Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

Tin HOT: CỤC NTBD KHÔNG CẤP PHÉP CA KHÚC NÀO CỦA VĂN CAO?


Website của Cục NTBD không cấp phép 
cho ca khúc nào của Văn Cao?

SoHa
Phong Lữ | 12/04/2017 09:25 PM

Trên website của Cục NTBD, nếu tìm kiếm bằng từ khóa "Văn Cao" sẽ không trả về ca khúc nào được cấp phép.

Đã xác định được bản gốc 5 ca khúc đang bị cấm lưu hành
Đang chờ hồ sơ hoàn thiện để cấp phép ca khúc 'Nối vòng tay lớn'
Văn Cao - Phạm Duy: Tình bạn tri kỷ dù tính cách trái ngược

Chưa bao giờ chủ đề "cấp phép lưu hành các ca khúc" lại được quan tâm nhiều như thời gian gần đây. Đơn vị quyết định việc cấp phép lưu hành các tác phẩm nghệ thuật là Cục Nghệ thuật biểu diễn và Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch.


Để tiện cho việc quản lý và phổ biến thông tin, 2 đơn vị nói trên đã cho đăng tải danh sách các ca khúc được phép lưu hành trên website chính thức của đơn vị.

Tuy nhiên, điều đáng nói là trong danh sách các ca khúc được cấp phép lưu hành của 2 đơn vị nói trên lại có sự chênh lệch khá lớn.
.

9 ca khúc của nhạc sĩ Văn Cao được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp phép lưu hành.

Đơn cử với các tác phẩm của nhạc sĩ Văn Cao, nếu tìm kiếm trên website của Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch với từ khóa "Văn Cao" sẽ trả về kết quả 9 tác phẩm được phép lưu hành là: Ca ngợi Hồ Chủ tịch, Quốc ca, Chiều buồn trên bến Bạch Đằng, Cung đàn xưa, Trương Chi, Đàn chim Việt, Suối mơ, Thiên thai, Buồn tàn thu.

Ngoài 2 ca khúc Ca ngợi Hồ Chủ tịchvà Quốc ca được cấp phép vào năm 2009 thì cả 7 tác phẩm còn lại đều được cấp phép lưu hành từ tháng 10 năm 1989.

Tuy nhiên, nếu tìm kiếm bằng từ khóa "Văn Cao", trên website của Cục Nghệ thuật biểu diễn sẽ không trả về bất cứ tác phẩm nào nằm trong danh sách các ca khúc được phép lưu hành.
.

Danh mục các ca khúc được phép lưu hành của Cục Nghệ thuật Biểu diễn 
không có tác phẩm nào của nhạc sĩ Văn Cao.

Thế nhưng, trong danh sách "Các bài hát trước năm 1975 được phép phổ biến" của Cục Nghệ thuật Biểu diễn có 7 ca khúc được biết tới là tác phẩm của cố nhạc sĩ Văn Cao, song lại được Cục cấp phép lưu hành với tên tác giả là Văn Chung.

Sự chênh lệch giữa số lượng ca khúc được cấp phép lưu hành và tên tác giả sáng tác giữa 2 đơn vị nắm quyền quản lý đã khiến khán giả yêu nhạc Văn Cao tỏ ra khó hiểu.

Hiện tại, Cục Nghệ thuật Biểu diễn và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vẫn chưa đưa ra lời giải đáp cho sự việc kể trên.

theo Thời đạị

--------------------

À THÌ RA LÀ THẾ NÀY

Website Cục Nghệ thuật biểu diễn nhầm nhạc sĩ Văn Cao
với Văn Chung

Zing
11:13 12/04/2017

Những sáng tác nổi tiếng của Văn Cao như “Buồn tàn thu”, “Thiên thai”, “Cung đàn xưa”, “Trương Chi” bị ghi tên tác giả là Văn Chung trên website của Cục NTBD.

Trên website của Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có danh mục các bài hát được cấp phép phổ biến. Trong danh mục này lại phân loại thành 2 danh sách: Trước năm 1975 và từ năm 1975 đến nay.

Điều đáng nói là người truy cập không tìm kiếm được tên của cố nhạc sĩ Văn Cao trên thanh công cụ tìm kiếm. Còn khi tìm kiếm những sáng tác nổi tiếng của ông như Thiên Thai, Buồn tàn thu, Cung đàn xưa, Suối mưa, Trương Chi,… thì những bài hát được tìm thấy đều ghi với tên tác giả Văn Chung. 

.
10 ca khúc được ghi là sáng tác của Văn Chung nhưng lại có 7 ca khúc 
là sáng tác của Văn Cao. Ảnh: Chụp màn hình.

Trao đổi với Zing.vn, họa sĩ Văn Thao – con trai trưởng của nhạc sĩ Văn Cao - cho biết đây là hoàn toàn là sự nhầm lẫn vì Văn Cao không có một bút danh nào là “Văn Chung”.

“Văn Chung là một nhạc sĩ khác. Ông là tác giả của những ca khúc như Lý và Sáo, Bóng ai qua thềm, Đôi mắt huyền. Văn Cao và Văn Chung cũng chưa hề viết chung với nhau ca khúc nào cả. Website của Cục đã có sự nhầm lẫn”, họa sĩ Văn Thao cho biết.

Khi tìm kiếm tên nhạc sĩ Văn Chung, người truy cập nhận được 10 kết quả nhưng trong đó chỉ có 3 ca khúc do nhạc sĩ Văn Chung sáng tác, bao gồm Bóng ai qua thềm, Khúc ca ban chiều, Trên thuyền hoa. 7 ca khúc còn lại là sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao.

Website chính thức của Cục nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là nơi giới thiệu và đăng tải thông tin liên quan đến hoạt động của cơ quan này, cung cấp những văn bản, thủ tục hành chính nhà nước liên quan đến hoạt động nghệ thuật biểu diễn, đồng thời cũng là nơi công bố danh sách những ca khúc được cấp phép phổ biến ở Việt Nam.


Khuê Tú

9 nhận xét :

  1. Cục này nên gọi là cục cứt!

    Trả lờiXóa
  2. Khỏi hát quốc ca !

    Trả lờiXóa
  3. NHẦM
    Họ nhầm Lâm chung thành Văn Chung

    Trả lờiXóa
  4. Đúng là Văn Hóa. " ... Mất văn hóa là mất nước... "

    Trả lờiXóa
  5. Lũ vô văn hóa này chính là thủ phạm khai tử nền văn hóa dân tộc!

    Trả lờiXóa
  6. Bọn này sài bằng giả, lòng yêu nước giả rồi.

    Trả lờiXóa
  7. Làm đéo gì có chuyện mày cho hát thì tao hát, mày không cho hát thì tao không dám hát. Quyền phát ngôn mà cũng theo chỉ thị của chúng mày. Ngu thì đừng lãnh đạo nữa.

    Trả lờiXóa
  8. Hình như lời hát hát hiện nay của Quốc ca cũng không đúng với bản gốc do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. Cái cục gì đó nên chưa cho phép luôn đi chứ nhỉ .

    Trả lờiXóa