Nguyễn Hoàng Trung
8 tháng 2 2016 ·
"TÁO QUÂN" ĐỂ LẠI NHỮNG GÌ?
Như thường niên, chương trình "Táo quân" được phát sóng vào tối ngày 30 tết đã thành món ăn tinh thần lớn cho người dân. Vẫn từng ấy con người, nội dung quanh đi quẩn lại vẫn tập trung đả kích có chừng mực một số thực trạng của xã hội thông qua việc các "táo" lên "báo cáo" với "ngọc hoàng". Có những năm các nghệ sĩ diễn phô quá, cũng có những năm lại hơi trầm, nhưng nhìn chung chương trình đã thành công ở thứ làm nên thương hiệu, chính là tiếng cười (cái cười?) mà ban tổ chức mang lại cho khán giả. Tôi không biết những tiếng cười phát ra từ ti vi là thật hay giả (Tôi đã từng đi xem một số chương trình thực tế của VTV và có một sự thật là họ cho loa trong hội trường phát đi tiếng vỗ tay và tiếng cười đã được thu sẵn ở những đoạn họ cho là "cần thiết"), nhưng khi nhìn xuống khán giả, thông qua những cảnh mà máy quay cho phép, tôi thấy khán giả cười rất thoải mái. Họ cười ha hả, hô hố, nhiều người còn đứng dậy vỗ tay. Trẻ em thì cười vì lối ăn mặc, nói năng, diễn xuất của các nghệ sĩ. Người lớn thì cười vì vở diễn đã kịch hoá một vấn đề nào đó trong xã hội mà họ đã biết rõ. Phải rồi, thời đại internet, biết chứ không phải không biết. Biết thì họ mới cười. Thế cười rồi thì làm sao?
Tôi nhìn những cảnh quay khán giả và chưa thấy một ai nhếch mép cười. Tôi cho rằng đó là một điều đáng tiếc. Nhưng tôi đồ rằng có thể trước màn hình ti vi vẫn có những người nhếch mép. Hoặc chính những người không xem mới là những người nhếch mép. Cười một cái rồi lại nghĩ xem cái cười đó dẫn tới đâu. Lên mạng xã hội tôi thấy rất nhiều bình luận về chương trình. "Đả kích hay quá, xem đã quá, cười sướng quá, ý nghĩa quá, thấy "chúng nó" bị "chửi xéo" mà hả hê quá...". Dù đọc được hay không cái sự đơn giản trong suy nghĩ của những người viết các bình luận đó thì hẳn là các nghệ sĩ cũng thấy vui vì cảm thấy công sức họ bỏ ra đã được khán giả nhìn nhận. Xong. Nghệ sĩ vui vẻ, khà khà. Khán giả vui vẻ, khà khà. Nhưng liệu có ai tự hỏi "Ừ, cười rồi thì sao? Thực tế nó vẫn thế, và lại đợi năm sau để được mua vui thêm vài trống canh?"?
"Táo quân" không khác gì một liều thuốc giảm đau. Chính vì nó chỉ là thuốc giảm đau chứ không phải thuốc trị bệnh nên nó mới được cho phép tồn tại, thậm chí được khuyến khích tồn tại trên sóng truyền hình quốc gia. Bạn hả hê vì nghĩ rằng bị chửi xéo thì chắc họ tức lắm? Ngược lại chính họ mới là những người hả hê. Xoa dịu bạn trong một thời gian để bạn lại bằng lòng với hiện thực, để con bệnh sau khi uống thuốc giảm đau lại có sức mà chịu đựng thêm một năm nữa cái sự càn quấy của họ. Khi bệnh đã vào đến cao hoang, con người ta hoặc là chịu một lần thập tử nhất sinh để cứu chữa, trục bệnh ra ngoài; hoặc là hàng ngày dùng một liều thuốc giảm đau tạm xoa dịu cơn bệnh lấy một vài khắc rồi sống vật vờ với bệnh vì đâu vẫn hoàn đó. Hả hê được hai tiếng đồng hồ rồi lại đối mặt với một năm đầy rẫy những bất cập truyền đời mà chẳng biết nên phản ứng thế nào, hoặc biết mà cũng chẳng dám thay đổi, rồi lại đợi đến cuối năm để cười, để như mượn lời các nghệ sĩ mà trút hết những uất ức, bực tức, thất vọng vào tiếng cười. Cái tôi thấy khôi hài ở đây không phải là sự pha trò của các nghệ sĩ mà chính là phản ứng của khán giả. Lạ thay, họ cười sảng khoái với bi kịch của chính mình. Con bệnh ấy ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác chỉ biết (dám?) dùng thuốc giảm đau mà đâu có biết bệnh đã ngày càng trầm trọng. Ấy là vì họ chỉ biết triệu chứng mà không hiểu rõ cái bệnh của mình, hoặc cũng có thể biết rõ bệnh mà không dám chữa. Than ôi, nếu không biết đứng lên cao mà nhìn cho xa, tĩnh tâm mà nghĩ cho thấu đáo, lại cứ giữ tâm lý bầy đàn, chăm chăm làm theo thiên hạ thì chẳng thể cứu nổi mình, cứu nổi người.
