Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

TẬP ĐOÀN MAI LINH ĐÃ QUA MẶT CƠ QUAN QUẢN LÝ NN RA SAO?


Tập đoàn Mai Linh đã qua mặt cơ quan quản lý Nhà nước thế nào?

Gia đình & Pháp luật
08:30 26/10/2016

Theo số liệu từ công ty kiểm toán, tính đến cuối tháng 12/2015, Tập đoàn Mai Linh (MLG) đã âm 911 tỷ đồng và tiếp tục lỗ lớn vì toàn bộ dòng tiền vay nợ của MLG hiện nay chỉ là nợ ngắn hạn...

Do đó, áp lực trả nợ sẽ khiến mọi thuyết trình hoặc viễn cảnh kế hoạch kinh doanh của Ban Tổng giám đốc MLG đã bị kiểm toán Deloitte ngao ngán kết luận rằng “nghi ngờ” bởi không thể tin nổi nó là sự thật?!


Những viễn cảnh mơ hồ

Thời gian gần đây, ông Hồ Huy với tư cách là người đứng đầu Công ty cổ phần Mai Linh Miền Bắc (MLMB) đã chỉ đạo Bộ phận tài chính liên tục “chạy vạy” khắp nơi để vay vốn, huy động vốn và vẽ ra viễn cảnh “mơ hồ” rằng MLMB sẽ phát triển nếu tiếp tục được vay vốn “lưu động” với lãi suất cao để rút vốn “cứu” MLG. Tuy nhiên, hầu hết các Ngân hàng đã cảnh giác và dè dặt với động thái này của MLMB, điển hình là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã buộc phải ra văn bản cảnh báo toàn bộ hệ thống để đảm bảo an toàn khi MLG đã bị Kiểm toán Deloitte cảnh báo kết luận không an toàn.

Trao đổi với PV, một cổ đông lớn của MLMB bày tỏ, Chủ tịch HĐQT của MLG-ông Hồ Huy đã gửi văn bản số 52/HĐQT-CV ngày 17/9/2016 đưa ra các nội dung hoàn toàn không chính xác cho các ngân hàng. Trước khi tha thiết đề nghị các ngân hàng cho MLMB vay vốn, ông Hồ Huy đã tuyên bố MLG có khả năng để trả nợ cho MLMB từ nguồn thu tiền thương hiệu từ các công ty, trong đó có MLMB. Nhưng đến nay, MLMB có quyền đòi nợ MLG lên đến hơn 600 tỷ đồng, vượt cả vốn điều lệ của MLMB (theo nội dung đăng ký kinh doanh mới nhất của MLMB vào 6/4/2007, thì vốn điều lệ của công ty này là hơn 486 tỷ đồng). Tuy nhiên, MLG vẫn chưa hề có động thái trả nợ MLMB.
.


“Như vậy, MLMB cần gì phải vay nợ các ngân hàng khi chỉ cần đi đòi vốn từ MLG là được rồi. Trong sự việc này, rõ ràng ông Hồ Huy đã không trung thực với hơn 1.700 cổ đông của MLMB. Ông Huy không phân định rạch ròi giữa quyền lợi của MLMB và MLG. Việc đi kêu gọi các ngân hàng cho MLMB vay vốn chứng minh động cơ của ông Hồ Huy là huy động vốn với mục tiêu cuối cùng là điều chuyển vốn trái quy định về MLG. Bởi lẽ, MLG không còn khả năng huy động vốn nữa. Đã có rất nhiều cổ đông làm đơn gửi các ngân hàng cảnh báo rủi ro về việc ông Hồ Huy chạy vạy vay vốn. Chúng tôi và nhiều cổ đông khác đứng ngồi không yên ....”, vị cổ đông này phân tích.

Việc ông Hồ Huy tự vẽ bức tranh hão huyền về viễn cảnh “màu hồng” có lẽ không có gì lạ nhưng MLG là một công ty đại chúng lớn, với bộ máy quản lý hùng hậu (riêng Ban tổng giám đốc của MLG trong năm 2015 hưởng các khoản thu nhập hơn 10 tỷ đồng) đã ở đâu khi người đại diện MLG tuyên bố MLG tiếp tục có quyền thu phí thương hiệu của MLMB khi chính MLG ký thỏa thuận góp vốn bằng thương hiệu và xuất hóa đơn để đối trừ nghĩa vụ góp vốn (như đã nêu ở trên – PV)? Không hiểu “vở tuồng” đang thống nhất “thu phí thương hiệu” của gần 5.000 xe của MLMB với mức phí 12.000.000 đồng/xe/năm để tính lại việc thu phí từ năm 2007 đến nay (khoảng 10 năm) sẽ khoảng 500 tỷ tiếp diễn thế nào?

