Ông Nguyễn Đăng Chương - Cục trưởng Cục NTBD. Ảnh: Năng Lượng Mới.
'Nối vòng tay lớn' được cấp phép
phổ biến
sau gần 50 năm
sau gần 50 năm
VNE
Thứ tư, 12/4/2017 | 13:39 GMT+7
Ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ra đời khoảng năm 1968, được Cục Nghệ thuật Biểu duyệt cho phổ biến vào sáng 12/4.
Cục Nghệ thuật Biểu diễn: 'Bài Nối vòng tay lớn chưa được cấp phép'
Đêm nhạc Trịnh lớn nhất năm ngừng tổ chức ở Sài Gòn
Ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ra đời khoảng năm 1968, được Cục Nghệ thuật Biểu duyệt cho phổ biến vào sáng 12/4.
Cục Nghệ thuật Biểu diễn: 'Bài Nối vòng tay lớn chưa được cấp phép'
Đêm nhạc Trịnh lớn nhất năm ngừng tổ chức ở Sài Gòn
Việc cấp phép cho ca khúc được Cục Nghệ thuật Biểu
diễn (viết tắt: Cục NTBD) thực hiện dựa trên hồ sơ xin cấp của Trường
đại học Y dược Huế thông qua website của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch.
Ông Nguyễn Đăng Chương - Cục trưởng Cục NTBD nói: "Việc Cục kịp
thời hướng dẫn đơn vị hoàn thiện hồ sơ và ban hành giấy phép phổ biến
bài hát một lần nữa khẳng định giá trị của ca khúc Nối vòng tay lớn".
Hiện tại, tên ca khúc đã có trong "Danh mục các bài hát trước năm 1975 được phép phổ biến" trên website của Cục.
*Ca khúc "Nối vòng tay lớn"
Trước đó, Nối vòng tay lớn cùng ba ca khúc khác (Huế - Sài Gòn - Hà Nội, Ca dao mẹ và Đêm thấy ta là thác đổ) bị cơ quan quản lý thông báo là chưa được cấp phép phổ biến
sau khi xuất hiện trong danh sách biểu diễn của chương trình cùng tên
vào 21/4, do Đại học Y dược Huế cùng gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tổ
chức.
Đại diện cơ quan quản lý cho biết họ mới cấp phép cho Nối vòng tay lớn vì đơn vị tổ chức chỉ đề nghị ca khúc này. Phía Cục NTBD đánh giá đây là tác phẩm có "nội dung tốt" nên tạo điều kiện để ca khúc nhanh chóng được lưu hành.
Cục trưởng Nguyễn Đăng Chương giải thích về quy trình: "Theo Nghị
định của Chính phủ về phổ biến các sáng tác trước năm 1975, các đơn vị
tổ chức, cá nhân muốn biểu diễn những tác phẩm này phải tự hoàn thiện hồ
sơ gửi lên Cục. Hồ sơ bao gồm nhiều giấy tờ như đơn đề nghị cấp phép,
bản ghi âm nội dung tác phẩm và chứng nhận của tác giả chủ sở hữu tác
phẩm hoặc tổ chức đại diện quyền tác giả".
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
|
Nhạc phẩm Nối vòng tay lớn của
cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được cho là sáng tác năm 1968 nhưng vài năm
sau đó mới công bố. Bài hát mang tinh thần cộng đồng, từng được một
người Mỹ là Richard Fuller dịch sang tiếng Anh với tên gọi Great Circle of Vietnam.
Ca khúc được nhiều ca sĩ nổi tiếng như
Cẩm Vân, Thanh Lam, Mỹ Linh, Đan Trường, Việt Hoàn, Mỹ Tâm... thể hiện
cũng như xuất hiện tại nhiều sân khấu, chương trình lớn trong, ngoài
nước.
