Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

VIỆT NAM CÓ THỂ SẼ MẤT CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI ĐÀN BẦU



.
Các nhà nghiên cứu lo Việt Nam mất chủ quyền với đàn bầu

VNE

Thứ bảy, 22/10/2016 | 15:54 GMT+7 

Một số chuyên gia, nghệ sĩ mong bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch nhanh chóng lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận đàn bầu là di sản văn hóa của người Việt. 

Hôm 21/10, Viện Âm nhạc Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học "Đàn bầu và vai trò của nó trong nền văn hóa Việt Nam" tại Hà Nội.


Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Bình Định (Viện trưởng Viện Âm nhạc) cho biết đến nay chưa đủ cứ liệu để nói chính xác đàn bầu có từ bao giờ nhưng có thể khẳng định đây là nhạc cụ của người Việt, ra đời ít nhất là trước thế kỷ 19. "Nếu chọn ra một cây đàn đại diện cho nhạc cụ dân tộc Việt Nam, có khả năng giới thiệu quảng bá về đất nước, con người Việt thì chắc chắn là đàn bầu”, ông Định nói.

Theo ông Định, trên thế giới có hơn mười loại đàn một dây nhưng duy nhất đàn bầu là phát ra âm thanh bồi, có thể chơi được tất cả cao độ, trình diễn các kỹ thuật rung, nhấn, đặc biệt là luyến láy, phù hợp kiểu âm nhạc có nhiều âm hoa mỹ, uyển chuyển của Việt Nam.

Theo NSND Thanh Tâm, nhiều truyền thuyết về cây đàn này có ở Việt Nam mà không tìm thấy ở bất cứ đâu trên thế giới. "Trải qua thời gian, đàn bầu đã là máu thịt của người Việt”, bà nói.

NSƯT Bùi Lệ Chi, NSND Trần Quý, nhạc sĩ Nguyễn Tiến, Thạc sĩ Nguyễn Văn Lợi... đều khẳng định đàn bầu bắt nguồn từ đời sống lao động sản xuất của người Việt, với cấu tạo và nguyên vật liệu có sẵn trong dân gian, gắn liền văn hóa của chúng ta từ cổ xưa tới nay.

Hội thảo về đàn bầu tại Hà Nội hôm 21/10.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu bày tỏ trăn trở trước thông tin học giả Trung Quốc đang cố gắng chứng minh đàn bầu có nguồn gốc từ nước này. NSND Thanh Tâm cho biết gần đây tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đã đưa đàn bầu vào dạy trong các trường phổ thông. Tại trường Đại học Dân tộc Quảng Tây còn có khoa đàn bầu.

Theo Giáo sư Trần Quang Hải, vài năm trở lại đây Trung Quốc còn tổ chức những festival dân tộc với màn biểu diễn đàn bầu có hàng trăm người chơi.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, đàn bầu mới chỉ phát triển ở Trung Quốc khoảng 20 năm gần đây. Giáo sư - Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh chỉ rõ trong những năm 1960, khi các đoàn Việt Nam sang lưu diễn tại Trung Quốc đã có rất nhiều nghệ sĩ, nhạc công nước này xin theo học đàn bầu. Năm 1967, nghệ sĩ Điền Xương của nước này đi theo đoàn Việt Nam để học từ nghệ sĩ Đức Nhuận.

Nghệ sĩ Thanh Tâm nêu quan điểm đã đến lúc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phải nhanh chóng lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận cây đàn bầu là di sản văn hóa của Việt Nam. Giáo sư - Tiến sĩ Tô Ngọc Thanh cùng quan điểm và nhấn mạnh: “Đây là chủ quyền văn hóa cần được bảo vệ, càng để lâu chúng ta càng mất chủ quyền với cây đàn bầu”.

Viện trưởng Viện Âm nhạc Nguyễn Bình Định tổng kết những việc cần làm cấp thiết: Đánh giá lại một cách khoa học toàn bộ các vấn đề lịch sử, ý nghĩa xã hội, giá trị văn hóa, chức năng nghệ thuật, kỹ thuật trình diễn; Tiến hành đưa ra tiêu chuẩn đo lường quốc gia cho đàn bầu, thống nhất trong chế tác và sử dụng đàn bầu.

Trịnh Mỹ

3 nhận xét :

  1. Kinh Tộc China - 中国 京族

    Không chỉ có Đàn bầu - Độc Huyền Cầm, người VN còn có thể mất cả Áo Dài, Trống Cơm, Khăn Xếp(Loa Kế) v.v... Bởi vì TQ vin vào sắc tộc thiểu số Kinh Tộc Quảng Tây (nhóm di dân VN) để quảng bá những thứ trên với ý đồ là của người Kinh TQ.

    Kinh Tộc China hiện có khoảng gần 30 ngàn người, nhưng vấn đề là chính phủ TQ một khi đã chủ trương nhắm vào VN thì họ thừa khả năng, sức người sức của hơn chính quyền VN gấp bội !

    Một thời gian dài người Việt phát triển văn hóa dân gian do nhà nước độc quyền. Vô hình trung, tất cả gom vào 1 mối dễ nắm. Nay, TQ cũng chủ trương gom vào 1 mối, mối của China dĩ nhiên mạnh hơi mối của VN. Ai mạnh hơn thì kẻ ấy tất thắng.

    http://www.wcxldxq.com/a/jididongtai/2016/196.html

    http://news.sina.com.cn/c/2007-07-23/170312256612s.shtml

    Trả lờiXóa
  2. Cultural herritage

    Việc UNESCO nhìn nhận di sản văn hóa - Cultural herritage của một nhóm, một quốc gia nào đó cũng chỉ có giá trị tương đối về mặt tinh thần thôi. Người VN cũng xử dụng đàn ghi ta, đàn dương cầm của Tây Phương trong mọi lĩnh vực xã hội thì chả nhẽ người TâY Ban Nha nhười Đức khiếu nại?

    Vấn đề quan trọng hơn là chính chủ nhân thừa kế di sản đó đã và đang làm gì với nó? Judo của người Nhật, cả thế giới chơi, nhưng mọi người mặc nhiên biết rằng thánh địa Judo là Kodokan Giảng Đạo Quán ở Nhật.

    Người TQ, về lý, họ cũng có quyền chơi, học, phát triển Độc Huyền Cầm theo cách của họ. Vấn đề nằm ở chổ, người Việt dùng đàn Bầu, dân trong Nam đàn Vọng Cổ 6 câu từ khuya. Dân Bắc chơi Lý Giao Duyên nhịp chẻ. Dân Trung chơi Lý 10 Thương Hò Huế. Cái nầy thì người Tàu chịu... chết. Tôi có nghe người TQ chơi đàn Bầu. Dĩ nhie6n họ chơi theo tune ... Tàu. Dân Nam Kỳ nghe cải lương từ nhỏ như tôi, nghe hơi Tàu thì thú thật ... lạt nhách !

    http://kodokanjudoinstitute.org/en/

    Trả lờiXóa
  3. Đất còn mất nữa là bầu với bí

    Trả lờiXóa