Các chuyên gia kinh tế chỉ ra, từ 2010, MLG luôn bết bát, giá trị thương hiệu bị tổn thất rất nhiều do phải đối mặt với nguy cơ phá sản thường trực do thua lỗ triền miên vì quản trị yếu kém và đầu tư ngoài ngành. Tuy nhiên, dựa vào đâu mà MLG và ông Hồ Huy lại có thể “tự” đánh giá cái giá trị thương hiệu của họ để áp đặt thu 12 triệu đồng/xe/năm của toàn bộ xe taxi của MLMB? Và cũng không hiểu “bấu víu” vào đâu mà ông Hồ Huy tự hào tuyên bố với các ngân hàng rằng MLG sẽ xoá sạch nợ đã chiếm dụng từ thu hộ thẻ MCC của MLMB trong nhiều năm qua?

Một cổ đông bức xúc đặt câu hỏi: “Liệu Bộ KH&ĐT, Sở KH&ĐT Hà Nội, UBCK Nhà nước có vào cuộc thanh tra việc góp vốn bằng cái gọi là giá trị thương hiệu của MLG tại MLMB, trong khi hàng ngàn cổ đông của công ty đang lo lắng như ngồi trên đống lửa?”.

Cơ quan chức năng nói gì?

Trong quá trình thực hiện bài viết, PV cũng tìm hiểu về việc định giá thương hiệu như thế nào. Thương hiệu được định giá bằng cách xác định thu nhập trong tương lai có thể kiếm được nhờ thương hiệu, sau đó quy số tiền này về giá trị hiện tại bằng cách sử dụng lãi suất chiết khấu (lãi suất chiết khấu phản ánh mức độ rủi ro của số tiền lãi trong tương lai). Phương pháp “kinh tế” do Interbrand đề ra năm 1988 và đã trở thành hệ phương pháp được thừa nhận rộng rãi nhất, được áp dụng ở hơn 3.500 cuộc định giá trên toàn thế giới. Phương pháp này dựa trên những nguyên tắc cơ bản của marketing và tài chính.

Ở khía cạnh marketing, người ta quan tâm đến khả năng tạo ra lợi nhuận của thương hiệu đối với các hoạt động kinh doanh. Đầu tiên thương hiệu giúp khơi dậy nhu cầu cần mua ở người tiêu dùng – người tiêu dùng ở đây có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp, tập đoàn. Nhu cầu của người tiêu dùng thể hiện thông qua doanh thu dựa trên số lượng mua, giá cả và mức độ thường xuyên. Thứ hai, thương hiệu thu hút được lòng trung thành của người tiêu dùng trong dài hạn.
.


Ở khía cạnh tài chính, giá trị thương hiệu chính là giá trị quy về hiện tại của thu nhập mong đợi trong tương lai có được nhờ thương hiệu.

Liên quan đến việc lập lờ trong việc góp vốn bằng “thương hiệu”, PV đã liên hệ với ông Lê Tuấn Linh- Phó Chánh văn phòng Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội và nhận được câu trả lời: “Chúng tôi tiếp nhận công văn của Báo và sẽ giao Phòng Đăng ký Kinh doanh số 2 trích xuất hồ sơ, cung cấp thông tin chính xác đến quý Báo”.

Cũng theo ông Linh, về nguyên tắc khi góp vốn liên doanh liên kết bằng thương hiệu hay tiền mặt thì các bên tự thỏa thuận và phải chịu trách nhiệm thực hiện đúng theo cam kết.

Trao đổi với PV, đại diện Phòng Đăng ký kinh doanh số 2 cho hay, đầu tuần tới sẽ cung cấp hồ sơ đầy đủ về hồ sơ vốn góp, đăng ký kinh doanh của công ty CP Mai Linh Miền Bắc (MLMB) để đưa ra thông tin chính xác nhất và giải đáp những thắc mắc về việc có hay không sự lập lờ góp vốn bằng “thương hiệu” hay tiền mặt.

