Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

Tin NÓNG: HỘI KH HÀNH CHÍNH PHẢN ĐỐI DỰ THẢO LUẬT VỀ HỘI

Quang cảnh cuộc hội thảo.

Chinh Minh

Một cuộc hội thảo đóng góp ý kiến cho dự thảo luật về hội sẽ được đưa ra Quốc hội Việt Nam vào ngày 20 /10 /2016 do Hội khoa học hành chính VUSTA chủ trì. Tới dự chủ yếu các nhà khoa học, các chuyên gia về luật, đại diện Liên hiệp các hội hội khoa học kỹ thuật Việt Nam...


Buổi hội thảo gấp gáp nhanh chóng để đưa ra một văn bản phản đối Quốc hội sẽ thông qua luật này vào ngày 20/10 tới đây.

Lý do các chuyên gia cho rằng dự thảo luật này vi hiến, vi phạm nhân quyền, tước bỏ quyền lập hội của công dân được thể hiện bản dự thảo mới 10/10 /2013 do vụ biểu tình Fomosa thay thế dự thảo ngày 16/9/2016.


Với bản dự thảo mới này các chuyên gia và các nhà nghiên cứu nói rằng "dự thảo mới này không phải là quyền lập hội của người dân mà là luật quản lý hội", không cho phép người nước ngoài liên quan và lập hội ở Việt Nam, không cho nhận tài trợ tiền từ quốc tế ...

Điều mà các nhà nghiên cứu cho rằng ban soạn thảo dự án luật này "ngu và dốt" , vi phạm quyền công dân được qui định ở điểm a, khoản 1 , điều 8 "Các trường hợp bị hạn chế quyền lập hội: Người bị kết án tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình" những người này đang trong tù và tử hình thì đâu có cơ hội để lập hội nhưng ban soạn thảo cũng đưa vào. 

Luật sư Trần Vũ Hải nói trước hội trường "bọn soạn thảo dự án luật này là phản động" cả hội trường vỗ tay. Các chuyên gia khác đều cho rằng vội vàng đưa ra bản dự thảo này là sự khủng hoảng về lãnh đạo, có nhiều nhóm quyền lực khác nhau đang giật dây và tranh chấp ( 2 tháng đưa ra 2 bản dự thảo do 2 nhóm khác nhau làm ) , có nhiều chuyên gia có uy tín nói "bọn nó đang phá hoại đất nước này , có nguy cơ sụp đổ chế độ chính trị , giống Triều Tiên , Garaphi - Libya , Husen ....."

Các nhà khoa học rất lấy làm ngạc nhiên về sự ngu dốt của giới lãnh đạo vì dự thảo này nó đi ngược với hiến pháp 2013 Việt Nam và công ước quốc tế về quyền dân sự - chính trị, không phù hợp với hội nhập quốc tế .

Nguyện vọng chung của các chuyên gia là cần phải tích cực để thay đổi thể chế chính trị hiện nay .

Mình cũng gặp nhiều tầng lớp nhân dân và tầng lớp tri thức đều có nguyện vọng chung là thay đổi chế độ chính trị hiện nay.






Tường thuật của Đào Thu:
Dao Thu

Sáng nay 14/10/2016 tại 53 Nguyễn Du đã diễn ra Hội thảo Đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật về Hội, do Trung tâm Thông tin Tổ chức Phi chính phủ và Hội Khoa học Hành chính tổ chức. Tới tham dự có nhiều chuyên gia, Luật sư, trí thức, và đại diện của Bộ Nội vụ và tạp chí Tuyên giáo. Hội thảo đã nghe Ls. Ts. Hoàng Ngọc Giao và ThS. Bùi Kim Tuyến trình bày về các điểm cần lưu ý trong Dự thảo. Sau đó là phần thảo luận, các đại biểu đã đóng góp rất nhiều ý kiến. Hội thảo bắt đầu từ 8h30 đến 11h45 mới kết thúc.

Hầu hết các ý kiến của diễn giả tại hội thảo đều nhận định:

1. Dự thảo Luật về hội đề xuất ngày 10/10/2016 không phù hợp với quy định của điều 25 Hiến pháp năm 2013.

2. Dự thảo Luật về hội lần này không phù hợp với thực tiễn hiện nay và với chính sách hội nhập quốc tế của nhà nước.

3. Dự thảo Luật về hội không quy định về nhóm các hội không đăng ký, không đưa nhóm các tổ chức xã hội vào đối tượng điều chỉnh, sẽ tạo nên nhiều khó khăn và hạn chế cho các hội, nhóm dân sự, như vậy nhà nước sẽ không quản lý bằng luật được.

4. Ngoài ra Dự thảo còn nhiều sai lầm, khiếm khuyết khi hạn chế quyền lập hội của nhiều nhóm người, ví dụ người bị kết án từ có thời hạn, vì sau khi mãn hạn tù, những người này vẫn có quyền công dân và quyền con người đầy đủ, trừ trường hợp do toà quy định.

5. Các đại biểu đều nhất trí cao trong việc kiến nghị Quốc hội cần cân nhắc, dành thêm thời gian để hoàn thiện dự thảo Luật về hội. Việc thảo luận và thông qua dự thảo Luật về hội nên để lùi lại tới kỳ họp Quốc hội năm 2017.

---------------------

Bằng việc đưa ra Dự thảo Luật về hội ngày 10/10 vừa qua, trung ương đảng, ban bí thư đã cho hàng vạn hội nhóm đang tồn tại ở Việt Nam thấy sự thụt lùi trong chính sách, sẵn sàng đi ngược lại xu thế vận động tiến bộ của thế giới văn minh, quay lại với mô hình Luật để trình diễn nghị quyết đảng như mô hình Liên Xô cũ, và là mô hình xiết chặt quản lý của Trung Quốc hiện nay.

Thậm chí hôm nay đã có hơn 2 đại biểu gọi thẳng Dự thảo Luật này là dự thảo phản động.

Nếu Dự thảo Luật về hội ngày 10/10 này được thông qua, thì Việt Nam đang bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn thách thức cơ chế pháp quyền. Và như vậy, con đường đổ vỡ sẽ là tất yếu.

7 nhận xét :

  1. Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến, nhận xét của các bác, các anh... Về những thằng, những con đang soạn dự thảo này...

    Trả lờiXóa
  2. Các nhà khoa học chân chính đã thể hiện mình là "nguyên khí quốc gia" chứ không phải là phường "giá áo túi cơm"

    Trả lờiXóa
  3. Tôi mừng khi thấy giới trí thức đã bắt đầu tỏ rõ lập trường và chính kiến của mình một cách độc lập và quyết liệt. Đất nước và người dân thấp cổ bé miệng trông chờ ở những người như quý vị tranh đấu dùm cho họ cái quyền được sống và tồn tại trong một môi trường lành mạnh cả về thể lý lẫn chính trị..

    Trả lờiXóa
  4. Hoan hô các bác đã mạnh mẽ lên tiếng chống lại sự ngu dốt và trâng tráo.

    Trả lờiXóa
  5. Tôi hoan nghênh các ý kiến đóng góp của các đại biểu có tâm huyết. Đả đến lúc trí thức không còn biết "sợ để mà sống"(Lờinhà văn Nguyễn Tuân đã từng bộc bạch sau này) về thời kỳ "Nhân văn Giai phẩm". Còn mục sư Lu thơ King{Mỹ) nói rằng là trí thức mà im lặng trước các vấn đề bức xúc nóng bỏng của xã hội thì coi như đả chết.
    Trí thức Việt nam ngày nay là một lực lượng to lớn hùng hậu mong rằng không phải vì những quyền lợi do tham nhũng tiền bạc vật chất và chức tước để có được mà im lặng trước các vấn đề thách thức của thời cuộc.Hảy cất lên những lời nói chân thành bảo vệ ủng hộ người dân theo luật pháp, dân chủ, nhân quyền mà nhà nước ta đả long trọng ký kết.

    Trả lờiXóa
  6. Trị thức và khoa học bắt kịp Xu Hướng Phát triển Của Thời đại.Hoan hô các nhà Khoa học Chân chính .

