(GDVN) - Chẳng có nơi nào giống Việt Nam, hàng ngàn Tiến sỹ, Giáo sư đang làm công tác quản lý hành chính, chẳng biết những học hàm học vị ấy có ý nghĩa gì.
LTS: Từ việc học giả, bằng thật khi bước vào thực tế không ít vị
tiến sĩ, giáo sư đã phải khiến cho người dân điêu đứng, tổ chức thiệt
hại.
Hôm nay, tác giả Trương Khắc Trà bàn về nỗi buồn này của nền giáo dục. Bài viết thể hiện quan điểm, ý kiến riêng của tác giả. Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
Câu chuyện Tiến sỹ “giấy” – đại diện tiêu biểu cho chất lượng nền giáo dục của một quốc gia, một lần nữa được dịp đem ra phân tích mổ xẻ nhân cuộc tọa đàm “Nâng cao chất lượng đào tạo Tiến sỹ” do Bộ GD&ĐT tổ chức tại Hà Nội vào ngày 10/11 vừa qua.
Nói về thực trạng Tiến sỹ “giấy”, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có tít bài: "“Sâu" tiến sỹ và "canh" giáo dục”, có thể thực trạng này chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh” nhưng nếu giáo dục vẫn là “nồi canh” thì chẳng có gì đảm bảo sẽ hết những “con sâu” làm rầu.
Con số Tiến sĩ ra lò nhiều kỷ lục tại Viện Khoa học xã hội đã khiến
nhiều người phải đặt phép tính chia một cách cơ học, kết quả cho thấy ở
Viện này, trung bình cứ 1,76 ngày lại cho ra lò một tiến sĩ.
Còn nếu chỉ tính ngày làm việc, thì cứ 1 ngày 1 giờ 15 phút lại có một
Tiến sĩ và chắc chắn con số này còn tăng lên bởi theo lý giải của lãnh
đạo Viện này tỉ lệ Tiến sĩ của ta còn thấp so với khu vực.
Hàng ngày bật tivi và xem bất cứ chương trình nào chúng ta dễ dàng
bắt gặp rất nhiều Tiến sĩ trả lời phỏng vấn, ấy vậy nhưng Việt Nam lại
đang thiếu trầm trọng đội ngũ chuyên gia, các công trình trọng điểm quốc
gia.
Nơi cần hàm lượng khoa học và kỹ thuật cao đều do nước ngoài thi công, người nông dân phải “bất đắc dĩ” chân đất tay bùn làm khoa học, ngành công nghiệp trong nước vẫn chưa thể sản xuất nổi con ốc vít…
Nơi cần hàm lượng khoa học và kỹ thuật cao đều do nước ngoài thi công, người nông dân phải “bất đắc dĩ” chân đất tay bùn làm khoa học, ngành công nghiệp trong nước vẫn chưa thể sản xuất nổi con ốc vít…
Các cơ quan chức năng liệu không biết hoặc cố tình không biết nghịch lý này khi chạy theo tỉ lệ Tiến sỹ/dân, chỉ tiêu số lượng cơ học này chắc chắn sẽ hoàn thành nhanh chóng nhưng có ai đó tự hỏi rằng đến khi đạt được tỉ lệ ấy thì chúng ta sẽ làm gì với đội ngũ Tiến sĩ khổng lồ này?
Đạt được tỷ lệ ấy để làm gì hay chỉ có tính chất cổ vũ thêm cho tâm lý sính bằng cấp để rồi người người, nhà nhà đổ xô làm Tiến sĩ.
Trong khi đó những vấn đề nhức nhối trong xã hội đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ như thực phẩm bẩn, tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội, sự xuống cấp về đạo đức văn hóa…đang cần lắm những giải pháp từ chuyên gia là Tiến sỹ, giáo sư mang trên mình trọng trách khoa học.
Mới đây, Dự án trắc lượng khoa học Việt Nam công bố số tiền ngân sách
được cấp cho tổ chức khoa học quan trọng nhất đất nước là Viện Hàn lâm
Khoa học Việt Nam trong 5 năm qua là 2.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, số lượng tiến sĩ ở nước ta đã lên đến 24.000 người.
Trong khi đó, số lượng tiến sĩ ở nước ta đã lên đến 24.000 người.
Theo thông lệ quốc tế, học vị Tiến sỹ chỉ có ý nghĩa đối với đội ngũ các nhà sư phạm, nhà khoa học có công trình nghiên cứu, ứng dụng, thậm chí phải có đội ngũ cộng sự và phòng thí nghiệm riêng.
Ngược lại, chẳng có nơi nào giống Việt Nam, hàng ngàn Tiến sỹ, Giáo sư đang làm công tác quản lý hành chính, chẳng biết những học hàm học vị ấy có ý nghĩa gì ngoài việc để giới thiệu trong các hội nghị, cuộc họp nhằm giải quyết khâu “oai”.