Một chuyên gia kinh tế, thạc sỹ luật cho hay, việc sử dụng ‘thương hiệu” như là một sự “bảo lãnh” cho các công ty dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, tăng thêm giá trị cho doanh nghiệp và có mối quan hệ để nhận được những đơn hàng từ những tên tuổi này.

Tuy nhiên, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và công văn số 21414 do Bộ Tài chính ban hành năm 2005, thương hiệu được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp thì không được ghi nhận là tài sản cố định vô hình vì ba lý do. Thứ nhất loại thương hiệu này không phải là nguồn lực có thể xác định được; thứ hai, loại thương hiệu này không được đánh giá một cách đáng tin cậy và thứ ba, doanh nghiệp không thể kiểm soát được loại thương hiệu này.

Đồng thời, hiện nay cơ chế tài chính của Nhà nước chưa quy định về giá trị quyền sử dụng thương hiệu. Thông tư số 203 ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định cũng chưa quy định thương hiệu là tài sản cố định vô hình nên cũng chưa có cơ sở hạch toán. Vì vậy, trong khi Nhà nước chưa hướng dẫn cơ chế tài chính, các công ty không được phép sử dụng thương hiệu để góp vốn.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc. 
Nhóm Phóng Viên/ĐS&P

14 nhận xét :

  1. Cháu tôi làm trong này, nói có một đứa con gái của Hồ Huy ăn chơi, phá dữ lắm.

    Trả lờiXóa
  2. Mai Linh không chết thì dân Việt chết. Vậy tập đoàn này hãy chết đi

    Trả lờiXóa
  3. Chết sống là việc của nó,còn chúng ta hãy tẩy chay mạnh mẽ các dịch vụ của nó làm cho nó mau đến ngày xuống hố.Đểu với dân là một tội ác không tha thứ được

    Trả lờiXóa
  4. Hãy cho Mai Linh chết toàn tập , làm gương cho kẻ khác !

    Trả lờiXóa
  5. Thương hiêu "TAXI MAI LINH" sống nay chết mai, không biết còn tồn tại được bao lâu mà giám đem thương hiệu MAI LIN ra để làm tài sản đảm bảo cho vay vốn Ngân Hàng?...
    Đúng là Ảo tưởng...

    Trả lờiXóa
  6. Cả nhà tôi khi cần đi taxi thì không bao giờ đi taxi Mai linh hay Dầu khí , vì cước của 2 hang này đều đắt hơn các hang xe khác .

    Trả lờiXóa
  7. Hồ Huy và MLG đang xuống dốc không phanh . Làm ăn kiểu XHCN như Họ Huy thì đúng đây là lúc nó đang hấp hối . Có gì bền vững bên trong những tập đoàn kiểu này đâu ? Trước đây MLG là chỗ rửa tiền cho bọn tham nhũng , này thì bọn này có chỗ khác rồi, Ho Huy bị chúng gạt ra rìa ! Chờ chết chứ còn gì nữa ! Hồ Huy sắp cao bay xa chạy !

    Trả lờiXóa
  8. Đả đảo Mai Linh,một tập đoàn tài chính man rợ !

    Trả lờiXóa
  9. Tẩy chay Mai Linh !

    Trả lờiXóa
  10. Kính gửi các tổ chức XHDS và các nhà trí thức yêu nước : không riêng gì việc tẩy chay Mai Linh mà cả các hoạt động khác nữa, hễ triển khai thì phải làm đến kết quả cuối cùng.

    Trả lờiXóa
  11. Sắp sập tiệm đến nơi rồi Huy ơi! Mi đang vùng vẫy để thoát nợ, nhưng thoát sau đặng. Lại thêm cái nạn mấy ngày hôm nay nhiefu khách hàng tẩy chay không đi xe Mai Linh. Tham gia xịt thuốc thơm cho Formosa thì chính mình đang bốc mùi hôi thối. Hết thời "lên voi" rồi Huy ơi! Mi đang thời kỳ xuống chó rồi.

    Trả lờiXóa
  12. mọi người hãy tẩy chay mai linh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đề nghị bà con Việt Kiều về VN thăm thân nhân hãy tẩy chay hảng xe Taxi Mai Linh vì đã tiếp tay với công an đàn áp người dân khiếu kiện Formosa

      Xóa
  13. Trong mắt tôi bây giờ, hãng xe Mai Linh đã chết sình lên rồi, không ăn được đồng tiền nào của gia đình tôi nữa đâu.

    Trả lờiXóa