8 tháng 2 2016 ·
"TÁO QUÂN" ĐỂ LẠI NHỮNG GÌ?
Như thường niên, chương trình "Táo quân" được phát sóng vào tối ngày 30 tết đã thành món ăn tinh thần lớn cho người dân. Vẫn từng ấy con người, nội dung quanh đi quẩn lại vẫn tập trung đả kích có chừng mực một số thực trạng của xã hội thông qua việc các "táo" lên "báo cáo" với "ngọc hoàng". Có những năm các nghệ sĩ diễn phô quá, cũng có những năm lại hơi trầm, nhưng nhìn chung chương trình đã thành công ở thứ làm nên thương hiệu, chính là tiếng cười (cái cười?) mà ban tổ chức mang lại cho khán giả. Tôi không biết những tiếng cười phát ra từ ti vi là thật hay giả (Tôi đã từng đi xem một số chương trình thực tế của VTV và có một sự thật là họ cho loa trong hội trường phát đi tiếng vỗ tay và tiếng cười đã được thu sẵn ở những đoạn họ cho là "cần thiết"), nhưng khi nhìn xuống khán giả, thông qua những cảnh mà máy quay cho phép, tôi thấy khán giả cười rất thoải mái. Họ cười ha hả, hô hố, nhiều người còn đứng dậy vỗ tay. Trẻ em thì cười vì lối ăn mặc, nói năng, diễn xuất của các nghệ sĩ. Người lớn thì cười vì vở diễn đã kịch hoá một vấn đề nào đó trong xã hội mà họ đã biết rõ. Phải rồi, thời đại internet, biết chứ không phải không biết. Biết thì họ mới cười. Thế cười rồi thì làm sao?
Tôi nhìn những cảnh quay khán giả và chưa thấy một ai nhếch mép cười. Tôi cho rằng đó là một điều đáng tiếc. Nhưng tôi đồ rằng có thể trước màn hình ti vi vẫn có những người nhếch mép. Hoặc chính những người không xem mới là những người nhếch mép. Cười một cái rồi lại nghĩ xem cái cười đó dẫn tới đâu. Lên mạng xã hội tôi thấy rất nhiều bình luận về chương trình. "Đả kích hay quá, xem đã quá, cười sướng quá, ý nghĩa quá, thấy "chúng nó" bị "chửi xéo" mà hả hê quá...". Dù đọc được hay không cái sự đơn giản trong suy nghĩ của những người viết các bình luận đó thì hẳn là các nghệ sĩ cũng thấy vui vì cảm thấy công sức họ bỏ ra đã được khán giả nhìn nhận. Xong. Nghệ sĩ vui vẻ, khà khà. Khán giả vui vẻ, khà khà. Nhưng liệu có ai tự hỏi "Ừ, cười rồi thì sao? Thực tế nó vẫn thế, và lại đợi năm sau để được mua vui thêm vài trống canh?"?
