Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an.
Interpol đã phát lệnh truy nã đỏ ông Trịnh Xuân Thanh
VNE
Thứ năm, 17/11/2016 | 13:38 GMT+7
Thượng tướng Lê Quý Vương cho biết Ban thư ký của Interpol đã ra lệnh truy nã quốc tế ông Trịnh Xuân Thanh từ 29/9, sau khi nhận được yêu cầu của cơ quan điều tra Việt Nam.
Đại biểu chất vấn vì sao ông Trịnh Xuân Thanh 'ra đi êm ả'
Bộ Nội vụ kiểm điểm trách nhiệm liên quan ông Trịnh Xuân Thanh
Ngày 17/11, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Thượng tướng Lê Quý Vương (Thứ trưởng Bộ Công an) cho biết chất vấn của các đại biểu liên quan đến trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh "vì sao có vi phạm lại ra đi một cách êm ả" là đúng, tuy nhiên không nhất thiết phải công khai trả lời vì vụ án đang trong quá trình điều tra.
"Đang điều tra nên có những thông tin về vụ án đưa ra bất lợi, ví dụ chúng ta họp Quốc hội, Trịnh Xuân Thanh cũng theo dõi qua mạng. Thông tin diễn ra trên nghị trường, nhưng chỉ một phút sau lên mạng hết vì thế giới phẳng. Vụ án khi đến giai đoạn kết thúc điều tra thì tất cả mọi việc sẽ được làm sáng tỏ", Tướng Vương nói.
Trước việc đại biểu dẫn ý kiến cử tri cho rằng, trong nước phát lệnh truy nã quốc tế nhưng "trên hệ thống mạng Interpol (tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế) chưa có tên Trịnh Xuân Thanh", Thứ trưởng Công an cho hay qua kiểm tra thấy Ban thư ký của Interpol đã ra lệnh truy nã quốc tế ông Trịnh Xuân Thanh từ 29/9, sau khi nhận được yêu cầu của cơ quan điều tra Việt Nam. "Đây là lệnh truy nã đỏ, nhiều nước đã nhận được", Tướng Vương cho hay.
Thông tin thêm về vụ án liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh, Thượng tướng Lê Quý Vương nói đây là vụ án nhận kết quả từ công tác thanh tra, kiểm tra. Khi tiếp nhận hồ sơ phải có một quá trình giải quyết theo quy định về tin báo tố giác tội phạm, "vì vậy phải có thời gian".
Ngày 15/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật hình sự đối với ông Trịnh Xuân Thanh, để điều tra khoản thua lỗ gần 3.300 tỷ tại PVC thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thời gian ông Thanh làm lãnh đạo tại đây.
Trong cuộc tiếp xúc cử tri tại Đà Nẵng hồi tháng 10, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh cho biết, ông Trịnh Xuân Thanh đã vượt biên trốn ra nước ngoài rồi bay sang châu Âu.
Ngày 17/11, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Thượng tướng Lê Quý Vương (Thứ trưởng Bộ Công an) cho biết chất vấn của các đại biểu liên quan đến trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh "vì sao có vi phạm lại ra đi một cách êm ả" là đúng, tuy nhiên không nhất thiết phải công khai trả lời vì vụ án đang trong quá trình điều tra.
"Đang điều tra nên có những thông tin về vụ án đưa ra bất lợi, ví dụ chúng ta họp Quốc hội, Trịnh Xuân Thanh cũng theo dõi qua mạng. Thông tin diễn ra trên nghị trường, nhưng chỉ một phút sau lên mạng hết vì thế giới phẳng. Vụ án khi đến giai đoạn kết thúc điều tra thì tất cả mọi việc sẽ được làm sáng tỏ", Tướng Vương nói.
