Hội Nhạc sĩ Việt Nam phản bác việc cấm 5 ca khúc
Pháp luật Tp HCM
Thứ Sáu, ngày 14/4/2017 - 15:59
(PLO)- Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam vừa có văn bản gửi Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương nêu quan điểm về việc Cục Nghệ thuật biểu diễn cấm 5 ca khúc Con đường xưa em đi, cánh thiệp đầu xuân, Chuyện buồn ngày xuân, Rừng xưa, Đừng gọi anh bằng chú.
Văn bản cho biết Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã triệu tập cuộc họp đại diện Ban thường vụ, Hội đồng nghệ thuật và tham khảo ý kiến của một số nhạc sỹ lão thành và có ý kiến như sau:
Pháp luật Tp HCM
Thứ Sáu, ngày 14/4/2017 - 15:59
(PLO)- Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam vừa có văn bản gửi Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương nêu quan điểm về việc Cục Nghệ thuật biểu diễn cấm 5 ca khúc Con đường xưa em đi, cánh thiệp đầu xuân, Chuyện buồn ngày xuân, Rừng xưa, Đừng gọi anh bằng chú.
Văn bản cho biết Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã triệu tập cuộc họp đại diện Ban thường vụ, Hội đồng nghệ thuật và tham khảo ý kiến của một số nhạc sỹ lão thành và có ý kiến như sau:
5 ca khúc nêu trên nằm trong danh sách các bài hát sáng tác trước năm 1975. Đối chiếu với điều 3 của Quyết định số 47/2004/QĐ-BVHTT: “Các hành vi bị nghiêm cấm” và Điều 6 của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP: “Những quy định cấm” thì 5 tác phẩm kể trên không vi phạm những quy định mà nhà nước đã đề ra và trên thực tế cả 5 ca khúc đã được cấp phép biểu diễn.
Sau khi thẩm định bản nhạc gốc của 4 tác giả (riêng tác phẩm “Chuyện buồn ngày xuân” của tác giả Lam Phương chỉ có lời ca, không có bản nhạc), Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhận thấy, nội dung các bài hát này không có vấn đề, âm nhạc và ca từ theo dòng nhạc phổ biến lúc bấy giờ tại các đô thị miền Nam, dễ hát, dễ nghe, dễ thuộc.
Việc Cục NTBD - Bộ VHTT&DL quyết định thu hồi 5 ca khúc trên với lý do: “Ca từ và các tác giả sáng tác các bài hát trên chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan”, Hội nhạc sỹ Việt Nam cho rằng, về ca từ (dị bản) do Cục NTBD gửi kèm theo quyết định số 20/QĐ - NTBD (và còn những dị bản trôi nổi khác) nhận thấy trong mỗi bài hát đã bị chỉnh sửa từ 1 đến 3 câu (trong trường hợp tổ chức, cá nhân không xin phép tác giả và không được tác giả đồng ý sửa lời) thì coi như là vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ. Với hành vi vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan thì cơ quan chức năng nên xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm cụ thể.
Hội Nhạc sĩ Việt Nam đề xuất: việc xác định văn bản gốc bài hát của các tác giả trước năm 1975 là việc làm cần thiết. Đơn vị có thẩm quyền cấp phép cần phối hợp với Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc của Hội Nhạc sĩ Việt Nam để làm cơ sở đối chiếu với những dị bản phát sinh.
Cũng theo Hội Nhạc sĩ Việt Nam, vì không thể sưu tầm hết các bài hát sáng tác trước năm 1975 (ước tính có hàng nghìn bản), để cấp phép theo từng đợt như vẫn làm nên chăng giao các Sở VHTT&DL các tỉnh - thành phố tự chịu trách nhiệm thẩm định trình cấp có thẩm quyền xét duyệt.
Việc xét, thẩm định các bài hát sáng tác trước năm 1975 cần thiết có sự phối hợp với cơ quan chuyên môn âm nhạc là Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, có thể tham khảo ý kiến tác giả hoặc đại diện của cố tác giả. Khuyến cáo đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng các tác phẩm sáng tác trước năm 1975, đặc biệt là các tác phẩm của các nhạc sĩ quá cố, không nên tự ý sửa lời khi chưa có sự đồng ý của tác giả hoặc người đại diện của cố tác giả.
"Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho rằng, trong tình hình hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực văn hoá cần cân nhắc cẩn trọng, kỹ lưỡng trong việc thẩm định trước khi ra những quyết định trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, tránh những hiểu lầm, những suy diễn không có lợi trong đời sống văn nghệ nhằm góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện tốt chính sách hoà giải, hoà hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước đề ra".
Trước đó, trả lời báo Vietnamnet, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL, ông Vương Duy Biên cho biết đã phê bình nặng việc cấm 5 ca khúc của cục này. “Chúng ta, có lẽ phải cần điều chỉnh cách quản lý về công tác, về văn hóa nghệ thuật nói chung. Trong đó, có việc quản lý các bài hát sáng tác trước cả thời năm 1975. Đất nước ta là một đất nước có hoàn cảnh lịch sử khá đặc biệt, có thời trước cách mạng, sau cách mạng, trước khi thống nhất đất nước và sau khi thống nhất đất nước. Giai đoạn lịch sử đấy, mình phải xem xét với mọi góc độ… Bây giờ, chúng ta đã thống nhất đất nước bốn mươi mấy năm rồi, dân trí ngày càng được nâng lên. Đối với các tác phẩm xưa, mình phải có cách nhìn vừa công bằng, vừa bao dung. Dưới chế độ nào thì công sức của người nghệ sĩ cũng phải được công nhận, trừ những tác phẩm phản lại đường lối chính sách của chúng ta, đi ngược lại, gieo rắc hận thù dân tộc, kích động chiến tranh… Các anh ở Cục Nghệ thuật biểu diễn đang quen cái nếp quản lý từ lâu và nay chúng ta vẫn quen làm theo cái nếp đó…Tôi đã nói với anh em là mình cũng phải xem lại mình, xem lại cách quản lý của mình để làm thế nào mà cách quản lý trong lĩnh vực này rất nhạy cảm…”
VIẾT THỊNH
Theo mình nên loại bỏ cái cuc cục vớ vẩn này đi cho đỡ tốn tiền của Dân . ngồi không thành bất thiện .
Trả lờiXóaRõ ra "đom đóm sáng đằng đít".
Trả lờiXóa