Quận 1: Tháo dỡ bậc thềm lấn chiếm vỉa hè
của rạp hát gần trăm tuổi
của rạp hát gần trăm tuổi
23.03.2017 18:15
Đêm qua, 22.3, ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch quận 1 đã dừng chân
trước rạp Công Nhân (Nhà hát kịch thành phố) nằm trên đường Trần Hưng
Đạo (thuộc phường Nguyễn Cư Trinh), ra lệnh phá dỡ toàn bộ 5 bậc thềm có
chiều ngang hơn 20 mét vì lấn chiếm vỉa hè. Ít ai biết rạp hát có tuổi
đời gần 1 thế kỷ này từng là tài sản của một vị đại gia lẫy lừng Sài
Gòn.
Ông Lê Quan Ba, một nhân viên
kỳ cựu của Nhà hát kịch thành phố nói trong tiếng ồn của máy khoan: "Tôi
năm nay đã được 83 tuổi thì 5 bậc thềm lên xuống rạp này đã có khoảng
80 năm". Ông Ba cho biết khi nghe tin lực lượng chức năng tháo dỡ bậc
thềm, ông chạy từ trên lầu nhà hát xuống để nhìn nó lần cuối, vì bậc
thềm này gắn bó nhiều kỷ niệm với ông từ khi còn nhỏ. Trong khi bậc thềm
lần lượt bị phá dỡ thành đống gạch vụn thì ông Ba ngồi trên ghế nhìn
chăm chú.
Tấm ảnh nghệ sĩ treo trước rạp để quảng cáo cho vở diễn mới cũng được nhân viên mang vào trong. Một người đàn ông khác cũng là nhân viên bán vé của nhà hát, nói: "Cũng may là hôm nay không có suất diễn. Rạp đang ế mà bị dọn dẹp như vầy là chết luôn".
Trước đây, rạp Công Nhân có tên là rạp Nguyễn Văn Hảo, được đại gia Nguyễn Văn Hảo xây dựng vào năm 1940. Thời đó đây là rạp hát hiện đại nhất Sài Gòn, được mệnh danh là "thiên đường cải lương" và được ví như "hàng không mẫu hạm" vì mức độ đồ sộ. 5 bậc thềm đi vào rạp cũng được xây dựng cùng lúc đó, có nghĩa là có tuổi đời đã 77 năm.
Dù cho các bậc thềm có lịch sử gần 1 thế kỷ, chứng kiến bao nhiêu sự đổi thay, phát triển của thành phố nhưng vì nếp sống văn minh đô thị, ông Đoàn Ngọc Hải phải ra lệnh tháo dỡ, trả lại vỉa hè cho quận trung tâm thành phố.
Ông Lê Quan Ba buồn bã nhìn đoàn kiểm tra quận 1 tháo dỡ các bậc thềm
gắn bó nhiều kỷ niệm.
Ông Ba cũng giới thiệu mình chính là cháu ruột của thương gia giàu có số 1 Sài Gòn thời xưa Nguyễn Văn Hảo (xem tiểu sử ông Nguyễn Văn Hảo ở cuối bài). Ông Hảo là người đã mua đất, bỏ tiền xây rạp hát này chỉ để phục vụ nhu cầu đam mê cải lương của mình.
Ông Ba rất buồn khi thấy các bậc thềm bị tháo dỡ. Theo lời ông Ba kể, thời thơ ấu ông từng nghịch ngợm tại bậc thềm này cùng bạn bè, từng nhìn thấy những nghệ sĩ tài danh như Phùng Há, Năm Phỉ... bước lên những bậc thềm này để vào trong nhà hát biểu diễn.
Ông Ba rất buồn khi thấy các bậc thềm bị tháo dỡ. Theo lời ông Ba kể, thời thơ ấu ông từng nghịch ngợm tại bậc thềm này cùng bạn bè, từng nhìn thấy những nghệ sĩ tài danh như Phùng Há, Năm Phỉ... bước lên những bậc thềm này để vào trong nhà hát biểu diễn.
Từ đầu tuần đến nay, ngày nào ông Hải cũng trực tiếp xuống đường,
chấn chỉnh trật tự vỉa hè tại quận 1.
Tấm ảnh nghệ sĩ treo trước rạp để quảng cáo cho vở diễn mới cũng được nhân viên mang vào trong. Một người đàn ông khác cũng là nhân viên bán vé của nhà hát, nói: "Cũng may là hôm nay không có suất diễn. Rạp đang ế mà bị dọn dẹp như vầy là chết luôn".