Trước việc đại biểu dẫn ý kiến cử tri cho rằng, trong nước phát lệnh truy nã quốc tế nhưng "trên hệ thống mạng Interpol (tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế) chưa có tên Trịnh Xuân Thanh", Thứ trưởng Công an cho hay qua kiểm tra thấy Ban thư ký của Interpol đã ra lệnh truy nã quốc tế ông Trịnh Xuân Thanh từ 29/9, sau khi nhận được yêu cầu của cơ quan điều tra Việt Nam. "Đây là lệnh truy nã đỏ, nhiều nước đã nhận được", Tướng Vương cho hay.
Thông tin thêm về vụ án liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh, Thượng tướng Lê Quý Vương nói đây là vụ án nhận kết quả từ công tác thanh tra, kiểm tra. Khi tiếp nhận hồ sơ phải có một quá trình giải quyết theo quy định về tin báo tố giác tội phạm, "vì vậy phải có thời gian".
Ngày 15/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật hình sự đối với ông Trịnh Xuân Thanh, để điều tra khoản thua lỗ gần 3.300 tỷ tại PVC thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thời gian ông Thanh làm lãnh đạo tại đây.
Trong cuộc tiếp xúc cử tri tại Đà Nẵng hồi tháng 10, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh cho biết, ông Trịnh Xuân Thanh đã vượt biên trốn ra nước ngoài rồi bay sang châu Âu.
Anh Minh
Trịnh Xuân Thanh chưa bị thành án và chưa quả tang phạm pháp hoặc có bằng chứng phạm pháp. Trịnh Xuân Thanh chỉ bị yêu cầu làm rõ thua lỗ ba ngàn tỉ. "làm rõ" tức là chưa phải bằng chứng phạm tội. Thủ tục dẫn độ cũng không phải đơn giản, ở quốc gia chưa ký hiệp ước dẫn độ thì sao? Vậy thì đến khi nào?
Trả lờiXóaTrịnh Xuân Thanh đang nắm giữ nhiều bí mật của riêng ông Trọng và đảng, bước cuối cùng thì "cả 2 cùng chết" thôi.
Trả lờiXóaThanh có phải là tội phạm đâu mà Interpol truy nã, tầm xàm, hù dọa người dốt thôi.
Trả lờiXóaTheo quy định của pháp luật, truy nã là việc cơ quan điều tra ra một quyết định truy tìm tung tích, bắt giam trở lại đối với người vi phạm pháp luật hình sự, khi có dấu hiệu bỏ trốn khỏi nơi cư trú, hoặc nơi thi hành án, đến một địa bàn khác, với các thủ đoạn khác nhau như thay đổi tên gọi, thay đổi hình dáng, thông tin cá nhân… để trốn tránh pháp luật. TRịnh Xuân Thanh không thuộc các trường hợp nêu trên nên không thể bị truy nã.
Trả lờiXóaVừa rồi có bà Dương Tú Châu ở Trung Quốc can tội tham nhũng trốn sang Mỹ 13 năm về đầu thú. Hiện nay có hàng ngàn tội phạm tham nhũng Trung Quốc bỏ chạy trên khắp thế giới. Người ta có cảm giác như Tập Cận Bình đang chơi trò Pokemon Go đi bắt từng thằng tham nhũng. Bắt được một đứa mất vài ba năm, hết đời Tập cận Bình cũng không bắt được một chục đứa! Đây chỉ là trò mị dân. Người dân Trung Quốc đang thất nghiệp hàng chục triệu người, không ai rảnh mà đi coi bắt tham nhũng. Người dân Trung Quốc muốn gì? Họ muốn một định chế xã hội bình đẳng và mở ra cơ hội phát triển đồng đều chứ chẳng ai rảnh mà chong mắt đi coi Tập Cận Bình chơi trò Pokemon Go! Thế thôi!
Trả lờiXóaThông báo Đỏ (Red Notices) trên trang web Interpol Quốc tế có thấy mặt mũi Trịnh Xuân Thanh đâu.
Trả lờiXóaThông tin trên của ông thượng tướng công an VN là tin vịt.
Trả lờiXóaTin vịt!