"Táo quân" không khác gì một liều thuốc giảm đau. Chính vì nó chỉ là thuốc giảm đau chứ không phải thuốc trị bệnh nên nó mới được cho phép tồn tại, thậm chí được khuyến khích tồn tại trên sóng truyền hình quốc gia. Bạn hả hê vì nghĩ rằng bị chửi xéo thì chắc họ tức lắm? Ngược lại chính họ mới là những người hả hê. Xoa dịu bạn trong một thời gian để bạn lại bằng lòng với hiện thực, để con bệnh sau khi uống thuốc giảm đau lại có sức mà chịu đựng thêm một năm nữa cái sự càn quấy của họ. Khi bệnh đã vào đến cao hoang, con người ta hoặc là chịu một lần thập tử nhất sinh để cứu chữa, trục bệnh ra ngoài; hoặc là hàng ngày dùng một liều thuốc giảm đau tạm xoa dịu cơn bệnh lấy một vài khắc rồi sống vật vờ với bệnh vì đâu vẫn hoàn đó. Hả hê được hai tiếng đồng hồ rồi lại đối mặt với một năm đầy rẫy những bất cập truyền đời mà chẳng biết nên phản ứng thế nào, hoặc biết mà cũng chẳng dám thay đổi, rồi lại đợi đến cuối năm để cười, để như mượn lời các nghệ sĩ mà trút hết những uất ức, bực tức, thất vọng vào tiếng cười. Cái tôi thấy khôi hài ở đây không phải là sự pha trò của các nghệ sĩ mà chính là phản ứng của khán giả. Lạ thay, họ cười sảng khoái với bi kịch của chính mình. Con bệnh ấy ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác chỉ biết (dám?) dùng thuốc giảm đau mà đâu có biết bệnh đã ngày càng trầm trọng. Ấy là vì họ chỉ biết triệu chứng mà không hiểu rõ cái bệnh của mình, hoặc cũng có thể biết rõ bệnh mà không dám chữa. Than ôi, nếu không biết đứng lên cao mà nhìn cho xa, tĩnh tâm mà nghĩ cho thấu đáo, lại cứ giữ tâm lý bầy đàn, chăm chăm làm theo thiên hạ thì chẳng thể cứu nổi mình, cứu nổi người.
Cũng về đề tài này,
Trả lờiXóatrên FB Luân Lê có bài TÁO NÁT của luật sư Lê Luân chí lý lắm.
Bài hay quá. Chính xác 100%.
Trả lờiXóaVũ như cẩn. Năm nào cũng xa xả mà chẳng có gì thay đổi mà còn tệ hơn.
Đã đến lúc loa phường và Táo quân hoàn thành nhiệm vụ và nên cho nghỉ được rồi(mượn ý tướng Chung tí).Mấy ông diễn viên hài nếu không cẩn thận coi chừng thành Hài thật thì khốn đo,mấy đồng cát sê bèo bọt mà tay Bình Minh chi cho các vị chỉ là phần mỏng tang trong cái khoản quảng cáo mà hắn thu về đấy thưa các vị.Đừng đập bụi cho chó ăn chồn nữa!
Trả lờiXóaVài năm đầu tôi còn xem chương trình này. Bây giờ tôi coi là sự xỉ nhục nếu mình cứ ngây ngô "thưởng thức" mấy nghệ sỡi phục vụ cho thuyết-âm-mưu...
Trả lờiXóaNên đổi lại chương trình thành Táo bón thì đúng hơn
Trả lờiXóaKhông có bầu cử,ứng cử tự do nên trên thiên đình cũng vẫn là ông Ngọc Hoàng già giữ ghế.
Trả lờiXóaChấn Phong
phải làm gì...được chúng nó chứ chửi chỉ sướng miệng nghe sướng lỗ tai thôi,sau chúng nó vẫn thế chả giải quyết được gì cả
Trả lờiXóaTáo ở VN bị cắt thành "táo bón". Nhạt phèo..
Trả lờiXóaNăm nào cũng vậy Ngọc Hoàng trong Táo quân cứ thong thả nhả lời vàng ý ngọc...hệt như anh tổng tóc bạc khề khà dạy dỗ dân chúng. Nói như tác giả thật đúng, bọn họ còn sướng chứ xấu hổ nỗi gì, chính thế chương trình táo...bón này mới được động viên tồn tại. Anh tổng tóc bạc chắc khoái về cái hình ảnh khề khà làm cha thiên hạ của mình lắm lắm?
Trả lờiXóa