Đức Trí
Bùi Quang Thắng
Mồm cái nhà ông Nguyễn Đăng Chương - Cục trưởng Cục NTBD không bằng cái đít thằng con mới đẻ nhà mình. Vừa mới hôm qua bảo không có cơ sở để cấp phép phổ biến bài hát "Nối vòng tay lớn" thì hôm nay đã cấp rồi.
Mồm cái nhà ông Nguyễn Đăng Chương - Cục trưởng Cục NTBD không bằng cái đít thằng con mới đẻ nhà mình. Vừa mới hôm qua bảo không có cơ sở để cấp phép phổ biến bài hát "Nối vòng tay lớn" thì hôm nay đã cấp rồi.
Mời xem lại bài của Trịnh Hữu Long:
Trinh Huu Long
20 giờ ·
Theo tôi, việc Cục Nghệ thuật - Biểu diễn cấm bài "Nối vòng tay lớn" là hoàn toàn đúng. Lời bài hát nghe thì có vẻ xuôi tai đấy, nhân văn đấy, nhưng người tinh ý thì sẽ thấy rất nhiều vấn đề về mặt tư tưởng.
Trinh Huu Long
20 giờ ·
Theo tôi, việc Cục Nghệ thuật - Biểu diễn cấm bài "Nối vòng tay lớn" là hoàn toàn đúng. Lời bài hát nghe thì có vẻ xuôi tai đấy, nhân văn đấy, nhưng người tinh ý thì sẽ thấy rất nhiều vấn đề về mặt tư tưởng.
Thứ nhất, cái câu "rừng núi giang tay nối lại biển xa" là nối lại biển nào đây? Tôi xin nói thẳng là tình hình Biển Đông hiện nay rất phức tạp. Đảng và Nhà nước ta đang cố gắng hết sức để làm việc với bạn nhằm giải quyết vấn đề. Người dân không nắm rõ thông tin thì không có cắt với nối cái gì ở đây hết. Mấy năm trước lợi dụng tình hình một số thế lực đã kích động biểu tình cả mấy tháng trời, ngoài thì tỏ vẻ yêu nước đấy, nhưng bên trong thì âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, tôi còn lạ gì cái giống ấy.
Thứ hai, cái câu này nguy hiểm lắm này: "Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà". Vòng tay lớn mãi để làm cái gì? Làm loạn à? Biểu tình à? Cái này rất tinh vi ở chỗ nó kích động rất ghê gớm, hễ chỗ nào hát hò là nắm tay kết bè kết phái, nghe thì có vẻ đoàn kết đấy, nhưng mà cũng chia rẽ đấy.
Thứ ba, "cờ nối gió đêm vui nối ngày" là lá cờ nào đây? Tôi nói thẳng bài này ông Trịnh Công Sơn tung ra vào thời điểm rất nhạy cảm là ngày 30/4 năm 75, ngay tại Sài Gòn. Trịnh Công Sơn là ai thì các anh các chị biết rồi, không đơn giản đâu. Chừng ấy năm ăn lộc ăn lá của Nguỵ thì còn lá cờ nào vào đây nữa?! Lại còn "nối gió" thì có chết tôi không? Các anh các chị biết Gió là đối tượng như thế nào không?
Tôi hoàn toàn hiểu người dân ta yêu ca hát, văn nghệ. Đó là cái tốt. Nhưng hát gì thì hát, cũng phải tỉnh táo. Mặt trận văn hoá tư tưởng là mặt trận quan trọng số 1, không lơ là được đâu. Chẳng cứ gì nước ta, việc tạm dừng hay cấm lưu hành các bài hát là việc bình thường ở các nước, kể cả tự do như Mỹ.
(Nguyễn Hự - nhà báo, nhạc sĩ, nhà phê bình âm nhạc)
Cục này đã bốc mùi.
Trả lờiXóaHát gì, nói gì là quyền của dân. Không thằng nào có quyền cấm.
Trả lờiXóaCục C!!!
Trả lờiXóaHiện hồn về bẻ cổ bọn này đi các cố nhạc sỹ! Trễ quá rồi không chích ngừa dại được nữa rồi!
Trả lờiXóa