Đứng dưới tấm biển quảng cáo bán vé vở hài kịch vui nhộn nhưng nhân viên rạp hát
không thể cười nổi
Trước đây, rạp Công Nhân có tên là rạp Nguyễn Văn Hảo, được đại gia Nguyễn Văn Hảo xây dựng vào năm 1940. Thời đó đây là rạp hát hiện đại nhất Sài Gòn, được mệnh danh là "thiên đường cải lương" và được ví như "hàng không mẫu hạm" vì mức độ đồ sộ. 5 bậc thềm đi vào rạp cũng được xây dựng cùng lúc đó, có nghĩa là có tuổi đời đã 77 năm.
Dù cho các bậc thềm có lịch sử gần 1 thế kỷ, chứng kiến bao nhiêu sự đổi thay, phát triển của thành phố nhưng vì nếp sống văn minh đô thị, ông Đoàn Ngọc Hải phải ra lệnh tháo dỡ, trả lại vỉa hè cho quận trung tâm thành phố.
Một số hình ảnh chúng tôi ghi nhận được:
Ông Đoàn Ngọc Hải đứng trước rạp Công Nhân chỉ đạo tháo dỡ 5 bậc thềm
có tuổi đời gần 1 thế kỷ.
.
.
Chiếc xe chở đồ lấn chiếm bị cưỡng chế tịch thu.
.
.
Pano quảng cáo có hình ảnh nghệ sĩ được dẹp vào trong.
.
.
Nhân viên rạp đang xem lực lượng chức năng tháo dỡ 5 bậc thềm dài.
.
.
Mồ hôi ướt lưng áo các công nhân.
.
.
Người cháu của vị đại gia một thời của Sài Gòn, chủ nhân rạp hát xưa kia, đang ngồi buồn rầu nhìn các bậc thềm bị tháo dỡ.
.
.
Công nhân phá dỡ bậc thềm trước tấm bia kỷ niệm trước rạp Công Nhân
Nguyễn Văn Hảo sinh năm 1890 tại ấp Long Thuận, xã Nhị Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Ông Hảo xuất thân trong một gia đình làm nông. Cha của ông có ba người vợ, ông Hảo là con thứ ba của người vợ thứ ba. Khi người anh cùng cha khác mẹ của ông Hảo, chủ một cửa tiệm buôn bán phụ tùng ô tô ở đường Nguyễn An Ninh, cần người phụ giúp công việc, ông đã xin phép cha đưa em trai, là ông Hảo, lên Sài Gòn phụ buôn bán phụ tùng xe hơi.
Thời gian đầu lúc vừa lên Sài Gòn, ông Hảo phụ anh trai buôn bán phụ tùng. Do thông minh, ông Hảo đã học được nhiều điều từ người anh và trở thành thợ chính tại tiệm. Ông Hảo rành kỹ thuật như thợ chính và giỏi việc buôn bán.
Năm 1929, ông Hảo đưa vợ lên làm chung và sinh người con trai đầu. Ông Hảo xin phép anh trai ra lập nghiệp riêng. Được anh trai đồng ý, ông Hảo mở tiệm buôn bán phụ tùng xe hơi ở số 21 - 23 đường Galliéni (nay là đường Trần Hưng Đạo, quận 1). Cùng với buôn bán phụ tùng xe hơi, ông Hảo mở một cây xăng bơm tay để kinh doanh thêm xăng, dầu nhớt.
Theo nhà văn Hứa Hoành, trong bối cảnh Nam Kỳ khoảng thập niên đầu thế kỷ 20, ở lĩnh vực kinh tế có những thương nhân kinh doanh tài ba, gầy dựng nên được cơ nghiệp khổng lồ. Họ gồm nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như: Trương Văn Bền, Lê Phát An, Nguyễn Hữu Hào, Lê Thanh Liêm, Trần Trinh Trạch và trong đó có ông Nguyễn Văn Hảo. Ông Hảo lúc bấy giờ làm đại diện vỏ ruột xe hơi cho hãng Michelin của Pháp ở Sài Gòn.
Bài, ảnh: Lê Ngọc Dương Cầm
Đoàn Ngọc Hải làm sống lại tinh thần Hồng vệ Binh trong thời kỳ cách mạng văn hóa ở xứ tầu ô! Ok! Cứ xem Đoàn Ngọc Hải hung hăng được bao lâu!
Trả lờiXóaNgười ta làm việc gì thì cũng phải suy nghĩ! Hung hăng kiểu này chỉ tuyệt đường về của mình mà thôi!
Thương thay!
