Cõi Nam này Đức Quan Âm,
Núi Hương biết mấy nghìn năm thơm còn,
Bể dâu tầng lớp chưa mòn,
Mấy câu in lấy tấm son để truyền.
Núi Hương biết mấy nghìn năm thơm còn,
Bể dâu tầng lớp chưa mòn,
Mấy câu in lấy tấm son để truyền.
(trích Hương Sơn Quan Thế Âm chân kinh)
.
.
HƯƠNG SƠN QUAN THẾ ÂM CHÂN KINH
Tác giả: Giá Sơn Kiều Oánh Mậu (1854 - 1911).
Người dịch và chú giải: Nguyễn Xuân Diện.
Nxb Thế Giới, Hà Nội, 2017. Khổ sách 13 x 20,5 cm.
Sách dày 207 trang, giấy Bãi Bằng ngà vàng 70g/m2. Bìa mềm, có mép gấp.
Giá bìa: 50.000 đ.
Giá bán: 50.000 đ. Mua trên 100 cuốn có giảm giá.
(Gửi qua bưu điện, người mua chịu cước phí).
Liên hệ mua sách: Chị Nguyễn Kim Măng – Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 183 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 098 529 9535 Email: kimmanghn@gmail.com
Tài khoản: Nguyễn Kim Măng. Số: 103 213 677 91011 Ngân hàng Techcombank – Chi nhánh Thăng Long – Hà Nội.
----------------
Lời giới thiệu
Hàng năm, sau mấy ngày Tết nguyên đán, dân gian bắt đầu lễ hóa vàng tiễn chân cụ kỵ ông bà trở lại âm giới, thì cũng là lúc Hương Sơn làm lễ Mở cửa rừng, chính thức khai hội Chùa Hương. Hương Sơn là Đất Phật, sơn thủy hữu tình, nhiều sản vật quý và lạ. Hương Sơn cách không xa các trung tâm, tiện đường đi lại, khách hành hương có thể chọn lựa đi thủy đi bộ đều rất tiện lợi.
Đến Hương Sơn giữa những ngày hội, là để thưởng thức thiên nhiên, say mê trước vẻ đẹp mà tạo hóa khéo đặt bày tạo dựng, thưởng thức những món thời trân dân giã mà ngon miệng (nào là mơ, là rau sắng, củ mài, các loại dược liệu quý).
Đến Hương Sơn để thành tâm dâng lên Đức Phật Nam Hải Quan Thế Âm lời cầu nguyện quốc thái dân an, mạnh khỏe bình an, đắc tài sai lộc.
Sự tích Đức Phật Nam Hải Quan Thế Âm đã được biên chép trong thư tịch, được các học giả thiền sư quan tâm ấn tống, truyền bá. Một trong những bản đó là Hương Sơn Quan Thế Âm chân kinh tân dịch 香 山 觀 世 音 真 經 新 譯 do Giá Sơn Kiều Oánh Mậu sáng tác dựa trên các kinh sách cổ. Kiều Oánh Mậu (1854- 1911) là một học giả rất quan tâm đến tín ngưỡng thờ Phật Mẫu của Việt Nam. Ngoài Hương Sơn Quan Thế âm chân kinh tân dịch (1400 câu), ông còn có cuốn Tiên phả dịch lục (776 câu). Cả hai cuốn này đều là các truyện thơ Nôm lục bát dựa trên các phả ký và chân kinh được Kiều Oánh Mậu dày công sưu tập và chọn lựa. Thể thơ lục bát được Kiều Oánh Mậu sử dụng rất điêu luyện, đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc.
Trẩy hội Chùa Hương, thập phương thiện nam tín nữ có bản chân kinh này, trước là tụng niệm hồng danh của Đức Phật Quan Thế Âm chùa Hương, cầu mong những điều tốt lành nhân dịp đầu Xuân năm mới, sau nữa mang về nhà làm quà để cho người thân cùng đọc chân kinh để được trợ thêm công đức.
Ấn bản Hương Sơn Quan Thế âm chân kinh tân dịch này có in kèm bản Nôm ở sau sách, nhằm phục vụ cho các độc giả có thể học chữ Nôm và tìm hiểu về chữ Nôm – một thứ chữ của dân tộc, dựa theo chữ Hán tạo thành, để ghi âm tiếng Việt, mà sinh thời Giá Sơn Kiều Oánh Mậu rất trân quý!
Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát !
Hà Nội, mùa Xuân năm Đinh Dậu 2017.
Nguyễn Xuân Diện kính đề.
Đến Hương Sơn để thành tâm dâng lên Đức Phật Nam Hải Quan Thế Âm lời cầu nguyện quốc thái dân an, mạnh khỏe bình an, đắc tài sai lộc.