Bởi vậy, trong số 24.000 Tiến sỹ hiện tại, có một số lượng không nhỏ chẳng liên quan gì đến nghiên cứu khoa học, và cũng có không ít tấm bằng được cấp bởi các trường “ma”.
Người viết bài này từng chứng kiến sự việc một ông quan đầu huyện làm mình làm mẩy với cấp dưới vì cái tội giới thiệu bị thiếu cái học vị “Ths” của ông ta.
Cũng là câu chuyện liên quan đến “giới tinh hoa, không ai tin rằng đoạn hội thoại dưới đây của một vị được cho là Giáo sư, đóng vai nhân vật “tao”:
“Mày nói giúp, dm*...tao đã giúp rồi, mày có mù không, có mù chữ không.
Vị khách: Nhưng thầy bảo một tháng, nhưng một tháng rồi.
Dm* mày một tháng hay một năm tao đã bảo với mày rồi, nó tùy thuộc vào thái độ của mày.
Đến lúc này, mày đ* lấy được lại, tao đ*. ký cho mày đó, mày phải hiểu cỡ của tao chứ, số tiền đó tao cần đ*. động vào, thái độ mày thằng mất dạy cần gì tao phải giúp mày.
Vị khách: Thầy đứng trên bàn, tại sao không thể nói chuyện đàng hoàng được.
Dmm* nhà tao, thì tao làm gì quyền của tao, mày làm được thế nào...”[1].
Theo nhân vật “tao” trên cho biết, chức danh và nơi công tác hiện tại là
Hiệu trưởng Học viện Kinh tế Sáng tạo; Giáo sư danh dự Đại học
Southwest America (Hoa Kỳ), Chuyên viên nghiên cứu kinh tế thuộc Đại học
Soongsil, Seoul, Hàn Quốc.
Thật may mắn là các chức danh này giờ đã được chỉ rõ là mạo nhận, nhưng sao vẫn thấy cay cay...
Thật may mắn là các chức danh này giờ đã được chỉ rõ là mạo nhận, nhưng sao vẫn thấy cay cay...
Chưa kể, người ta cũng vạch ra rằng Đại học Southwest America bị Chính phủ Mỹ liệt vào danh sách các trường “ma”.
Vậy nên, cái “hậu tố” Tiến sỹ kia không biết thực hư ra sao nhưng “tiền tố” Giáo sư đích thị là “ma”, vì đơn giản chẳng có cái trường “ma” nào có bằng thật để cấp, kể cả danh dự.
Trước thềm kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11), lại thêm một câu chuyện buồn liên quan đến Tiến sỹ, nhưng đó là vụ việc Tiến sỹ bị đánh, người đánh vị Tiến sỹ 76 tuổi - nguyên giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội chính là một lãnh đạo của Sở Ngoại vụ thành phố này.
Cách hành xử kiểu đường phố này khiến nhiều người đặt dấu hỏi cho đạo đức của “công bộc” xứ Tràng An, nó chẳng khác mấy với một cú tát thẳng vào đội ngũ nhà giáo – giới tinh hoa xã hội.
Xét về khía cạnh nào đó, vị cán bộ đánh dân kia cũng là sản phẩm của nền giáo dục, cũng là một người học trò.
Vị Tiến sỹ, xét trong mối quan hệ với ông cán bộ Sở là dân bị cán bộ đánh cũng là một người thầy.
Vậy là, trò đã đánh thầy! Người đánh người đã bị lên án gay gắt huống hồ trò đánh thầy, đây không phải nỗi buồn buồn của một vài người mà là nỗi xấu hổ của cả ngành giáo dục.
Tài liệu tham khảo:
Vậy là, trò đã đánh thầy! Người đánh người đã bị lên án gay gắt huống hồ trò đánh thầy, đây không phải nỗi buồn buồn của một vài người mà là nỗi xấu hổ của cả ngành giáo dục.
Tài liệu tham khảo:
Trương Khắc Trà
Cảm thông sâu sắc cùng tác giả bài viết ! nhưng vì ai mà ra nông nổi này ?
Trả lờiXóaXin nêu 2 điển hình:
Trả lờiXóa1) Tiến sỹ giấy: bộ trưởng công thương Trần Tuấn Anh
2) Giáo sư ma + tiến sỹ giấy: Lê Vinh Danh, hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng.
Ai khg tin cứ đặt câu hỏi ở đây.
'Nhìn tổng quát,
Trả lờiXóađất nước có bao giờ được thế này không?'
(tổng bí thơ Nguyễn Phú Trọng)
*
Thế này là sao hở cụ Trọng????
Bộ trưởng Bộ Giáo dục mà còn ăn nói không ra sao thì cho ra lò tiến sĩ giấy , tiến sĩ ma là đúng thôi .
Trả lờiXóaĐã chót xây lò rồi thì phải ấp tiến sĩ, giáo sư thôi chứ biết sao. Bây giờ mà không ấp GS, TS nữa thì tự dưng để mất 400 tỷ/năm bú từ ngân sách như mấy cái Viện Hàn lâm KH gì gì ở trển à
Trả lờiXóa