Thân gửi anh Đoàn Ngọc Hải
Trả lờiXóaTôi là người Thủ đô, là người nghiên cứu khoa học xã hội lâu năm, tôi đã lên tiếng nhiều lần ủng hộ anh và chủ trương thu hồi vỉa hè cho người dân của TP Hồ Chí Minh, ủng hộ sự kiên quyết và hiệu quả trong hành động của anh, tuy không chính thức. Nhưng nếu đúng là anh cho phá dỡ bậc thềm Nhà hát Nguyễn Văn Hảo có tuổi đời gần trăm năm, gần gấp đôi tuổi anh, thì tôi rất đau xót phải phê phán anh và các anh ở TP Hồ Chí Minh đã có những biểu hiện nóng vội và cực đoan. Phá bậc thềm đó là phá hoại văn hóa đó anh Hải ạ. Mỗi bậc thềm đó là dấu tích của lịch sử và văn hóa gần thế kỷ đã ăn sâu vào tâm hồn người SG. Anh không chỉ phá mấy bậc thềm đó, anh có thể đã phá hoại tầm hồn con người. Điều đó là không thể tính đếm được bằng tiền bạc hay sự tiện ích. Tôi hi vọng anh, và các anh ở TP HCM, nếu như thực sự dũng cảm và cầu thị, nên cho phục chế lại ngay bậc thềm này, và có lời giải thích hợp lòng người nhất. Hi vọng thế để tôi có thể thấy anh là một Lục Vân Tiên của đất Nam Bộ, cương trực dũng mãnh nhưng cũng thấu nhân tình, chứ không là người chỉ biết có cái lý, thiếu cái tình, chỉ biết phá và phá. Xây mới khó anh ạ, phá dễ lắm. Mà xây dựng tâm hồn con người là khó nhất trong mọi sự khó, có khi phải hàng trăm năm, hàng nghìn năm. Mong anh tỉnh táo và dũng cảm.
Hà Nhân
Đàn gảy tai trâu à bác Hà Nhân?
XóaĐoàn ngọc Hải chỉ là một cậu bé già tuổi mà chưa trưởng thành. Gã này lầm tưởng quyền lực đập phá và chức năng điều hành công việc nhà nước của một cái quận!
Trả lờiXóaCứ nghênh ngang cầm cuốn sổ ghi chép những gì mình đập phá được thì đó chỉ là công việc của một anh chuyên đi tháo dỡ nhà thuê!
Đoàn Ngọc Hải nhớ ghi chép đầy đủ những gì mình đập phá được như là mức tăng trưởng kinh tế của quận 1 nhé! Dốt bỏ mẹ!
chế độ này không còn làm được việc gì hơn.
Trả lờiXóaCó nhiều nét giống cuộc cải cách ruộng đất năm xưa.
Trả lờiXóaCó điều,năm xưa ông Đặng Xuân Khu phải từ chức tổng bí thư đcs.
Không biết,ngày nay,có tay nào từ chức không?
Có phải dân Sai Gòn đâu nên tiếc gì mà không đập ? Cứ phá hết đi phá nữa đi vì gen phá mà .
Trả lờiXóaSao không đập luôn phần mái và đập luôn cái rạp này cho nổi tiếng luông .
Trả lờiXóaTrên mạng giờ đám sửu nhi hồng vệ binh biết chữ đang ăn theo .
Đoàn Ngọc Hải nó nói rằng muốn cho cái quận 1 thành một tiểu Singapre! Thằng này nó đếch hiểu gì về Lý Quang Diệu cả!
Trả lờiXóaLý Quang Diệu không đập phá Singapore! Muốn được như Singapore phải có một chiến lược khổng lồ và dài hơi!
Thằng dốt mà cứ nói thánh nói tướng!
Đoàn Ngọc Hải một thằng trẻ con tóc bạc, chưa trưởng thành...
Trả lờiXóaDiễn viên Đoàn Ngọc Hải hăng hái quá trong diễn xuất.
Trả lờiXóaNói thực với các bác, cái vụ Đoàn Ngọc Hải nhảy thách lên thành "người hùng dẹp loạn" vỉa hè là do Trung ương chỉ đạo cả, để hút dư luận vào đây, quên vụ Fomosa và hàng triệu vụ dân oan khác. Chứ lý gì một anh Quận Phó tép riu, trước giờ không ai biết là thằng nào, bỗng chốc thành "ngôi sao". Sao trước nó không đi dẹp vỉa hè đi. Hử?
Diễn viên Hải ơi, hăng hái vừa thôi.Bố mày biết tỏng bài rồi.