Trả lờiXóaVì INTERPOL không phải là một tổ chức cảnh sát thuần túy mà nhiều người thường hay hiểu lầm. Interpol chỉ là một cơ quan đầu não chuyên về điều tra, theo dõi, cung cấp tư liệu liên quan đến tội phạm hình sự, khủng bố. Interpol không tham gia vào công việc bắt bớ hoặc can thiệp vũ trang. Các hoạt động đó đều do cơ quan cảnh sát địa phương của quốc gia có liên quan xử lý. Nhưng, Interpol có thể giúp đỡ các tổ chức cảnh sát địa phương trong việc theo dõi tiến trình hoạt động của các kẻ bị truy tầm và phát lệnh truy nã cho các quốc gia thành viên.
Công việc chính của Interpol là theo dõi, điều tra phát hiện các tội phạm như rửa tiền, buôn bán người, trẻ em, buôn bán ma tuý, vũ khí, chống tội phạm công nghệ cao, chống tội phạm có tổ chức, chống khủng bố... nhằm góp phần giữ gìn trật tự xã hội trên toàn cầu.
Chưa tìm thấy tên Trịnh Xuân Thanh trong danh sách truy nã:
Trả lờiXóahttps://www.interpol.int/notice/search/wanted
Làm tôi mất công vào Interpol wanted nhưng không thấy có tên Trịnh Xuân Thanh.
Trả lờiXóatruy cập vào trang Interpol.int thì vẫn chưa có lệnh truy nã (wanted)Trịnh Xuân Thanh. Vậy Ban thư ký của Interpol ra lệnh truy nã ở đâu vậy?? Không biết ông Vương vào mạng không nhỉ hay chỉ nghe báo cáo?
Trả lờiXóaHọ nói phét ý mà, cho những ai chưa có điều kiện vào Internet tin xái cổ.
XóaThật thế á???
Trả lờiXóaTham khảo ý kiến LS:
Trả lờiXóaMấy ngày hôm nay, báo chí lại rầm rộ lên việc Thứ Trưởng Bộ Công An Lê Quý Vương phát biểu tại hành lang Quốc Hội với nội dung rằng Interpol đã phát lệnh truy nã đỏ ông Trịnh Xuân Thanh. Tôi thấy đây là một thông tin có khả năng khiến người dân Việt Nam hiểu nhầm rằng ông Trịnh Xuân Thanh đang bị Interpol truy nã trên toàn thế giới, và các quốc gia phải có nghĩa vụ bắt và trao ông này cho Việt Nam. Như tôi đã nói, đây là một sự hiểu nhầm trầm trọng.
Đầu tiên, không có khái niệm “lệnh truy nã đỏ”. Trên thực tế, Interpol không bao giờ phát ra lệnh bắt hoặc truy nã. (arrest warrant hoặc wanted poster). Điều mà Thứ trưởng Vương đang đề cập là “red notice” và nên được dịch là “thông báo đỏ” thì mới đúng bản chất của nó. Mọi người có thể tìm thêm thông tin về red notice ngay trên trang web của Interpol (tại đây).
Red notice là một yêu cầu để xác định vị trí và bắt giữ hình sự một cá nhân đang bị đề nghị dẫn độ. Lệnh này đúng là chính thức được ban hành bởi Tổng Thư Ký của Interpol nhưng không có nghĩa rằng Interpol đang truy nã cá nhân này. Cá nhân này chỉ đang bị truy nã bởi một quốc gia và Red notice được dùng để thông báo cho các quốc gia khác về lệnh truy nã đó. Nói một cách đơn giản, không thể ép buộc bất kỳ quốc gia nào phải bắt giữ và trao cá nhân được đề cập tại Red notice.
Theo FB Hoang Tran
Nếu Interpol quan tâm Trịnh Xuân Thanh, thì sẽ có cả vạn "Trịnh Xuân Thanh VN" để họ "truy nã, bắt chúng nó ngay!"
Trả lờiXóa