Sự tích Đức Phật Nam Hải Quan Thế Âm đã được biên chép trong thư tịch, được các học giả thiền sư quan tâm ấn tống, truyền bá. Một trong những bản đó là Hương Sơn Quan Thế Âm chân kinh tân dịch 香 山 觀 世 音 真 經 新 譯 do Giá Sơn Kiều Oánh Mậu sáng tác dựa trên các kinh sách cổ. Kiều Oánh Mậu (1854- 1911) là một học giả rất quan tâm đến tín ngưỡng thờ Phật Mẫu của Việt Nam. Ngoài Hương Sơn Quan Thế âm chân kinh tân dịch (1400 câu), ông còn có cuốn Tiên phả dịch lục (776 câu). Cả hai cuốn này đều là các truyện thơ Nôm lục bát dựa trên các phả ký và chân kinh được Kiều Oánh Mậu dày công sưu tập và chọn lựa. Thể thơ lục bát được Kiều Oánh Mậu sử dụng rất điêu luyện, đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc.
Trẩy hội Chùa Hương, thập phương thiện nam tín nữ có bản chân kinh này, trước là tụng niệm hồng danh của Đức Phật Quan Thế Âm chùa Hương, cầu mong những điều tốt lành nhân dịp đầu Xuân năm mới, sau nữa mang về nhà làm quà để cho người thân cùng đọc chân kinh để được trợ thêm công đức.
Ấn bản Hương Sơn Quan Thế âm chân kinh tân dịch này có in kèm bản Nôm ở sau sách, nhằm phục vụ cho các độc giả có thể học chữ Nôm và tìm hiểu về chữ Nôm – một thứ chữ của dân tộc, dựa theo chữ Hán tạo thành, để ghi âm tiếng Việt, mà sinh thời Giá Sơn Kiều Oánh Mậu rất trân quý!
Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát !
Hà Nội, mùa Xuân năm Đinh Dậu 2017.
Nguyễn Xuân Diện kính đề.
-------------
VÀI NÉT VỀ VĂN BẢN
.
Hương Sơn Quan Thế Âm chân kinh tân dịch 香 山 觀 世 音 真 經 新 譯 được khởi bút từ ngày 23 tháng 9 và hoàn thành bản thảo vào ngày 16 tháng 10 năm Kỷ Dậu (1909) và 2 ngày sau thì bài tựa cho sách cũng được hoàn thành. Sách được in vào tháng 11 cùng năm.Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện có 02 bản. Bản viết tay mang tiêu đề Thiên Nam Hương Sơn Quan Âm Phật chân kinh tân dịch 天 南 香 山 觀 音 佛 真 經 新 譯 được đóng chung trong tập Vị thành giai cú tập biên 渭 城 佳 句 摺 編 (AB. 194). Văn bản được chép từ trang 61b đến trang 94a. Bản in mang tiêu đề Hương Sơn Quan Thế Âm chân kinh tân dịch 香 山 觀 世 音 真 經 新 譯, mang ký hiệu AB.271. Sách dày 89 trang, khổ 25 x 13 cm. Nội dung sách gồm:
- Bài thơ Hương Sơn chân kinh dịch thành kính đề của Kiều Oánh Mậu.
- Bài Tựa của Kiều Oánh Mậu, đề ngày 18 tháng 10 năm Duy Tân 3 (1909).
- Truyện thơ Nôm Hương Sơn Quan Thế Âm chân kinh tân dịch, gồm 1400 câu thơ lục bát.
- Chùm thơ Đề Hương Sơn thi của các cụ Phó bảng Phạm Văn Ái (1 bài), Phó bảng Dương Danh Lập (2 bài) và cụ Quản đạo Đặng Trần Hanh (1 bài).
Hương Sơn Quan Thế Âm chân kinh tân dịch do Phạm Văn Thụ hiệu duyệt, Trần Xuân Thiều chú thích và Vương Đan Quế bình luận. Tác phẩm được chia làm 22 đoạn với tiêu đề bằng chữ Hán.
Chúng tôi chọn bản in AB.271 để phiên âm, chú giải. Khi phiên âm, chú giải, với những chú thích, nếu sử dụng chú thích nguyên trong bản Nôm thì được đề rõ là Nguyên chú, ở đằng trước mỗi chú thích.
---------
.
.
Hương Sơn chân kinh dịch xong, kính đề
Ngàn năm Hương Tích dấu thơm truyền
Một quyển chân kinh nét mực in
Người cũng lòng từ xui để mách
Ai ơi mắt tuệ mở mà nhìn
Biết bao mê mộng Thần chưa chết
Này chữ tỉnh tâm Phật phải tin
Sắc sắc không không, không lại sắc
Vui cho văn tự sẵn nhân duyên.
Sáng sớm ngày mùng Một tháng Mười một mùa Đông (1909).
Ngàn năm Hương Tích dấu thơm truyền
Một quyển chân kinh nét mực in
Người cũng lòng từ xui để mách
Ai ơi mắt tuệ mở mà nhìn
Biết bao mê mộng Thần chưa chết
Này chữ tỉnh tâm Phật phải tin
Sắc sắc không không, không lại sắc
Vui cho văn tự sẵn nhân duyên.
Sáng sớm ngày mùng Một tháng Mười một mùa Đông (1909).
Giá Sơn (Kiều Oánh Mậu) ghi.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét