Ba Sàm
Đôi lời: Phóng viên Hồng Nga của đài BBC cho biết trên Twitter, rằng 3 tàu chiến của Trung Quốc ghé thăm cảng Cam Ranh thuộc hạm đội Đông Hải, hạm đội đã từng tham gia vào thảm sát Gạc Ma năm 1988.
Thông tin trong bài viết đăng trên BBC cũng có nói đến sự kiện này: “Điều đáng chú ý, hạm đội Đông Hải không phải hạm đội chuyên trách Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải) trong hải quân Trung Quốc mà chủ yếu hoạt động trong vùng biển tiếp giáp Nhật Bản và Đài Loan. Tuy nhiên hạm đội này trong những năm 1980 đã hỗ trợ hạm đội Nam Hải chiến đấu với hải quân Việt Nam tại khu vực Trường Sa“.
Những lãnh đạo đảng và nhà nước chào đón 3 chiếc tàu chiến này đến cảng Cam Ranh, sẽ phải trả lời thế nào đối với 64 oan hồn của các chiến sĩ đã từng bị những tên lính Trung Quốc trên những chiếc tàu kia giết chết trong trận Gạc Ma?
_____
BBC
Ba tàu chiến Trung Quốc sẽ cập cảng Cam Ranh
19-10-2016
Trước đó, cả ba tàu hải quân số 529, 531 và 890 đã thăm Myanmar, Malaysia và Campuchia trên đường về nước trong chuyến hải hành bốn tháng ở Vịnh Aden, châu Phi.
Các tàu này đã vào thăm cảng Sihanoukville hôm Chủ Nhật 16/10/2016 và ở lại thêm bốn ngày.
Còn khi đến Việt Nam, báo điện tử VnExpress dẫn nguồn Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa cho hay chuyến thăm của các tàu Trung Quốc diễn ra từ 22/10-26/10.
Điều đáng chú ý, hạm đội Đông Hải không phải hạm đội chuyên trách Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải) trong hải quân Trung Quốc mà chủ yếu hoạt động trong vùng biển tiếp giáp Nhật Bản và Đài Loan.
Tuy nhiên hạm đội này trong những năm 1980 đã hỗ trợ hạm đội Nam Hải chiến đấu với hải quân Việt Nam tại khu vực Trường Sa.
Tàu chiến thuộc hạm đội Đông Hải, Trung Quốc. Ảnh: Hải quân TQ
VnExpress dẫn nguồn Sở Ngoại vụ Khánh Hòa nói đây là chuyến thăm đầu tiên của Hải quân Trung Quốc vào cảng Cam Ranh.
Theo thông lệ, chỉ huy và thủy thủ đoàn sẽ có tiếp xúc xã giao với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, Vùng 4 Hải quân và thăm tàu hải quân Việt Nam cũng như tham gia hoạt động giao lưu thể thao với các chiến sỹ Việt Nam và tham quan Nha Trang.
Hồi đầu tháng, hai tàu khu trục hạm USS John S. McCaine và tàu tiếp liệu USS Frank Cable của Hải quân Hoa Kỳ cũng đã tới Cam Ranh.
Trước đó, tàu Nhật Bản, Nga và Pháp cũng từng thăm cảng chiến lược miền Trung này.
Tuần trước, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định Việt Nam sẽ không bao giờ cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự ở trong lãnh thổ Việt Nam, kể cả cảng Cam Ranh.
____
VOA
Tàu chiến Trung Quốc vào Cam Ranh
An Tôn
19-10-2016
.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain cập cảng Cam Ranh.
Ảnh: Consul General Mary Tarnowka
Ảnh: Consul General Mary Tarnowka
3 chiến hạm của Trung Quốc, với gần 800 sĩ quan và thủy thủ, sẽ tới cảng chiến lược của Việt Nam, ít lâu sau khi tàu chiến Hoa Kỳ rời đi.
Hai chiến hạm hộ vệ tên lửa cùng tàu hộ tống của hải quân quốc gia láng giềng phương bắc sẽ cập cảng quốc tế Cam Ranh trong 4 ngày, từ ngày 22 đến 26/10, và sẽ “giao lưu với hải quân Việt Nam”.
Báo điện tử VnExpress dẫn Sở Ngoại vụ Khánh Hòa cho biết rằng đây là lần đầu tiên tàu hải quân Trung Quốc tới cảng quốc tế nằm trong vùng biển chiến lược hướng ra biển Đông của Việt Nam.
Nhận định với VOA Việt Ngữ, chuyên gia về quan hệ Việt – Trung, ông Dương Danh Di, nói rằng “không phải vô cớ” mà Trung Quốc thực hiện chuyến thăm như vậy.
