Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2017

TRÍ THỨC PHẢN ĐỐI VỀ VIỆC CẤM RA MẮT SÁCH VỀ TRƯƠNG VĨNH KÝ

NHÂN CHUYỆN SÁCH "PETRUS KÝ - NỖI OAN THẾ KỶ" BỊ CẤM RA MẮT BẠN ĐỌC

Trần Đình Sử
(Giáo sư- Tiến sĩ - Nhà giáo nhân dân)

Ta là một nước được coi là có pháp luật, nhưng đang tiếc là luật đen, luật miệng vẫn đang hoành hành. Có hai luật. Một luật do quốc hội thông qua, đó là luật chủ yếu thi hành công khai. Còn một luật đen chỉ ra hiệu bằng miệng nhưng cán bộ các cấp thi hành răm rắp.

Tôi nhớ hồi đầu năm 1990 khi đó chúng tôi đề xuất việc thành lập Hội nghiên cứu văn học Việt Nam. Phó thủ tướng Nguyễn Khánh đã kí quyết định cho thành lập. Ngày đại hội thành lập được quy định là ngày mai, nhưng tối nay có một cú điện thoại từ một ông to gọi xuống cho ông HT, đề nghị hoãn. Thế là ông HT gọi điện đi khắp nới để hoãn, nhưng đó thật ra không phải hoãn mà là cấm vĩnh viễn. Sau đó hỏi ra thì hoá ra do một vài ông vớ vẫn có quan hệ với ông to kia, nói to nói nhỏ thế nào đấy. Thế là cái lệnh vớ vẩn kia to hơn quyết định củamột phó thủ tướng. Sau này nghe nói phó thủ tướng cũng không vui. Ông bảo nếu cứ đại họi thành lập đi, đã có tôi chịu trách nhiệm. thì mọi sự có phải tốt không. Nhưng cái ông HT đã già mà còn sợ bóng sợ gió. Tôi cũng đã từng thậy một số tờ giấy ghi lệnh thế này thế kia cho cấp dưới thi hành mà không có dấu má, chữ kí của ai cả, cứ thế mà làm.


Một xã hội mà bên cạnh luật công khai, luật trắng, còn có luật đen được thi hành thì sẽ không bao giờ có gì đảm bảo là công bằng cả. Nếu chúng ta đã có luật công khai rồi, thì tại sao còn sợ luật đen?

* Chú thích của Tễu Blog: HT là Hoàng Trinh, tức Hồ Tôn Trinh, Viện trưởng Viện Văn học, nay đã mất. 
------------

Dzung Hoang
(Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngôn ngữ)

Để tránh để lại “bằng chứng”, lệnh được nhắn tin đến các tổng biên tập: “BTG.TU đề nghị: Quyển sách “Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ” (Nhã Nam và Nhà xuất bản Tri thức) do nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu chủ biên, hiện đang được Nhà xuất bản Tri thức thu hồi để chỉnh sửa theo yêu cầu của Cục Xuất bản, In, Phát hành. Đề nghị báo đài không giới thiệu và không đưa các thông tin liên quan đến quyển sách này. Đề nghị thực hiện nghiêm”.

Manh Kim
(Nhà báo)

Ngay những ngày đầu năm (Dương lịch) đã xảy ra một “sự kiện văn hóa” rất phi văn hóa: một lệnh miệng vừa được yêu cầu báo chí không đề cập quyển “Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ”. Để tránh để lại “bằng chứng”, lệnh được nhắn tin đến các tổng biên tập: “BTG.TU đề nghị: Quyển sách “Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ” (Nhã Nam và Nhà xuất bản Tri thức) do nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu chủ biên, hiện đang được Nhà xuất bản Tri thức thu hồi để chỉnh sửa theo yêu cầu của Cục Xuất bản, In, Phát hành. Đề nghị báo đài không giới thiệu và không đưa các thông tin liên quan đến quyển sách này. Đề nghị thực hiện nghiêm”.

Tại sao lại cấm “giới thiệu” và “đưa các thông tin liên quan”, đối với một quyển sách viết về một trong những nhân vật vĩ đại nhất của lịch sử văn hóa nước nhà? Nếu cần nhắc nhở hậu thế về những tiền nhân với những đóng góp to lớn cho văn hóa dân tộc thì cụ Trương là nhân vật không thể không nhắc. Cần nhắc lại, sau 1975, một tượng cụ Trương dựng gần Bưu điện Sài Gòn, nơi cụ đã đứng uy nghiêm suốt từ năm 1927, đã bị bứng đi. Báo Tuổi Trẻ (5-1-2016) cho biết:

“Tượng cụ Trương Vĩnh Ký cao khoảng 1,70m, tương đương với chiều cao thực của cụ. Tượng đúc bằng đồng, đặt đứng trên bục cao, mặc áo dài, đầu đội khăn đóng - đây là hai loại trang phục đã gắn liền suốt cuộc đời của Trương Vĩnh Ký. Trên ngực áo của cụ chạm khắc những huy chương cao quý mà cụ đã đạt được, như: Giáo sư ngôn ngữ Á Đông và là một trong 18 nhà bác học thế giới (1874), Khuê bài Hàn lâm viện đệ nhị đẳng bội tinh (Palmes d'Académie) của Hàn lâm viện Pháp (1883), Hàn lâm viện đệ nhất đẳng của Pháp (1887), Hàn lâm viện đệ nhất đẳng của Hoàng gia Campuchia...”.

Dường như người ta vẫn còn “sợ” những vĩ nhân thật sự như cụ Trương? Hay là chân dung vĩ đại của một học giả thông kim bác cổ như cụ Trương có thể làm mờ nhạt đi hình ảnh một bọn học lóm mà xét về học thuật lẫn nhân cách khi so với cụ Trương chỉ đáng là một đám hạ tiện? Mà cần gì phải cấm ở thời mà không gian mạng có thể cho biết đâu là một bậc chân học giả và đâu là phường tiểu nhân vô học luôn tự nhận mình là cha thiên hạ!


Tinh Vuong Xuan
(Tiến sĩ Dân tộc học)

THẦY DÙI ĐỂU

Tôi chưa được đọc quyển sách "Trương Vĩnh Ký - nỗi oan thế kỷ" của cụ Nguyễn Đình Đầu, mà chỉ biết sơ bộ qua "Lời giới thiệu" của GS Phan Huy Lê (được các trang mạng đăng tải). Với nội dung, ý nghĩa cuốn sách mà thầy Lê viết, tôi tin, và tôi nghĩ chả có gì khiến cơ quan chức năng phải cấm buổi ra mắt cuốn sách tại Đường Sách Sài Gòn vào sáng Chủ nhật 8/1/2017. Song đáng tiếc, ngày 4/1 đã có "ngôn truyền". Có thể đây là hậu quả của một loại "Thầy dùi đểu".

Tôi nói "Thầy dùi đểu" là dựa trên câu chuyện gần đây với các cán bộ có trách nhiệm của Cục an ninh xã hội, Bộ Công an. Trong buổi gặp đó, tôi có phàn nàn về một số ứng xử của an ninh với trí thức, và cần phải tin trí thức. Mấy anh cười bảo: "Bác ơi ! Chúng em có nghĩ thế đâu ! Chính trong hàng ngũ trí thức nghĩ như thế đấy chứ... Nhưng có những trường hợp dù được phản ánh, chúng em vẫn xem xét kỹ lưỡng, sợ có thể vì động cơ cá nhân...".

Thế đó !

"Thầy dùi đểu" là có thật. Đấy là một loại "cò" trí thức, không hiếm trong xã hội chúng ta hiện nay.
.

2 nhận xét :

  1. Nếu chấp nhận cuốn sách nói về thân thế sự nghiệp của cụ Trương Vĩnh Kỹ thì hóa ra chính quyền CSVN tự vả vào miệng mình vì lâu nay vẫn tuyên truyền rằng Nguyễn Ái Quốc mới là "nhà báo háng đầu" ở Việt Nam đó sao?
    Vì vậy cấm ra mắt cuốn sách này là việc mà ĐCS cần làm để "bảo vệ uy tín lãnh tụ".

    Trả lờiXóa
  2. Người biết mấy chục thứ tiếng, danh nhân văn hóa u-nét-sờ-cô là bác hồ vĩ đại. ông Trương vĩnh Ký sao bằng được..cấm là đúng rồi. Ai nói Ngục Trung nhật ký (tiếng Tàu), Bản án chế độ ..(tiếng Pháp) là bác copy hả ??
    Cấm sách là còn nhẹ đó. Gọi 1 cú phone bắt hết nhốt hết bây giờ.

    Trả lờiXóa