    Trả lờiXóa
  7. Phù hợp với chủ điểm này, tôi xin kể ra đây câu chuyện cách đây hơn một chục năm tại Ban nghiên cứu của Thủ tướng chính phủ(TTg).
    Ngày 22 tháng 9 năm 2004, Ban nghiên cứu của TTg thảo luận về 'Nhà nước pháp quyền và xã hội đân sự' do nhà nghiên cứu, nhà thơ Trần Việt Phương báo cáo đề dẫn nhằm tư vấn cho TTg chỉ đạo cơ quan soạn thảo 'Luật về hội'.
    Vào thời gian này lưu truyền quan điểm của siêu VIP-NVC, siêu VIP này nêu 2 vấn đề cấm kỵ là: coi 'tham nhũng là giặc nội xâm' dù là ngôn từ của cụ Hồ để đề phòng thế lực thù địch lợi dụng chống phá; và nhóm từ 'nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự' sẽ bị lợi dụng để thực hiên đa nguyên. Có lẽ do limited background của vị siêu VIP nọ. Trong hoạt động thực tiễn khi đó là ngăn cản việc ra đời của 'Luật về hội'. Cuộc sinh hoạt của Ban nghiên cứu của TTg về 'Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự' là trong bối cảnh đó. Đúng ra phải thong tin đầu đủ cuộc trao đổi này, nhưng giới hạn về khối lượng không quá một lượng từ xác định, nên chỉ đề cập đến vấn đề xã hội dân sự, không nói đến nhà nước pháp quyền dù tôi đã soạn thảo.
    Về xã hội dân sự, ý nguyên sơ ban đầu: xã hội dân sự đồng nhất với xã hội công dân bao gồm 3 nội dung: nhà nước, công dân và luật lệ. Dần biến đổi đến mức xã hội dân sự khác xã hội công dân(những thu xếp, thỏa thuận theo klhung pháp luật tạo nên thuận lợi, điều tiết chi phối...).
    Quan niệm hiện đại: xã hội dân sự khác nhà nước,khác xã hội công dân, có mấy điểm thể hiện quan niệm này: Hội và hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ-có nước như Thụy Điển có đến hàng trăm nghìn hội; thông tin đại chúng(quyền lực thứ tư); các quan hệ xuyên cá nhân; cá nhân từng người, đời sống riên tư của từng người được đề cao.
    Bây giờ nói vắn tắt về quan hệ giữa nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự. Có mấy lý do hay nguyên nhân cần xã hội dân sự: 3 lý do chính trị là: quyền tự do lập hội, tự do ngôn luận; tăng cường tính đa nguyên của hệ thống chính trị xã hội; bảo đảm ổn định xã hội, giảm căng thẳng, đảm bảo xã hội đồng thuận- đông tâm dị cách, cầu đồng tồn dị. 3 lý do kinh tế: nâng cao hiệu quả của hệ thống(nó làm thì tốt hơn); bổ sung cho chỗ thiếu của kinh tế thị trường, đặc biệt là dịch vụ công- dù bàn tay vô hình len lỏi đến tận hang cũng ngõ hẻm của đời sống công dân; và nó là một nguồn lực ủng hộ và phát triển thông qua xã hội hóa nhiều hoạt động dịch vụ.
    Luật của nhà nước về xã hội dân sự, về hội như đang bàn ở đây gặp rất nhiều cản trở từ nhận thức đến thái độ và hành xử, nên ở đây tôi chỉ đề cập đến các vấn đề nhận thức chung với những thí dụ viện dẫn từ các phương trời xa. Dù sự hiểu biết hạn hẹp, đã từng chịu trách nhiệm trong việc xin thành lập Hội Thống kê Việt Nam cũng muốn được các bạn chia sẻ vài điều: Hội là tổ chức của những người cùng chí hướng, thậm chí cùng sở thích, thành lập, đăng ký xin phép phải rất đơn giản, điều lệ là để được độc lập tự chủ; đối xủ công bằng giữa các tổ chức phi chính phủ, không phân biệt hội có tính chất chính trị, hội nghề nghiệp; nhà nước thực hiện việc kiểm tra, các hội có trách nhiệm báo cáo; cũng cần định rõ cơ quan nào lo toan quản lý hướng dẫn đảm bảo quyền lợi.
    Thiết nghĩ, hệ thống các hội là một kênh tốt và nhanh chóng thể hiện tiếng nói của nhân dân và nó trở thành nền tảng của hệ thống chính trị; là lực lượng ngày càng quan trọng giám sát thực thi chính sách; tác nhân phản biện xã hội có thế lực của hệ thống chính trị; nguồn lực tinh thần, trí tuệ, vật chất đảm bảo nhiều hoạt động xã hội, thực hiện xã hội hóa, ai cũng có cơ hội bộc lộ tài năng, đóng góp và được đánh giá đúng làm cho xã hội phát triển hài hòa. Như thế 'hiền tài là nguyên khí quốc gia' chứ không phải là 'khí thải quốc gia' như ai đó đã từng tự thán.

    Trả lờiXóa