Ông nói thêm:
“Giữa Việt Nam và Trung Quốc bây giờ, động tác gì cũng có chuyện cả. Không ai tự dưng làm cái chuyện đó cả đâu. Lợi cho họ thì họ làm, muốn tuyên truyền cho thế giới thì họ làm, tác động vào nội bộ của Việt Nam thì tác động. Cái chính là chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với cái đó như thế nào. Họ định làm để ra vẻ để lừa gạt, dụ dỗ Việt Nam, nhưng nhân dân Việt Nam trưởng thành rồi. Họ không làm được chuyện đó đâu. Trung Quốc bây giờ đều có ý đồ với Việt Nam cả, chứ không phải tự dưng họ làm điều tốt với Việt Nam đâu”.
Cựu quan chức ngoại giao của Việt Nam còn nói thêm rằng Bắc Kinh có thể “chủ động” đưa tàu chiến vào Cam Ranh để “làm dịu” quan hệ với Hà Nội.
Tin cho hay, đội tàu chiến của Trung Quốc thăm Việt Nam với 750 sĩ quan và thủy thủ đoàn trên khoang, và do Tham mưu trưởng hạm đội Đông Hải dẫn đầu.
Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế ở Hà Nội, nhận định với VOA Việt Ngữ rằng chuyến cập cảng này “bình thường hóa quan hệ Việt – Trung, và quốc tế hóa Cam Ranh”.
Ông nói thêm:
“[Tàu] Mỹ, Pháp và Nhật Bản vừa đi thăm thì như thế Trung Quốc đi cũng hợp lý. Nó làm tăng cái tính bình thường hóa các hoạt động tại các quân cảng, đặc biệt là Cam Ranh của Việt Nam. Điều này không có nghĩa rằng là Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng đặc biệt gì lớn đối với Việt Nam. Nhưng mà việc mời Trung Quốc đi thăm cái đấy cũng là một dấu hiệu tốt là họ cũng muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam”.
3 chiến hạng của Trung Quốc cập cảng Cam Ranh hai tuần sau khi hai chiếm hạm của Hoa Kỳ là tàu tiếp liệu tàu ngầm USS Frank Cable và tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain rời đi.
Hai tàu chiến Mỹ lần đầu tiên trở lại cảng chiến lược của Việt Nam trong nhiều thập kỷ, sau khi tham gia một sự kiện giao lưu hải quan thường niên Việt – Mỹ ở Đà Nẵng.
Về việc Việt Nam mở cửa Cam Ranh cho nhiều quốc gia, giáo sư Ngô Vĩnh Long từ Đại học Maine ở Hoa Kỳ, nói với An Tôn của VOA Việt Ngữ:
“Việt Nam đã nói nhiều lần rằng cảng Cam Ranh để mở ra cho mọi nước. Tôi thấy đây là chính sách rất là tốt bởi vì nếu những nước mà họ đang có những cạnh tranh mà họ đi ra đi vào, gần với nhau thì tôi nghĩ đó cũng là một vấn đề giữ cho an ninh trong khu vực. Việc cho tàu Mỹ, tàu Trung Quốc là việc tốt thôi vì họ ra vào, khỏi đụng chạm nhau trên biển cả”.
Mới đây, trong một cuộc họp báo thường kỳ, trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc Nga cân nhắc quay trở lại cảng Cam Ranh, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhắc lại “lập trường nhất quán của Việt Nam là không liên minh quân sự, không liên minh với nước nào để chống lại nước thứ 3 và cũng không cho nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam”.
Hồi tháng Ba, hải quân trong nước khánh thành cảng quốc tế Cam Ranh với số vốn đầu tư 2 nghìn tỷ đồng. Báo chí trong nước khi đó dẫn lời các quan chức nói rằng cảng này “phục vụ cả mục đích quân sự lẫn dân sự”, “vừa phát triển kinh tế, và vừa tăng cường quan hệ với các lực lượng hải quân quốc tế”.
Ngoài ra, quan chức trong nước được trích lời nói rằng nó sẽ “góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực; bảo đảm đồng bộ cho các tàu hoạt động, góp phần xây dựng khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định”.
ko hoan nghênh trung cộng...
Trả lờiXóaKhông có lòng tự hào dân tộc. Bản thân không có lòng tự trọng lại mang tâm lý sợ hãi thì phải dựa dẫm là điều dễ thấy!
Trả lờiXóaPhản đối việc nhà cầm quyền Việt Nam cho phép bọn cướp nước cướp biển,cướp đảo vào lãnh thổ đất nước một cách hợp pháp
Trả lờiXóaPhản đối ! Hãy trả lại các đảo bọn mày đã chiếm của VN.
Trả lờiXóaNó rước bố nó vào nhà đấy !
Trả lờiXóaYết Kiêu và Dã Tượng, các vị đang ở đâu?
Trả lờiXóa