, Trong khi cụ Hồ ngh họ nói, hiểu hết).
    Chuyện không có gì đáng lợi dụng để thể hiện lòng yêu ghét.
    Nếu chuyện trên đúng sự thật, chỉ có Trần Hoàn đáng trách.
    Dẫu sao, bài của Trần Hoan nghe vẫn hay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hết ý với tài biện nuận của anh này !

      Xóa
    2. Trong bài hát "Lời Bác Dặn Trước Lúc Đi Xa" của nhạc sĩ Trần Hoàn còn có đoạn:
      "Bác muốn nghe một câu hò xứ Nghệ
      bởi làng Sen day dứt trong tim
      Bác muốn nghe một đôi khúc dân ca
      trước lúc đi xa qua bên kia bầu trời"
      Nhưng sự thật trớ trêu là ông Hồ lúc ốm đau đã se sẽ hát một bài dân ca của Trung Quốc, lúc lâm chung (sắp chết) ông đã yêu cầu một nữ y tá người Trung Quốc hát bài hát của Trung Quốc. Vậy là nhạc sĩ Trần Hoàn đã bịa ra một chuyện động trời để cả Việt Nam ca cẩm nửa thế kỷ nay. Trần Hoàn là một nhạc sĩ được đánh giá là có uy tín trong làng nhạc sĩ Việt Nam vậy mà còn như thế thì thử hỏi trên cái đất nước này chúng ta còn tin được cái gì nữa hở trời?
      Nhân đây tôi muốn lạm bàn thêm một chuyện xa hơn lớn hơn, đó là con người ta trước lúc lâm chung thường nói những điều thật nhất, thường trăng trối với những người thân thích nhất những điều hệ trọng nhất và đặc biệt ai cũng hướng về quê hương đất nước nơi chôn rau cắt rốn của mình, được nghe những giọng nói những ngữ điệu thân quen nơi quê cha đất tổ. Thế thì tại sao ông Hồ không hướng về làng sen Nghệ an nơi mô tê răng rứa, nơi câu hò điệu ví đã thấm sâu vào máu thịt của mọi người dân xứ Nghệ, mà ông lại hướng về một giọng dân ca của Trung Quốc? Phải chăng ông Hồ là người Trung Quốc và cái xác mà đảng CSVN đang thờ ở Lăng Ba Đình là một người Trung Quốc?

      Xóa
    3. thường thì trước lúc gần đất xa trời mọi người đều nhớ về quê cha đất tổ của mình...

      Xóa
  4. Đường link đây:
    http://giaovn.blogspot.com/2013/05/truong-uc-duy-nguoi-phien-dich-tieng_31.html
    http://giaovn.blogspot.com/2013/05/truong-uc-duy-nguoi-phien-dich-tieng.html

    Trả lờiXóa
  5. Không cần suy diễn gì cả, qua tài liệu chính thức này thì ai cũng thấy rằng ông Hồ Chí Minh thật sự là quá yêu đất nước Trung quốc, trong tim ông, giây phút cuối cùng chân thật giã từ thể xác ông chỉ còn biết có Trung quốc mà thôi.
    Chỉ còn lại câu hỏi: Tại sao?

    Trả lờiXóa
  6. Hình như cụ Khổng hay cụ Mạnh hay cụ nào đó bên Tàu có nói một câu đại ý: "Điểu chi tương tử kỳ thanh dã ai, nhân chi tương tử kỳ ngôn dã thiện", mà hình như cụ Phan Bội Chu có dùng lại khi bị bắt tưởng mình sắp chết, nghĩa đại khái rằng "Con chim sắp chết thì tiếng kêu thương, con người sắp chết thì lời nói thật". Cụ Hồ đã nói thật nhất trong các lời nói khi cụ sắp chết rằng cụ rất nhớ Trung Quốc, rất nhớ... Và cụ muốn nghe một bài hát TQ trước khi chết. Nghe xong cụ cười thỏa mãn và đi gặp cụ Các Mác. Thì ra là như vậy, còn gì phải nghi ngờ?

    Trả lờiXóa
  7. Hoan hô anh Tễu, nói có sách, mách có chứng; không như các chú VC chỉ toàn bịa,,

    Trả lờiXóa